Dấu hiệu đột quỵ cần đi khám '1 tê, 2 đau, 3 không rõ'

(VietnamDaily) - Tỷ lệ tử vong và tàn tật do đột quỵ rất cao. Vậy nên, phòng ngừa là biện pháp tốt nhất để hạn chế những rủi ro sức khỏe. Đặc biệt, nếu bạn có dấu hiệu “1 tê, 2 đau, 3 không rõ” dưới đây thì nên khẩn trương đi khám.

Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'
Tê các ngón tay: Ngón tay bị tê do để lâu một vị trí là hiện tượng thường thấy. Tuy nhiên, nếu bạn trên 40 tuổi, các ngón tay thường bị tê kèm đau đầu, chóng mặt, sưng lưỡi... có bệnh nền cao huyết áp, tăng mỡ máu hay các bệnh khác thì hết sức cẩn trọng, đề phòng nguy cơ đột quỵ. Ảnh minh họa. 
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-2
Tình trạng này bắt nguồn từ việc lượng máu lên não không đủ khiến khả năng vận động bị thuyên giảm, đặc biệt là vùng cánh tay. Nếu thường xuyên bị tê ngón cái và ngón trỏ, bạn cần chú ý đến sức khỏe cơ thể. Chuyên gia cảnh báo những người hay bị tê 2 ngón này có nguy cơ xuất hiện cơn đột quỵ trong vòng 3 năm tới. 
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-3
Đau lưỡi: Nếu người già bị đau lưỡi không rõ nguyên nhân thì rất có thể do viêm mao mạch. Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, nên đi khám toàn thân để tìm nguyên nhân chính xác. Nhiều trường hợp, đau lưỡi không chỉ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn là dấu hiệu của tai biến mạch máu não. 
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-4
 Ngã đau: Người thiếu máu não do xơ cứng mạch máu não dễ dẫn đến suy thần kinh vận động. Do đó, họ dễ bị té ngã gây đau đớn.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-5
 Nói không rõ: Trước khi xảy ra tai biến, cơ thể sẽ xuất hiện những cục máu đông. Chúng cản trở quá trình lưu thông máu cho vùng não bộ điều khiển việc giao tiếp và khả năng nói. Vì thế, người bệnh sẽ có dấu hiệu nói lắp, không nói được câu dài, nói không rõ lời, nói khó hiểu.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-6
 Buồn ngủ: Tình trạng buồn ngủ thường xuất hiện 6 tháng hoặc 1 năm trước khi bắt đầu đột quỵ, trường hợp nhẹ thì buồn ngủ sau bữa ăn và khó tỉnh dậy, trường hợp nặng thì buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, ngủ 24/24 giờ.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-7
 Nhìn không rõ: Thị lực giảm dần là dấu hiệu tai biến mà người ngoài khó có thể phát hiện được. Nguyên nhân là do thùy não bộ chịu trách nhiệm về khả năng nhìn không được cung cấp đủ oxy, hoạt động của thùy não bộ giảm dần khiến thị lực bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ thấy mọi thứ nhòe đi, mờ dần.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-8
 Để tránh nguy cơ đột quỵ, nếu thường xuyên hút thuốc lá, bạn nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Nguyên nhân bởi thuốc lá chứa hàng ngàn độc tố, trong đó có các chất cực hại như nicotine, tar có thể khiến các bệnh lý về mạch máu ngày càng trầm trọng, gây xơ vữa động mạch, ảnh hưởng quá trình tuần hoàn bình thường của cơ thể. 
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-9
 Ăn uống vô độ trong thời gian dài cũng là yếu tố thúc đẩy đột quỵ. Cụ thể, ăn uống không kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, tăng lượng đường trong máu, huyết áp hoặc nồng độ lipid máu tăng gây ảnh hưởng đến sức khỏe mạch máu.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-10
 Lười vận động cũng khiến cơ thể dễ đối diện với tai biến mạch máu não. Đặc biệt, chất béo tích tụ trong cơ thể làm tăng độ nhớt máu, tăng cục máu đông hình thành trên thành mạch máu. Tình trạng kéo dài sẽ thu hẹp mạch máu, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu tới não, gián đoạn nguồn cung cấp oxy, dễ gây nên đột quỵ.
Dau hieu dot quy can di kham '1 te, 2 dau, 3 khong ro'-Hinh-11
Thói quen uống rượu không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan mà còn tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, uống nhiều rượu khiến các chất trong chúng đi vào mạch máu, gây kích thích, tăng huyết áp đáng kể. Rượu cũng khiến tính thẩm thấu của mạch máu giảm, cản trở việc cung cấp oxy cho não.

Mời độc giả xem thêm video: Tác dụng của đậu xanh đối với sức khỏe. Nguồn video: Hanoitv

Nghệ sĩ Chí Tài qua đời: Đột quỵ cướp mạng sống người khỏe mạnh nhanh đến mức nào?

