Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ em

(VietnamDaily) - Trầm cảm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ. Đây là một vấn đề đáng báo động. Các bậc phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu trầm cảm ở con mình để có những can thiệp kịp thời. 

Các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tiến công sức khỏe con người (chỉ sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình.
Theo PGS, TS Đặng Hoàng Minh, Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng tâm lý (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam đang có khoảng 2 triệu trẻ em vị thành niên cần trị liệu tâm lý. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến những vấn đề tâm trí ở trẻ gồm sự cô lập về cảm xúc khiến thanh, thiếu niên lựa chọn không chia sẻ cảm xúc với ai, sử dụng quá nhiều mạng xã hội cũng như internet, gia đình quá nghiêm khắc, kỳ vọng cao của cha mẹ, áp lực học tập, thiếu sự hỗ trợ, bị bắt nạt, sống xa gia đình…

Thời gian gần đây, các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể bệnh trầm cảm ở trẻ em, đa số là học sinh, sinh viên. Việc thường xuyên gặp áp lực học hành thi cử cũng như sự kỳ vọng quá lớn của cha mẹ là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ hóa bệnh trầm cảm ở Việt Nam hiện nay

Dau hieu nhan biet benh tram cam o tre em
Thời gian gần đây, các bệnh viện cũng ghi nhận có sự gia tăng đáng kể bệnh trầm cảm ở trẻ em, đa số là học sinh, sinh viên.  
PGS, TS Nguyễn Huy Việt, nguyên Trưởng bộ môn Tâm thần, ĐH Y Hà Nội cho hay, trong rối loạn sức khỏe tâm thần thì phổ biến nhất là bệnh trầm cảm. Hiện nay, 3% - 5% dân số thế giới mắc bệnh này. Ngoài lý do bệnh tật thì bị trầm cảm do chịu áp lực, quá tải, lo lắng, stress từ cuộc sống là căn bệnh của thời đại khiến cho bộ não bị quá tải. Người trầm cảm nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây tổn thương cho chính mình, phản ứng tiêu cực với người chung quanh, có thể tự sát hoặc giết người.
Dấu hiệu nhận diện trầm cảm ở trẻ em
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ cũng có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn, đó là:
Thường biểu hiện bằng triệu chứng cơ thể mà đau là triệu chứng hay được kể đến. Trẻ thường đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản... Chính vì các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nên đối với các thể trầm cảm cảm nhẹ, các thể này thường không được phát hiện chẩn đoán sớm và tất nhiên không được điều trị. Đa phần các trường hợp này, bố mẹ đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh..., và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.
Khí sắc trầm: Trẻ có cảm giác buồn chán không rõ rệt, không giải thích được nguyên nhân, hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập, công việc được giao phó, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể.
Tư duy: Khó tập trung chú ý, khó tiếp thu trong học tập, kết quả học giảm sút. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng, đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập, kết quả ban đầu tốt nhưng sau đó kết quả lại bị giảm sút một cách rõ rệt.
Các hoạt động xã hội: Trẻ bị trầm cảm thường thu mình, tự cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh, đối với những người xung quanh, có thể ngay cả với những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ tình trạng kém nhiệt tình đến thờ ơ. Một số khác lại gia nhập nhóm bạn để chia sẻ, đồng cảm, một số lao vào học tập nhưng một số lại từ chối làm mọi việc.
Rối loạn ăn uống: Thường nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên có trường hợp ăn nhiều hơn bình thường hay ăn vô độ dẫn đến tăng cân.
Rối loạn giấc ngủ, trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm...
Rối loạn hành vi: Đi kèm với các triệu chứng về cảm xúc, cơ thể là các biểu hiện rối loạn hành vi, như quậy phá, hành vi chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trốn học, trộm cắp, lập băng đảng hay nhóm bạn xấu.
Dau hieu nhan biet benh tram cam o tre em-Hinh-2
Trẻ bị trầm cảm thường thu mình, tự cô lập không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn. 
Tự sát cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm ở trẻ, ở các mức độ khác nhau từ ý tưởng đến có hành vi tự sát. Trẻ thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,... và thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.
Giải pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em
Giải pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như người trưởng thành, bao gồm liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc. Khi con bị trầm cảm, ba mẹ cần hiểu vai trò của gia đình và môi trường sống của trẻ trong quá trình điều trị sẽ khác với người trưởng thành. Bác sĩ có thể đề nghị trẻ tư vấn tâm lý trước, sau đó cân nhắc dùng thuốc trầm cảm như một giải pháp bổ sung nếu trẻ không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt.
Trẻ mắc chứng rối loạn lưỡng cực (bệnh phấn khích – trầm cảm) thường được điều trị kết hợp liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Bác sĩ có thể kê thuốc điều trị trầm cảm và thuốc an thần.
Thuốc chống trầm cảm cần được sử dụng một cách thận trọng, vì chúng có thể kích hoạt trạng thái hoảng loạn hoặc hiếu động ở trẻ em bị rối loạn lưỡng cực. Việc quản lý thuốc cho trẻ bị trầm cảm chính là một phần quan trọng trong quá trình điều trị. Bạn không nên tự ý cho con uống thuốc trầm cảm mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Ngay cả khi trẻ được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trị liệu tâm lý và thể chất.

