Đau xót kết cục bi thương của thái sư Lê Văn Thịnh

Sau hàng thế kỷ, kết cục bi thương mà thái sư Lê Văn Thịnh phải đón nhận vẫn khiến hậu thế đau xót.

Đau xót kết cục bi thương của thái sư Lê Văn Thịnh
Sau khi Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long năm 1010, việc xây dựng triều chính phải làm từ đầu, nền giáo dục nước nhà cũng từng bước hình thành.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cho tổ chức khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta, gọi là "Minh kinh bác học và Nho học tam trường". Tại kỳ thi này, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh. Ông trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta.
Theo bản thần tích lưu tại đền thờ tại quê hương ông ở xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, thái sư Lê Văn Thịnh sinh ngày 11 tháng Chạp năm Canh Dần (1050). Từ nhỏ, ông nổi tiếng hiếu học.
Đỗ đầu kỳ thi, ông được vào hầu vua học, sau đó thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ binh vào năm Bính Thìn (1076). Ông cũng là người có công cùng Lý Thường Kiệt tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1077 thắng lợi.
Lưỡng quốc trạng nguyên và câu đố chết người
Chiến thắng quân xâm lược, ông được cử dẫn đầu phái bộ nhà Lý tranh biện với nhà Tống về chủ quyền biên giới Đại Việt. Bằng lý lẽ sắc bén, kiên quyết, đanh thép của mình, Lê Văn Thịnh buộc nhà Tống phải trả lại 6 huyện, 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ chiếm trước đây và cho thông sứ như cũ.
Với công lao to lớn đó, ông được phong thái sư, đứng đầu hàng quan lại triều Lý vào năm 1085. Lê Văn Thịnh đem hết tài năng, trí tuệ của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng, đổi mới triều đại và canh tân đất nước.
Dau xot ket cuc bi thuong cua thai su Le Van Thinh
 Bức tượng rồng bằng đá tự cắn chân, xé mình - thể hiện nỗi đau của thái sư Lê Văn Thịnh - ở đền thờ Lê Văn Thịnh (xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) . Ảnh: Báo Bắc Ninh.
Nhưng khi đang ở đỉnh cao quyền lực, thái sư Lê Văn Thịnh rơi vào tấn bi kịch đau đớn với vụ án "hóa hổ" ở hồ Dâm Đàm đầy oan nghiệp, dẫn đến kết cục bi thảm năm Ất Hợi (1096).
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn như sau: “Bấy giờ, vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: 'Việc nguy rồi!'.
Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là thái sư Lê Văn Thịnh. Ông bị bắt và định tội. Vua nghĩ ông là đại thần có công lớn, lại là thầy vua nên không nỡ giết.
Ông bị tước hết quan chức, bị đày ở Thao Giang (thuộc Tam Nông, Phú Thọ ngày nay). Trước kia, trong nhà Lê Văn Thịnh có tên đầy tớ là người Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc ngày nay) giỏi làm ảo thuật, Lê Văn Thịnh học được phép của nó và đến đây thì làm phản".
Theo lưu truyền, sau khi mãn hạn đi đày, ông tìm về quê hương. Đến chợ Điềng, xã Đình Tổ (Thuận Thành, Bắc Ninh), ông dừng chân nghỉ và mất tại đây.
Người dân địa phương mến phục công lao to lớn của ông với đất nước nên đã chôn cất và sau đó tôn ông làm thành hoàng làng. Đến thời Lê sơ, vua Lê Thái Tổ và các vị vua thời Lê Trung hưng đã gia phong và khẳng định công lao của thái sư qua các sắc phong, bi ký ở đền thờ nơi quê hương ông.
Đến nay, sau hàng thế kỷ, nhiều tài liệu lịch sử chứng minh sự hàm oan của Lê Văn Thịnh và hậu thế vẫn đang tìm cách chứng minh sự trong sạch cho ông.
Phần lớn ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn tới kết cục bi thảm của Lê Văn Thịnh là sự xung đột giữa Phật giáo với những cải cách tiến bộ theo tinh thần Nho giáo của ông.
Lê Văn Thịnh gặp sự chống đối, ganh ghét là điều khó tránh khỏi và cuối cùng đã bị loại khỏi vũ đài chính trị một cách oan uổng.
Ngày 25/12/2015, tại lễ kỷ niệm 940 năm thái sư Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi Minh kinh bác học, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp Hội sử học Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Thân thế, sự nghiệp thái sư Lê Văn Thịnh”.
Tại hội thảo này, các nhà nghiên cứu, khoa học đã công bố 18 bài viết, và đều nhận định: Thái sư Lê Văn Thịnh có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc, là nhà ngoại giao xuất chúng, danh nhân văn hóa kiệt xuất và có tài kinh bang tế thế, một nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa đất nước phát triển cường thịnh.

Hôm nay, Thủ tướng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội

Nội dung chất vấn Thủ tướng chủ yếu tập trung vào những vấn đề “nóng” như tham nhũng, lãng phí, chủ quyền biển đảo, hàng giả hàng nhái, TPP…

Hôm nay, Thủ tướng sẽ đăng đàn trả lời chất vấn Quốc hội
Nội dung chất vấn Thủ tướng chủ yếu tập trung vào những vấn đề “nóng” như tham nhũng, lãng phí, chủ quyền biển đảo, hàng giả hàng nhái, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)…

Tăng thời gian chất vấn kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV

(Kiến Thức) - Kỳ họp thứ 3 Quốc hội Khóa XIV diễn ra từ 22/5-21/6, tăng thời gian chất vấn lên 3 ngày và không bố trí thời gian làm việc vào thứ 7.

Tăng thời gian chất vấn kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV
Sáng nay (17/5), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá XIV.

Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Quốc hội

(Kiến Thức) - Thực hiện chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3, QH khóa XIV, từ ngày 13/6 đến ngày 15/6/2017, Quốc hội sẽ tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Thủ tướng cùng 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn Quốc hội
Thông tin từ Văn phòng Quốc hội, từ ngày 13/6 đến ngày 15/6/2017, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV sẽ tiến hành phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn. Bốn Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Văn hoá -Thể thao và Du lịch sẽ đăng đàn trả lời chất vấn. Cuối phiên chất vấn Thủ tướng sẽ phát biểu một số nội dụng và trực tiếp trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm của Thủ tướng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới