Gan lợn có thể chế biến thành các món ăn ngon vì trong thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt (trong 100g gan lợn có 25mg sắt). Đây là nguyên liệu tạo ra huyết sắc tố có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trong quá trình chế biến gan lợn để đảm bảo giữ được tính dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Nhiều người có thói quen xào nấu gan lợn với rau củ quả, đặc biệt như các món gan lợn xào giá đỗ, gan lợn sốt cà chua... Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là cách kết hợp sai lầm cần tránh.
Rau cần, giá đỗ, cà chua, ớt xào, đậu non có chứa một lượng vitamin C nhất định. Vitamin C trong dung dịch trung tính và tính kiềm rất không ổn định, đặc biệt là khi có các ion kim loại nặng vi lượng như đồng, sắt thì lại càng dễ bị oxy hóa phân giải, cho dù là ion đồng cực nhỏ đi nữa cũng có thể làm cho vitamin C oxy hóa với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần và giá đỗ gần như không còn chất dinh dưỡng. Trong gan lợn hàm lượng nguyên tố đồng và sắt rất lớn, trong mỗi 100 g gan lợn có chứa 2,5 mg đồng, 25 mg sắt, nó có thể làm cho vitamin C oxy hóa thành hydroascorbic acid, làm mất đi công năng vốn có của nó, báo Người lao động ghi nhận,
Gan lợn cũng không nên xào nấu với hoa súp lơ, vì trong hoa súp lơ có chứa lượng lớn vitamin C và cellulose, gốc còn lại của chất glycuronic acid trong chất cellulose kết hợp với những nguyên tố vi lượng sắt, đồng và kẽm trong gan lợn, hình thành chất chelate làm hạ thấp sự hấp thu của cơ thể đối với những nguyên tố vi lượng này.
Vì vậy, gan động vật nói chung, đặc biệt là gan lợn không nên xào cùng, nấu lẫn với các loại rau quả củ giàu vitamin C và giàu cellulosenhư cà chua, giá đỗ, ớt xào, các quả đậu non Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, theo Zing News.