Mời độc giả theo dõi video "Số người tự tử do trầm cảm đang ngày càng nhiều". Nguồn: VTV24.

Để phòng ngừa sớm tình trạng trầm cảm ở trẻ, bác sĩ Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội chia sẻ, với trẻ em, nhất là ở tuổi học đường - lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý, nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Việc cha mẹ làm bạn cùng con, lắng nghe, chia sẻ và nắm bắt tâm lý trẻ là điều cực kỳ quan trọng.
Mặt khác, hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử thông minh cũng là cách để ngăn chặn tình trạng trầm cảm gia tăng. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung… kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần phải đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tưởng 'bệnh vặt' hóa ra là dấu hiệu ung thư

Những dấu hiệu rất vặt vãnh, thường bị bỏ qua vì nghĩ chỉ là những bệnh thông thường nhưng không ngờ đó lại là lời cảnh báo bạn có thể đã mắc ung thư.
 
 

Tuong 'benh vat' hoa ra la dau hieu ung thu
Ảnh minh họa: Internet. 

Trên thực tế, một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, ngay cả những cơn đau chung chung cũng có thể là dấu hiệu ung thư.

Sưng/u

Tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra khi thấy có bất kỳ cục u hay sưng nào. Trong cuộc khảo sát, 7,5% người tham gia cho biết họ có một cục u không rõ nguyên nhân.

Trong khi 67% đã trao đổi với bác sĩ thì 77% trong số đó không nghĩ rằng nó có thể là dấu hiệu của cái gì đó nghiêm trọng hơn.

Ho/khàn giọng

Nếu trời lạnh và đang vào mùa cảm cúm, một cơn ho có thể thêm là bình thường. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, nó có thể là vấn đề thanh quản, phổi hoặc ung thư tuyến giáp hay lymphoma. Đây là triệu chứng phổ biến nhất trong những người tham gia khảo sát.

“Chúng tôi biết rằng, ho và cảm cúm là chuyện bình thường vào những thời điểm như vậy, và chúng ta không khuyên tất cả mọi người bị ho đều nên tới bác sĩ. Nhưng nếu bạn gặp triệu chứng này và nó mãi không dứt hoặc bạn cảm nhận được sự bất thường, đừng ngại đi khám để tìm ra nguyên nhân”, - TS. Katriina Whitaker.

Tuong 'benh vat' hoa ra la dau hieu ung thu-Hinh-2
Nhưng bất kể bạn là nam hay nữ, nếu thấy có máu trong nước tiểu, cảm thấy đau thúc bất ngờ hoặc đau rát khi đi vệ sinh, hãy đến gặp bác sĩ ngay để loại bỏ khả năng ung thư bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa: Internet. 

Thay đổi thói quen đại tiện

Trong nghiên cứu của tiến sĩ Whitaker, 18% người dân có sự thay đổi trong thời gian đi vệ sinh, số lượng hay kích cỡ phân. Trong khi những thay đổi này có thể là do thực phẩm hay loại thuốc nào đó, nếu bạn nhận thấy nó xảy ra thường xuyên, nó có thể là dấu hiệu của ung thư ruột kết.

Có sự khác biệt trong hoạt động của bàng quang

Do nhiễm trùng đường tiết niệu khá phổ biến ở phụ nữ, triệu chứng này thường được bỏ qua bởi họ chỉ xem như nhiễm trùng đường tiểu thông thường.

