Đau thắt ruột chuyện con dâu 2 lần bị sảy thai vì mẹ chồng

Cả hai lần mình bị dây chằng thấp, bác sĩ đã khuyến cáo đi lại thật nhẹ nhàng và ít vận động mới có khả năng giữ được. Dù khi siêu âm thai về, mình đều thông báo với cả nhà nhưng cả nhà chồng cũng chẳng ai ý kiến.

Đau thắt ruột chuyện con dâu 2 lần bị sảy thai vì mẹ chồng

Thời gian gần đây, thấy nhiều chị em và anh em tâm sự về chuyện vô sinh, hiếm muộn và sảy thai mà mình buồn lắm. Cũng là một người mẹ, mình mong tất cả những vợ chồng có con yêu chưa về thì may mắn sớm có con. Mong cho những ai hay bị sảy thai như mình cũng sẽ mang bầu khỏe mạnh cho đến ngày mẹ tròn con vuông.

Dau that ruot chuyen con dau 2 lan bi say thai vi me chong

Ảnh minh họa

Mình về nhà chồng tính đến nay đã gần 2 năm. Hai năm với 2 lần mình may mắn thụ thai thế nhưng kết cục đều không giữ được em bé ở tháng thứ 3-4. Chuyện là nhà chồng mình có 6-7 người lớn sống chung dưới một mái nhà, nhưng tục lệ ở nhà mình là, làm dâu thì phải hầu hạ nhà chồng từ A-Z.

Nhiều lần, không chịu được sự bất công này, mình đã đề nghị với chồng ra ngoài thuê nhà ở riêng. Thế nhưng chồng mình còn chưa nghe. Anh nói rằng, khi còn son thì ở cùng bố mẹ đỡ đần ông bà chút. Khi nào đã có con cái thì riêng nhà riêng cửa, lúc ấy không ai trách cứ được. Vì thế chuyện ở riêng để từ từ mai tính.

Song chính vì cái khái niệm để từ từ mai tính của anh mà dẫn tới hậu quả mình đã bị sảy thai 2 lần. Nói mọi người không tin và cho rằng mình đổ vấy cho mẹ chồng mọi hậu quả. Nhưng thật sự, vì bị mẹ hành hạ làm nặng nhọc lại phải luôn chân luôn tay không được nghỉ ngơi mỗi khi đi làm về đã khiến mình ra nông nỗi đó.

Cứ 8h đi làm ở công ty không sao. Đây là quãng thời gian mình được yên thân cống hiến cho công việc nhất. Nhưng hễ cứ về đến nhà, dù bụng mang dạ chửa, dù mình ốm hay đau thì về nhà vẫn cứ ngần ấy việc cho tới khi đi ngủ đã gần 12h đêm. Ngày nào mình cũng dậy từ 5h sáng quét nhà quét sân, chuẩn bị cơm canh tươm tất cho cả nhà dậy ăn đi làm. Tối về thì lau nhà, cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ.

Trong khi mình mang bầu có khỏe gì cho cam. Cả hai lần mình bị dây chằng thấp, bác sĩ đã khuyến cáo đi lại thật nhẹ nhàng và ít vận động mới có khả năng giữ được. Dù khi siêu âm thai về, mình đều thông báo với cả nhà nhưng cả nhà chồng cũng chẳng ai ý kiến. Mẹ chồng còn xuề xòa rằng: “Gớm, các bác sĩ lúc nào cũng nói quá lên. Mà con cũng chỉ làm mấy việc nhà, có làm gì nặng nhọc đâu mà lo”.

Kết quả, mình vẫn cứ chạy theo mọi việc dù rằng rất mệt mỏi. Cho tới một ngày, mang bầu đến tháng thứ 3 thì cô phát hiện thai bị chết lưu. Còn lần mang thai thứ 2 thì thai vừa được 8 tuần, cô đã bị ra máu và sảy.

Cả nhà ngoại nhà mình ai cũng thương con gái song chẳng biết phải nói với thông gia thế nào. Vì thế, bà ngoại chỉ biết xin phép đón con gái sang chơi 1 tháng để bà tẩm bổ và tạo điều kiện cho mình dưỡng sức và nghỉ ngơi. Tuy nhiên sau đó, mình vẫn phải về lại nhà chồng.

Khi đưa mình về lại nhà chồng, mẹ mình có ngồi thủ thỉ với thông gia rằng, đưa mình đi khám, bác sĩ dặn nếu lần sau có bầu mà để tình trạng sảy thai tương tự xảy ra thì sẽ rất khó để tiếp tục có thai lần tiếp theo. Vì thế, khi con có bầu, cả nhà nên tạo điều kiện cho con nghỉ ngơi hợp lý.

Nghe bà thông gia nói như vậy, mẹ chồng mình tức giận lắm. Mẹ chồng mình nói rằng, ngày xưa, thời của bà khi mang bầu cũng không chỉ có 3 bữa cơm đâu mà còn phải chổng mông đi cấy, đi gặt, gánh lúa. Thế sao vẫn đẻ bình thường. Như con dâu nhà hàng xóm nhà bà, hiện nay mang bầu vẫn đi làm thêm ngoài giờ về và cũng làm 100% công việc gia đình. Thế mà cô bé ấy vẫn đẻ bình thường đấy thôi.