(VietnamDaily) - Thông tin danh hài Chí Tài qua đời sáng nay (9/12) khiến người hâm mộ vô cùng bàng hoàng và xót xa. Đột quỵ là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong là cực kỳ cao nếu không được cứu chữa kịp thời.

Chiều ngày 9/12, thông tin danh hài Chí Tài qua đời đột ngột đang khiến nghệ sĩ, bạn bè không khỏi bàng hoàng. Được biết, nguyên nhân nam danh hài qua đời do đột quỵ sau khi tập thể dục. Nghệ sĩ Chí Tài hưởng thọ 62 tuổi.
Nghệ sĩ Chí Tài sinh năm 1958, tên thật là Nguyễn Chí Tài. Lúc sinh thời, Nghệ sĩ Chí Tài nổi bật nhất với vai trò diễn viên hài, anh được rất nhiều đồng nghiệp và ngươi hâm mộ yêu mến. Sự ra đi của Chí Tài khiến nhiều người xót xa.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

(VietnamDaily) - Nhiều người vô cùng bàng hoàng khi biết tin Vân Quang Long qua đời vì đột quỵ khi còn quá trẻ. Trước ca sĩ này, nghệ sĩ hài Chí Tài cũng mới qua đời vì đột quỵ khiến không ít người xót xa.

Ngày 29/12, Vân Quang Long qua đời ở tuổi 41 vì đột quỵ tại Mỹ. Thông tin này đã được người nhà của nam ca sĩ xác nhận trong clip được Quách Tuấn Du chia sẻ trên trang cá nhân.
Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh
Ca sĩ Vân Quang Long đột ngột qua đời vì đột quỵ. Ảnh: Internet. 

Hiện ngày càng có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ, chính việc chủ quan không điều trị kịp thời là nguyên nhân khiến nhiều người tử vong hoặc để lại biến chứng nặng nề.

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) sẽ xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu lưu thông tới não. Khi não không được cung cấp đủ oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút có thể khiến tế bào não bắt đầu chết dần và gây tử vong bất cứ lúc nào.

Tỷ lệ đột quỵ gia tăng vào mùa đông

Theo một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Đại học Jena ở Thuringia, miền trung nước Đức, thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 30%. Nguy cơ này xuất hiện tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trong những tháng mùa đông, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện được ghi nhận tăng 10-15% so với ngày thường.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-2
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ mắc đột quỵ. Ảnh minh hoạ. 

Trong một nghiên cứu mang tính bước ngoặt, người ta nhận thấy rằng nhiệt độ giảm 5°C làm tăng tỷ lệ đột quỵ thêm 7%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này được lý giải rằng, dưới thời tiết lạnh, mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch co lại và hẹp hơn. Đồng thời, khi nhiệt độ xuống thấp, máu có xu hướng cô đặc. Chính hai yếu tố co mạch và máu cô đặc hơn làm tăng nguy cơ hình thành những cục máu đông. Nếu chúng di chuyển lên não và kẹt lại ở khu vực lòng mạch hẹp sẽ làm tắc mạch máu, dẫn tới việc cung cấp máu, dinh dưỡng và oxy lên não bị gián đoạn. Khi đó, các tế bào não không đủ dinh dưỡng và oxy sẽ dần hoại tử. Tình trạng này được gọi là đột quỵ nhồi máu não.

Đặc biệt, người cao tuổi đang ở trong chăn ấm mà đứng dậy sẽ dễ bị nhiễm lạnh, sau đó đi vệ sinh lại thêm một lần mất nhiệt, cơ thể lạnh hơn nữa khiến cho mạch máu co lại, huyết áp tăng cao đột ngột. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến các biến cố như vỡ mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, người bệnh đột quỵ có thể tử vong hoặc phải gánh chịu những di chứng hết sức nặng nề.

Cách phòng ngừa đột quỵ khi trời lạnh

Để phòng ngừa đột quỵ trong mùa đông, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên giữ cho cơ thể đủ ấm, hạn chế đi ra ngoài đường khi nhiệt độ quá thấp, tránh những đợt gió lạnh bất thường, không bước ra ngoài ngay khi thức dậy, tránh để cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột, không tắm quá khuya hoặc tắm quá lâu để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt,...

Mọi người cũng cần lưu ý, khi tỉnh giấc buổi sáng hoặc vệ sinh lúc đêm khuya, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay lập tức mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Bên cạnh đó, mọi người nên thực hiện chế độ ăn đủ chất để đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng chống rét, bổ sung các loại vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, không quên có những hoạt động rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Một vài dấu hiệu nhận biết sớm người bị đột quỵ

- Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

- Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Van Quang Long dot tu o My: Cach phong ngua dot quy khi troi lanh-Hinh-3
Các triệu chứng đột quỵ nhỏ của bệnh nhân sẽ kéo dài trong vòng 24 giờ và sớm biến mất trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Ảnh minh họa. 

Tin mới