Nhưng bất kể bạn là nam hay nữ, nếu thấy có máu trong nước tiểu, cảm thấy đau thúc bất ngờ hoặc đau rát khi đi vệ sinh, hãy đến gặp bác sĩ ngay để loại bỏ khả năng ung thư bàng quang, thận hoặc tuyến tiền liệt.

Ngứa da

Trong hầu hết các trường hợp, việc phát ban không liên quan đến khối u, nhưng kinh nghiệm lâm sàng cho thấy một mối liên hệ nhất định, đó là:

- Hạch tử cung có thể gây ngứa bộ phận sinh dục

- Ung thư não có thể gây ngứa ở lỗ mũi

Tuong 'benh vat' hoa ra la dau hieu ung thu-Hinh-3
Những cơn đau thường xuất hiện và phát triển cùng với sự gia tăng tuổi tác, nếu bạn quan sát bản thân thấy có bất kỳ một bộ phận nào đó bị đau mà không rõ nguyên nhân, kéo dài trong một tuần, thì phải đặc biệt chú ý. Ảnh minh họa: Internet. 

Có sự thay đổi ở tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn xảy ra trong mô tinh hoàn, và nguồn bệnh lý của nó rất phức tạp và tương đối hiếm gặp trong thực hành lâm sàng, chiếm khoảng 1% trong tất cả các khối u ác tính nam.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nam giới nên tự kiểm tra tình trạng tinh hoàn mỗi tháng, bao gồm thay đổi kích thước tinh hoàn, to ra hoặc nhỏ đi rõ rệt, khối lượng ở bìu tăng lên và cảm giác bị tụt bìu. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào, bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia y tế kịp thời.

Đặc biệt, khi bạn cảm thấy rằng bìu bị sưng, hoặc cảm thấy như mình đã đặt một chiếc bánh nhỏ trong đó và nó tồn tại hơn một tuần, thì chắc chắn bạn cần nhờ đến bác sĩ khám để chẩn đoán ngay lập tức. Đây là lúc phải nhanh chóng xét nghiệm máu và siêu âm bìu.

Một bộ phận nào đó của của cơ thể bị đau không rõ lý do và kéo dài không khỏi

Những cơn đau thường xuất hiện và phát triển cùng với sự gia tăng tuổi tác, nếu bạn quan sát bản thân thấy có bất kỳ một bộ phận nào đó bị đau mà không rõ nguyên nhân, kéo dài trong một tuần, thì phải đặc biệt chú ý.

Ví dụ, đau bụng kéo dài là triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Xương bị đau có thể là triệu chứng của ung thư di căn. Đau ngực có thể do ung thư phổi.

Ung thư tuyến tụy có thể biểu hiện là đau ở vùng bụng trên, chẳng hạn như đau âm ỉ khó chịu hoặc chuột rút ở vùng xung quanh rốn hoặc vùng bụng trên bên phải, thường có cảm giác đau tăng dần, tỏa ra vùng lưng dưới, có thể bùng phát hoặc có thể kéo dài. Đây là dấu hiệu đau nên cẩn thận.

Tuong 'benh vat' hoa ra la dau hieu ung thu-Hinh-4
Co thắt cổ họng, một triệu chứng không phổ biến trong khảo sát này, có thể là một vấn về liên quan đến hệ thần kinh hoặc hệ miễn dịch, hoặc cũng có thể là một dấu hiệu bao gồm cả ung thư thực quản và ung thư dạ dày hoặc vòm họng. Ảnh minh họa: Internet. 
Đau họng kéo dài

Bí quyết phát hiện dấu hiệu bệnh thận kịp thời

(VietnamDaily) - "Diện chẩn" là một khái niệm mà Đông y quen dùng để chỉ việc nhìn các dấu hiệu bệnh thận xuất hiện trên gương mặt. Từ đó có thể phát hiện và điều trị đúng cách, bảo vệ sức khỏe.

Bi quyet phat hien dau hieu benh than kip thoi
 Thận được ví như “máy lọc” của cơ thể, giúp lọc máu, bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Nó có ý nghĩa lớn đối với việc điều chỉnh cân bằng điện giải và cân bằng axit – bazơ. Một khi gặp trục trặc, cơ thể sẽ phát tín hiệu “cầu cứu” thông qua những dấu hiệu bệnh thận.

Tin mới