Rồi bà lớn tiếng nói mẹ đẻ tôi rằng, nói như vậy có nghĩa là thông gia đang muốn đổ tiếng ác cho bà: Con dâu vô sinh do mẹ chồng. Nhưng thực tế, bà không ác cũng không quá khắt khe. Chỉ là do cơ địa của chính con dâu không tốt.

Rồi mẹ chồng mình cũng bảo, chính vì cơ địa con dâu không tốt nên dù có thể được nâng hứng hoa thì...vẫn hỏng như thường thôi.

Nghe mẹ chồng nói vậy mà mình căm ghét bà quá. Lẽ nào mình cũng là phụ nữ đi làm như ai về lại thành ô sin trong bếp và cave trong phòng ngủ như thế sao? Có phải, phận làm dâu thì phải cố tình chịu đựng làm việc nhà và phục vụ bố mẹ chồng dù cho mình có thể bị sảy thai hoặc không thể có em bé được?.

Dau that ruot chuyen con dau 2 lan bi say thai vi me chong-Hinh-2

Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào chuyện bất ngờ

Mẹ chồng tôi ra đi mà không nhắm mắt vì chưa từng được bế cháu nội.

Trước khi mất, mẹ chồng tôi thều thào chuyện bất ngờ
Tôi thấy có lỗi với mẹ chồng quá mọi người ạ. Cả đời bà hy sinh vì con cháu, cuối cùng di nguyện của bà tôi cũng không thể thành toàn.

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng “ưu ái” chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.
 

Chiêu giảng hòa mâu thuẫn mẹ chồng và em gái chồng
 Cuộc sống với gia đình chồng không bao giờ giống như tưởng tượng của chị em trước khi xuất giá, có lúc xảy ra những vấn đề khiến bạn thật khó có thể xử lý như việc phải đứng giữa chiến tuyến giữa mẹ chồng và em gái chồng.

Tại sao mẹ con ruột lại cãi nhau?

Theo chuyên gia tâm lý Vera Hà Anh (Học viện Vera), trên thực tế không chỉ mẹ chồng nàng dâu mới có mâu thuẫn mà chuyện đó cũng diễn ra ngay cả với mẹ chồng và em gái, hoặc chị gái chồng. Bởi, cho dù là mẹ con ruột đi chăng nữa, đã là người của hai thế hệ, khó lòng tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn về tư duy.

Mẹ luôn là người luôn muốn dành toàn bộ những điều tốt đẹp nhất bà có cho đứa con thân yêu của mình, bao gồm cả kho kiến thức dân gian, kinh nghiệm bà góp nhặt từ bao đời. Còn con gái, phần ỷ lại vào mẹ mình, phần có tầm nhìn rộng rãi hơn về thế giới quan thông qua các phương tiện đại chúng hiện đại, sẽ có lúc không đồng ý với mẹ mà đưa ra lời phản bác. Dĩ nhiên, vì cô là con ruột nên dù nói gì làm gì đi nữa cũng sẽ dễ dàng thẳng thắn và trực tiếp hơn so với cuộc tranh đấu truyền kỳ giữa mẹ chồng và nàng dâu.

Khi làm dâu, gặp cảnh mẹ chồng và em chồng hoặc chị chồng có mâu thuẫn, bỗng dưng chị em bị đẩy và tình thế khó xử. Không ít người cũng bị cuốn vào cuộc tranh cãi của hai mẹ con nhà chồng và họ luôn phải đặt ra câu hỏi cần phải ứng xử ra sao cho đúng.

Trong gia đình, tình cảm mẹ con đương nhiên thân thiết hơn tình cảm chị dâu em chồng hay quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Thế nhưng lắm lúc, nàng dâu lại là người được mẹ chồng và em chồng "ưu ái" chọn mặt gửi vàng mà lôi kéo vào cuộc chiến giữa hai người họ.

Tại sao lại cần bạn vào lúc này?

Thật ra trong vấn đề này, chuyện bạn là người đứng giữa, chịu trách nhiệm hòa giải cho hai mẹ con họ và là tấm bia đỡ đạn mà cả hai trưng dụng cũng là có lý do. Bởi trong gia đình, bạn là người duy nhất để mẹ và em chồng có thể nhờ cậy bởi những lý do sau:

Đầu tiên, bạn là người phụ nữ duy nhất còn lại trong nhà để họ nhờ cậy. Bởi lúc này, chồng bạn đã "trốn" đi, bởi đàn ông rất sợ bị lôi vào cuộc chiến của những người phụ nữ.

Chieu giang hoa mau thuan me chong va em gai chong
Ảnh minh họa 

Vì sao chưa thể khám phá toàn bộ Đại kim tự tháp Giza?

(Kiến Thức) - Đại kim tự tháp Giza là kiến trúc cổ xưa của Ai Cập có niên đại hàng ngàn năm tuổi trường tồn đến ngày nay. Các chuyên gia mới phát hiện 3 buồng mai táng bên trong Đại kim tự tháp Giza. Nhiều người cho rằng còn có những căn phòng bí mật khác chưa được phát hiện.

Vì sao chưa thể khám phá toàn bộ Đại kim tự tháp Giza?
Vi sao chua the kham pha toan bo Dai kim tu thap Giza?
 Đại kim tự tháp Giza là kim tự tháp lớn nhất ở Ai Cập. Đây là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại trường tồn đến ngày nay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.