Ngày 16/6, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện về dự thảo nghị quyết của HĐND TP về tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2017-2020 tầm nhìn 2030. Tại Hội nghị, các đại biểu đặt câu hỏi căn cứ pháp lý nào để Hà Nội đưa ra lộ trình đến năm 2030 cấm xe máy hoạt động tại khu vực các quận nội thành. Nếu cấm xe máy nội thành thì người dân đi xe máy từ nội thành ra ngoại thành thế nào.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện giải thích, về căn cứ cấm xe máy thẩm quyền tổ chức giao thông là của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật giao thông đường bộ.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện giải thích, về căn cứ cấm xe máy thẩm quyền tổ chức giao thông là của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Luật giao thông đường bộ.
Ý kiến chuyên gia cho rằng lộ trình cấm xe máy vào nội thành Hà Nội là quá nóng vội. |
“Việc cho đi ở tuyến phố nào, khu vực nào, đi vào thời điểm nào… là thẩm quyền của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Nên việc chúng ta dừng hoạt động của xe máy ở trong các quận nội thành là phù hợp với quy định pháp luật, là thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND TP”, ông Viện nói.
Chuyên gia giao thông Trần Thị Kim Đăng, ĐH GTVT Hà Nội nhân định, việc cấm xe máy hoạt động nội đô là cần thiết nhưng khó làm. Về lý thuyết cấm xe máy phải có giao thông công cộng thay thế, không thể nói cấm và bắt người dân đi bộ.
GS.TS Bùi Xuân Cậy (nguyên trưởng bộ môn Công trình, ĐH GTVT) thì cho rằng, đa số các nước trên thế giới cho phép người dân sử dụng xe máy, chỉ có một số quốc gia, thành phố cấm. Ông Cậy dẫn chứng, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhưng hiện họ vẫn sử dụng xe máy.
Ông Ngô Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, lộ trình dừng hoạt động xe máy tại nội thành vào năm 2030 là quá “nóng vội”. Và dường như dự thảo nghị quyết này đặt nặng việc “cấm đoán” hơn là đưa ra giải pháp. Lẽ ra phải đưa vào nghị quyết giải pháp tập trung phát triển giao thông công cộng rồi mới đề cập đến hạn chế xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy. Nghị quyết không nói làm thế nào để phát triển vận tải công cộng mà chỉ thấy cấm đoán nhiều.
Trao đổi về các nội dung trên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận về mặt pháp lý và điều kiện để thực hiện mục tiêu dự thảo nghị quyết còn nhiều vấn đề nhưng mục tiêu xuyên suốt của dự thảo nghị quyết là nhằm “phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đây là chăm lo cuộc sống bền vững của người dân Thủ đô chứ không chỉ là quản lý một vài cái xe máy…”
Ông Hùng cho biết, hiện Hà Nội đang và sắp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có tăng cường năng lực giao thông công cộng, tổ chức giao thông hợp lý, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, tuyên truyền cho người dân…
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: “Hà Nội làm hạn chế xe máy vào nội thành là làm cho đại bộ phận nhân dân chứ không phải làm cho một số người”.
Dự kiến, dự thảo này sẽ được kỳ họp đầu tháng 7/2017 của HĐND TP. Hà Nội xem xét, bàn thảo.
Chuyên gia giao thông Trần Thị Kim Đăng, ĐH GTVT Hà Nội nhân định, việc cấm xe máy hoạt động nội đô là cần thiết nhưng khó làm. Về lý thuyết cấm xe máy phải có giao thông công cộng thay thế, không thể nói cấm và bắt người dân đi bộ.
GS.TS Bùi Xuân Cậy (nguyên trưởng bộ môn Công trình, ĐH GTVT) thì cho rằng, đa số các nước trên thế giới cho phép người dân sử dụng xe máy, chỉ có một số quốc gia, thành phố cấm. Ông Cậy dẫn chứng, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan... thu nhập bình quân đầu người cao hơn Việt Nam nhưng hiện họ vẫn sử dụng xe máy.
Ông Ngô Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng, lộ trình dừng hoạt động xe máy tại nội thành vào năm 2030 là quá “nóng vội”. Và dường như dự thảo nghị quyết này đặt nặng việc “cấm đoán” hơn là đưa ra giải pháp. Lẽ ra phải đưa vào nghị quyết giải pháp tập trung phát triển giao thông công cộng rồi mới đề cập đến hạn chế xe cá nhân, tiến tới cấm xe máy. Nghị quyết không nói làm thế nào để phát triển vận tải công cộng mà chỉ thấy cấm đoán nhiều.
Trao đổi về các nội dung trên, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Hùng thừa nhận về mặt pháp lý và điều kiện để thực hiện mục tiêu dự thảo nghị quyết còn nhiều vấn đề nhưng mục tiêu xuyên suốt của dự thảo nghị quyết là nhằm “phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Đây là chăm lo cuộc sống bền vững của người dân Thủ đô chứ không chỉ là quản lý một vài cái xe máy…”
Ông Hùng cho biết, hiện Hà Nội đang và sắp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có tăng cường năng lực giao thông công cộng, tổ chức giao thông hợp lý, áp dụng công nghệ quản lý hiện đại, tuyên truyền cho người dân…
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định: “Hà Nội làm hạn chế xe máy vào nội thành là làm cho đại bộ phận nhân dân chứ không phải làm cho một số người”.
Dự kiến, dự thảo này sẽ được kỳ họp đầu tháng 7/2017 của HĐND TP. Hà Nội xem xét, bàn thảo.