Ngày 10/7, tại khu vực lãnh thổ Jammu và Kashmir mà Ấn Độ và Pakistan đang tranh chấp đã xảy ra một vụ đấu súng dẫn tới đổ máu.
Theo Bảo Hà/Báo Tin Tức
Theo đài Sputnik, Quân đội Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn mà hai nước đạt được hồi năm 2003 về Đường Kiểm soát (LOC) biên giới. Quân đội Ấn Độ cho biết từ đêm 9/7 (giờ địa phương), binh sĩ Pakistan đã nổ súng và nã pháo qua biên giới. Một binh sĩ Ấn Độ tử vong trong vụ nổ súng.
Lực lượng An ninh Biên giới Ấn Độ (BSF) tuần tra tại biên giới với Pakistan, cách khu vực Jammu 35 km ngày 13/8/2019. Ảnh: AP.
Dữ liệu chính phủ thống kê chỉ ra trong tháng qua, 6 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng trong các vụ đấu súng qua biên giới. Về phần mình, ngày 6/7, Pakistan cho biết 5 dân thường nước này, trong đó có 2 trẻ em, đã bị thương trong một vụ vi phạm lệnh ngừng bắn do binh sĩ Ấn Độ gây ra tại khu vực Nikial.
Ấn Độ và Pakistan liên tục cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn tại Đường Kiểm soát (LOC) biên giới. Tháng trước, Ấn Độ cáo buộc Pakistan vi phạm lệnh ngừng bắn trên 2.000 lần chỉ tính trong năm nay, trong khi Islamabad tố ngược lại New Delhi vi phạm 957 lần.
Loạt động thái khiến Ấn Độ-Pakistan bên bờ vực chiến tranh
(Kiến Thức) - Căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan sau quyết định của New Delhi về Kashmir khiến dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự có thể bùng phát giữa hai nước.
Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan tái bùng phát sau khi Hạ viện Ấn Độ hôm 6/8 thông qua dự luật hủy bỏ quy chế tự trị đối với vùng đất Kashmir hiện do New Delhi kiểm soát. Theo đó, bang Jammu và Kashmir sẽ bị tách thành hai khu vực khác nhau, gồm Jammu - Kashmir và Ladakh. (Nguồn ảnh: Reuters)
“Chính phủ liên bang sẽ bãi bỏ Điều 370 trong Hiến pháp về việc trao quyền tự trị đặc biệt cho Kashmir và Jammu, theo đúng Sắc lệnh đã được Tổng thống ký bãi bỏ trước đó và có hiệu lực ngay lập tức. Toàn bộ Hiến pháp của Ấn Độ sẽ được áp dụng đối với hai khu vực trên”, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah tuyên bố.
Ấn Độ tuyên bố việc bãi bỏ quy chế đặc biệt của Kashmir là vấn đề nội bộ. Tuy nhiên, Pakistan lại coi đây là một hành vi khiêu khích xung đột và tìm cách quốc tế hóa cuộc khủng hoảng.
Quyết định của Ấn Độ đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Pakistan, khiến căng thẳng giữa hai nước leo thang và có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự.
Theo hãng thông tấn Reuters, hàng nghìn binh sĩ Ấn Độ đã được triển khai để đối phó với cuộc biểu tình bùng phát tại vùng đất Kashmir ngày 7/8.
Đáp trả động thái của Ấn Độ, Chính phủ Pakistan đã tuyên bố trục xuất đại diện ngoại giao Ấn Độ tại nước này, đồng thời triệu hồi đại sứ từ New Delhi về nước cũng như ngừng giao thương với Ấn Độ.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngày 11/8, Thủ tướng Pakistan Imran Khan thông báo sẽ đệ trình kiến nghị lên án Ấn Độ lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho biết, Pakistan sẽ tìm kiếm sự ủng hộ từ hai thành viên không thường trực là Indonesia và Ba Lan để lên án quyết định tước quyền tự trị khu vực Kashmir của phía Ấn Độ.
Ngày 13/8, Chính phủ Pakistan quyết định đưa Ấn Độ và vấn đề Kashmir ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Cũng trong ngày 13/8, Pakistan được cho là đã bắt đầu chuyển khí tài tới các căn cứ gần biên giới Ấn Độ.
