Lượng kali trong máu quá thấp làm cản trở chức năng của thận và hoạt động của các tế bào thần kinh. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khi cơ thể thiếu kali.
Lượng kali thấp nhẹ (2,5-3,5 mEq / L) trong máu có thể dẫn đến các dấu hiệu sau:
Mỏi cơ, đau cơ, yếu cơ chi dưới.
Cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, lo âu.
Da bị phồng rộp, dị ứng, khô da, mụn trứng cá...
Mất ngủ và khó chịu.
Viêm đường ruột, phổi hoạt động kém.
Tăng nguy cơ cao huyết áp.
Nguy cơ loạn thanh.
Thiếu kali nhẹ trong máu dễ dẫn đến trầm cảm. |
Lượng Kali giảm mạnh (dưới 2,5 mEq / L) dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm sau”:
Vấn đề dạ dày: buồn nôn, ăn mất ngon, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón...
Giảm chức năng thận: Lượng kali trong máu giảm dẫn đến sức đề kháng nội tiết tố chống lợi tiểu ADH, dẫn đến các tình trạng như khát nước nhiều, thường xuyên đi tiểu, khó thở, da xanh xao, cao huyết áp, hàm lượng amoniac trong nước tiểu cao, tăng mức độ bicarbonate natri trong máu.
Thiếu kali ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của tim. |
Chức năng tim bất thường, thường có các hiện tượng lo âu, đánh trống ngực, đau ngực, loạn nhịp tim...
Thay đổi chức năng của não, hàm lượng amoniac qua thận ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi amoniac thành ure, do đó, lượng amoniac tích tụ trong máu tăng lên, tác động đến hoạt động của não: kém tập trung, nhầm lẫn, mất phương hướng, động kinh...
Chậm phản xạ, nhầm lẫn, mê sảng do lượng kali thấp là suy yếu dây thần kinh truyền tải và làm hệ thống thần kinh bị suy thoái. Mất trí nhớ tạm thời hoặc các vấn đề khác như trí nhớ kém, khó tập trung.
Giảm kali máu nặng có thể đưa đến yếu cơ tiến triển, đau khớp, giảm thông khí và thậm chí gây ra liệt cơ hoàn toàn.Giảm kali máu nặng làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp và ly giải cơ vân. Chức năng cơ trơn cũng có thể bị ảnh hưởng và biểu hiện là liệt ruột.
TIN LIÊN QUAN: