Suy gan cấp xảy ra khi tình trạng gan mất chức năng, do các tế bào gan bị tổn thương và chết với số lượng lớn trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, suy gan cấp ở trẻ em thường nặng và có nguy cơ tử vong cao. Ngày nay, với những tiến bộ của y học, đặc biệt là lọc máu, phẫu thuật ghép gan… đã đưa lại những cơ hội sống cho trẻ.
Tổn thương gây suy gan cấp có thể thứ phát sau tác động của virus, thuốc, độc tố do các bệnh lý chuyển hóa hoặc các bất thường về miễn dịch. Bệnh cảnh suy gan cấp tùy thuộc vào tuổi, đặc điểm của mỗi cá thể.
Đối với trẻ sơ sinh, suy gan do các bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền, nhiễm trùng nặng là nguyên nhân thường gặp trong viêm gan virus. Bệnh gan tự miễn hay suy gan do thuốc hoặc nhiễm độc thường gặp ở trẻ lớn hơn.
- Nguyên nhân nhiễm khuẩn do virus: Virus HAV, HCV, HBV, HEV, HGV, Cytomegalovirus, Herpes Simplex virus, EBV, Enterovirus.
- Nguyên nhân do vi khuẩn: Tình trạng nhiễm trùng nặng toàn thân, nhiễm trùng đường mật do vi khuẩn Gram âm.
- Nguyên nhân ký sinh trùng: Sốt rét, nhiễm sán lá gan, sán máng. Suy gan do shock và suy đa phủ tạng thường gặp trong giai đoạn muộn của các trường hợp nhiễm trùng nặng.
- Nguyên nhân miễn dịch: Suy gan do viêm gan tự miễn, suy gan trong các bệnh hệ thống.
- Suy gan do thuốc: Do sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau quá liều là nguyên nhân gây suy gan cấp thường gặp nhất ở trẻ em, các thuốc điều trị lao, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc chống động kinh, thuốc điều trị ung thư...
- Suy gan do ngộ độc: Ngộ độc phốt pho hữu cơ, kim loại nặng, thủy ngân. Ngộ độc lá móc diều, cây ma hoàng... Ngộ độc nấm amanita chứa độc tố amatoxin, nấm mốc aflatoxin.
- Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: Bệnh Wilson, thiếu hụt Anpha1 Antitrypsin, Tyrosinemia, Galactosemia, rối loạn chuyển hóa acid amin, rối loạn chuyển hóa acid béo, rối loạn chuỗi hô hấp tế bào…
- Các bệnh hiếm: Rối loạn chuyển hóa sắt sơ sinh, bệnh lý mô bào…
Đặc điểm bệnh học chính của suy gan cấp bao gồm hoại tử tế bào và các thành phần trong tiểu thùy gan, gây phá hủy cấu trúc bình thường và mất khả năng tái sinh của tế bào gan.
Các biểu hiện lâm sàng chính khi trẻ bị viêm gan cấp là biểu hiện vàng da ứ mật do giảm bài tiết Bilirubin. Các biểu hiện khác bao gồm:
|
Suy gan cấp xảy ra khi tình trạng gan mất chức năng do các tế bào gan bị tổn thương và chết với số lượng lớn. |
Biểu hiện cận lâm sàng bao gồm:
Một số trường hợp cần lưu ý suy gan do tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thường hay gặp ở trẻ nhỏ.
Viêm gan do HEV lành tính, song có khả năng gây suy gan ở trẻ nhỏ. Nhiễm HSV đặc biệt là HSV type 6, Enterovirus có thể gây suy gan, suy đa tạng.
Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường khởi phát ở ngày 4-7 với các biểu hiện sốt, li bì, bỏ bú, gan lách to, dịch cổ chướng, rối loạn đông máu nặng.
Suy gan cấp do viêm gan tự miễn có thể sốt kèm theo huyết tán, thiếu máu, đau khớp kèm tổn thương đa cơ quan.
Các bệnh nhân nghi ngờ suy gan do thuốc hoặc hóa chất cần được lưu ý khai thác tiền sử ăn uống và dùng thuốc. Xác định nguyên nhân gây ngộ độc, định lượng nồng độ thuốc/hóa chất nghi ngờ càng sớm càng tốt.
Một số trường hợp cần lưu ý suy gan do tình trạng nhiễm khuẩn nặng, thường hay gặp ở trẻ nhỏ. |
Bệnh lý tổn thương ty lạp thể - nhóm các bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến cơ bắp (ít phổ biến hơn, mắt, não và các bộ phận khác của cơ thể) gây suy gan cấp và tổn thương đa cơ quan. Bệnh nhân thường chậm phát triển tinh thần vận động, tổn thương đa cơ quan, thường suy đa tạng ở giai đoạn cuối.
Bệnh Wilson (bệnh lý rối loạn chuyển hóa đồng) thường gây viêm gan mạn và xơ gan, chỉ khoảng 3-5% các bệnh nhân Wilson có suy gan tối cấp với rối loạn đông máu nặng nề, kèm theo huyết tán, hôn mê gan. Cần lưu ý chẩn đoán Wilson ở tất cả bệnh nhân suy gan không rõ nguyên nhân, đặc biệt những trường hợp có huyết tán cấp.
Tóm lại, nguyên nhân gây suy gan cấp ở trẻ có nhiều, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng và cũng không được chủ quan. Khi nghi ngờ trẻ có các biểu hiện tổn thương gan, người lớn cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần thực hiện tiêm đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng, bao gồm cả vaccine phòng viêm gan B, viêm gan A, vaccine Covid-19 khi có chỉ định. Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt lưu ý phòng bệnh cho trẻ trong các trường học, nhà trẻ bằng cách đảm bảo vệ sinh, dùng riêng đồ dùng cá nhân (ly uống nước, thìa, bát ăn, khăn mặt…).