“3 máy bay vận tải C-130 của Không lực Pakistan đã được sử dụng để chuyển thiết bị tới căn cứ không quân Skardu, đối diện với Lãnh thổ Liên bang Ladakh”, hãng ANI dẫn nguồn tin cho biết.
Về phần mình, Tổng Tư lệnh Quân đội Ấn Độ Bipin Rawat tuyên bố các lực lượng vũ trang nước này sẵn sàng chống lại mọi hành động của Pakistan.
"Tất cả các bên đều triển khai các biện pháp phòng vệ và chúng tôi không nên quá lo lắng về điều đó. Về quân đội và các vấn đề liên quan, chúng tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng", Tướng Rawat nói với truyền thông hôm 13/8.
Khốn khổ cuộc sống người dân Kashmir giữa căng thẳng Ấn Độ-Pakistan
(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ghi lại cuộc sống của người dân ở Kashmir trong bối cảnh căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực này vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan bùng phát tại khu vực Kashmir, sau khi sau khi Hạ viện Ấn Độ hôm 6/8 thông qua dự luật hủy bỏ quy chế tự trị đối với vùng đất Kashmir hiện do New Delhi kiểm soát. (Nguồn ảnh: Reuters)
Biểu tình bùng phát cùng với các vụ đấu súng giữa binh sĩ Ấn Độ-Pakistan qua đường Ranh giới kiểm soát (LoC) ở Kashmir những ngày qua đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân trong khu vực này.
Người dân đi qua con đường ngổn ngang gạch đá ở Srinagar, thủ phủ vùng Kashmir, ngày 14/8.
Jameela, mẹ của Irfan Ahmad Hurra, bật khóc sau khi con của cô bị bắt giữ ở Pulwana, phía nam Srinagar, ngày 13/8.
Hai bé trai Kashmir đạp xe trên con đường vắng vẻ ở Srinagar trong thời gian Kashmir bị áp đặt lệnh giới nghiêm ngày 14/8.
Cô Fareeda ngồi buồn rầu trong nhà ở Pulwama, phía nam Srinagar, hôm 13/8. Được biết, chồng của cô cũng bị bắt giữ trong một cuộc trấn áp trước đó ở vùng Kashmir.
Người đàn ông Kashmir nhìn ra ngoài cửa sổ ở Srinagar hôm 14/8.
Một số người ngồi chờ trước lễ cầu nguyện Eid-al-Adha ở Srinagar hôm 12/8.
Những người thợ làm bánh chờ khách mua hàng ở Srinagar.
Người phụ nữ Kashmir giặt đồ trong thời gian nơi này bị áp đặt lệnh giới nghiêm.
Người dân Kashmir dựng chướng ngại vật trên đường để ngăn lực lượng an ninh phong tỏa khu vực xung quanh một nhà thờ Hồi giáo trước lễ cầu nguyện Eid-al-Adha ở Srinagar hôm 12/8.
Một vài người biểu tình ném đá về phía lực lượng an ninh Ấn Độ ở Srinagar hôm 10/8.
Một phụ nữ Kashmir chia sẻ về cuộc sống ở Srinagar khi nơi này bị áp đặt lệnh giới nghiêm.
Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thượng viện Mỹ ngày 20/1 đã chuẩn thuận ông Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Đây là đề cử nhân sự đầu tiên cho nội các của Tổng thống Donald Trump được phê duyệt.
Sau khi tuyên thệ nhậm chức và chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ, ông Donald Trump đã ký gần 100 sắc lệnh hành pháp liên quan tới hàng loạt lĩnh vực, qua đó hiện thực hóa các cam kết tranh cử.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Washington hôm 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định: "Thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ bắt đầu từ ngày hôm nay".
Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Trong lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump nhiệm kỳ đầu tiên năm 2017, Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump mặc một chiếc váy màu xanh nhạt và áo khoác bolero cùng tông do Ralph Lauren thiết kế.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã tổ chức cuộc mít tinh bên trong đấu trường Capital One Arena ở thủ đô Washington DC hôm 19/1, một ngày trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Washington ngày 20/1. Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng Mỹ đã và đang ráo riết chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này.