Dấu hiệu khi đi ngủ cảnh báo tiểu đường loại 2 nguy hiểm

Mặc dù các dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2 ở mỗi người có thể khác nhau, bác sĩ Paul McArdle chia sẻ một số triệu chứng chính mà bạn "có thể không nhận thấy".

Dấu hiệu khi đi ngủ cảnh báo tiểu đường loại 2 nguy hiểm
Mirror đưa tin, khoảng 13 triệu người Anh có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, xảy ra khi tuyến tụy sản xuất quá ít insulin hoặc không sản xuất, dẫn đến một loạt vấn đề.
Mặc dù các dấu hiệu của bệnh ở mỗi người có thể khác nhau, bác sĩ Paul McArdle chia sẻ một số triệu chứng chính mà bạn "có thể không nhận thấy".
Dau hieu khi di ngu canh bao tieu duong loai 2 nguy hiem
Ảnh minh họa: Getty.  
"Khi nồng độ glucose (một loại đường) trong máu quá cao, nó có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, song người mắc bệnh tiểu đường loại 2 thường không nhận ra dấu hiệu nào trước khi được chẩn đoán. Tuy nhiên, có một số triệu chứng quan trọng cần chú ý, bao gồm cảm thấy mệt mỏi, khát nước và đi tiểu nhiều - đặc biệt là vào ban đêm", bác sĩ Paul nói với tờ Express.
"Bạn có thể không nhận thấy bất thường như bắt đầu uống một cốc nước trước khi đi ngủ hoặc thức dậy nhiều hơn vào ban đêm để đi vệ sinh", bác sĩ nói tiếp.
Ngoài ra, một số triệu chứng ít rõ ràng hơn bao gồm tưa miệng, ngứa ở bộ phận sinh dục, mờ mắt hoặc vết thương lâu lành hơn.
Uống nhiều nước hơn có liên quan đến việc tăng nhu cầu đi tiểu khi mắc bệnh tiểu đường vì thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi máu.
"Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào nói trên và nghĩ rằng bản thân có thể mắc bệnh tiểu đường loại 2, hãy hỏi ý kiến bác sĩ", bác sĩ Paul khuyên.
Bệnh tiểu đường không nhất thiết chỉ do ăn nhiều đường. Nó có thể là do di truyền và được liên kết chặt chẽ với các yếu tố lối sống khác. Béo phì, chế độ ăn uống tổng thể của bạn,...cũng góp phần vào sự khởi phát của bệnh tiểu đường.
Cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu?
Chuyên gia cho hay: "Mặc dù đường không nhất thiết là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, nhưng việc loại bỏ các nguồn đường khỏi chế độ ăn uống là bước quan trọng đầu tiên nếu bạn vừa được chẩn đoán mắc tiểu đường loại 2, hoán đổi từ thực phẩm và đồ uống nhiều đường sang thực phẩm thay thế không đường.
Chất làm ngọt không đường có thể được sử dụng trong đồ uống nóng như trà hoặc cà phê và cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc giảm lượng đường trong đồ uống đó".

Mời độc giả xem thêm video: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm (Nguồn video: THĐT) 

Ngoài trà sữa, 3 thực phẩm này tưởng lành song dễ gây bệnh tiểu đường

(Kiến Thức) - Ngoài trà sữa, thường xuyên ăn 3 thực phẩm này có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh. Lâu ngày, cơ thể có nguy cơ đối diện bệnh tiểu đường nguy hiểm.

Ngoài trà sữa, 3 thực phẩm này tưởng lành song dễ gây bệnh tiểu đường
Ngoai tra sua, 3 thuc pham nay tuong lanh song de gay benh tieu duong
 Tiểu Kim năm nay 26 tuổi. Cách đây 1 tháng, cô thường xuyên cảm thấy đói, khát và tiểu nhiều. Cảm thấy các triệu chứng rất giống người mẹ mắc bệnh tiểu đường nên Kim đi khám. Sau khi kiểm tra chi tiết, bác sĩ chẩn đoán cô bị tiểu đường giống mẹ. Điều này khiến Kim và bạn trai cảm thấy khó tin vì bệnh nhân tuổi đời còn rất trẻ.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều cá?

Cá là nguồn cung tuyệt vời các dưỡng chất thiết yếu như axít béo omega-3, chất đạm và vitamin D, rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường trong việc kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa kháng insulin và giảm nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến tiểu đường như bệnh tim.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều cá?
Những lợi ích dinh dưỡng của cá đối với người bệnh tiểu đường

4 yếu tố “đồng bọn” của đường gây bệnh tiểu đường nặng

(Kiến Thức) - Sát thủ thực sự của bệnh tiểu đường không chỉ liên quan đến đồ ngọt, bác sĩ nói thẳng: 4 yếu tố này cũng là "đồng bọn".

4 yếu tố “đồng bọn” của đường gây bệnh tiểu đường nặng
4 yeu to “dong bon” cua duong gay benh tieu duong nang
 Tiểu đường là một bệnh chuyển hóa do cơ thể không tiết đủ insulin. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết trong cơ thể người bệnh sẽ tiếp tục tăng cao, có thể ảnh hưởng đến chức năng trao đổi chất tổng thể và gây tổn thương mãn tính cho nhiều hệ thống và cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm đến mạng sống. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.