Dấu hiệu bệnh mờ nhạt, cô gái 28 tuổi nhận kết quả ung thư

Vào bệnh viện điều trị sốt xuất huyết, nữ bệnh nhân vô tình phát hiện có khối u thận. Kết quả sinh thiết cho thấy cô mắc ung thư giai đoạn ba.

Dấu hiệu bệnh mờ nhạt, cô gái 28 tuổi nhận kết quả ung thư

Bác sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Phụ trách đơn vị can thiệp, Khoa chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Thanh Nhàn, cho biết thời gian gần đây khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ung thư thận.

Đa số trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm, người bệnh chỉ phát hiện khi đi khám vì gặp vấn đề sức khỏe khác.

Điển hình là nữ bệnh nhân 28 tuổi vào viện điều trị do mắc sốt xuất huyết, tình cờ siêu âm phát hiện có khối u thận trái kích thước chiều dài 14cm. Kết quả sinh thiết bệnh nhân mắc ung thư thận giai đoạn ba.

Bệnh nhân chia sẻ không có triệu chứng đau, mệt mỏi và có sờ thấy cục cứng, không đau ở bụng. Trước khi nhập viện do mắc sốt xuất huyết, bệnh nhân cũng không đi khám sức khỏe định kỳ.

Các bác sĩ đã tiến hành mổ cắt khối u, đồng thời can thiệp nút mạch nhằm hạn chế mất máu trong và sau mổ. Sau mổ, bệnh nhân ổn định, tiếp tục điều trị theo phác đồ hóa chất.

Dau hieu benh mo nhat, co gai 28 tuoi nhan ket qua ung thu

Hình ảnh khối u thận phải của bệnh nhân. Ảnh: BSCC

Một trường hợp khác là người đàn ông 91 tuổi, xuất hiện dấu hiệu đi tiểu ra máu cách đây một năm, tần suất ngày càng nhiều.

Bệnh nhân này được chẩn đoán có u thận nhưng do tuổi cao và có nhiều bệnh lý mạn tính theo kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh khớp… không thể phẫu thuật. Bác sĩ chỉ can thiệp nút mạch xử lý tổn thương. Sau xử lý, nước tiểu bệnh nhân đã trong, không còn tình trạng ra máu.

Theo thông tin từ Bệnh viện K Trung ương, thận là cơ quan quan trọng của cơ thể có chức năng lọc máu và thải nước, muối, các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Ung thư thận là kết quả của một số tế bào thận phát triển không kiểm soát, dẫn đến một khối ác tính. Các triệu chứng của ung thư thận thường rất mờ nhạt và không điển hình. Đến khi chúng xuất hiện thường xuyên, rõ rệt, bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Nguyên nhân gây ung thư thận chưa được khẳng định. Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ đã được chứng minh có thể dẫn tới ung thư thận như:

- Hút thuốc lá: Đây là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây nên ung thư thận. Khoảng 30% nam giới và khoảng 24% nữ giới khi hút nhiều thuốc lá thì đều mắc phải căn bệnh quái ác này.

- Tiếp xúc hóa chất: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người làm việc có tiếp xúc với những hóa chất này có tỷ lệ mắc bệnh khá cao, điển hình như công nhân nghề in, hóa chất, công nhân nhuộm hoặc những người thường xuyên tiếp xúc với xăng dầu.

- Yếu tố di truyền: Bệnh có khả năng khởi phát ở nhiều người trong cùng một gia đình. Những đối tượng bị khuyết một đoạn ở NST 3 hoặc chuyển vị của các NST 3 và NST 8 cũng sẽ có tỷ lệ mắc ung thư thận khá cao.

Dấu hiệu ung thư thận

Tiểu ra máu: Triệu chứng này khá phổ biến, với khoảng 80% bệnh nhân đều gặp phải.

Đau ở vùng thắt lưng: Người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, đau do khối u phát triển với kích thước to ra khiến cho bao thận bị căng. Một vài trường hợp có thể đi kèm theo những cơn đau quặn thận vì máu cục làm cho đường niệu bị tắc nghẽn.

Mệt mỏi: Mệt mỏi kéo dài có thể thực sự là một dấu hiệu của ung thư thận.

Giảm cân: Thận đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tiêu hóa. Khả năng tiêu hóa và hấp thu thực ăn sẽ bị ảnh hưởng nếu thận bị ảnh hưởng. Do vậy, giảm cân là một triệu chứng phổ biến của ung thư thận.

Các rối loạn liên quan đến máu: Các khối u thận có thể dẫn tới thiếu máu, mất cân bằng điện giải hoặc canxi hoặc các rối loạn liên quan đến máu khác.

Dau hieu benh mo nhat, co gai 28 tuoi nhan ket qua ung thu-Hinh-2

Chuyên gia 'điểm mặt' các yếu tố nguy cơ gây ung thưCùng với bệnh lý tim mạch, ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

Tưởng nhầm bị bệnh trĩ, người đàn ông nhận kết quả mắc ung thư

Dù xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe nhưng người bệnh vẫn chủ quan không đi thăm khám ngay vì nghĩ rằng mình chỉ mắc bệnh trĩ. Kết quả sinh thiết cho thấy bệnh nhân nhận bị ung thư.

Tưởng nhầm bị bệnh trĩ, người đàn ông nhận kết quả mắc ung thư

Khoảng nửa tháng nay, ông T.V.B (SN 1961, ở Uông Bí, Quảng Ninh) đại tiện thường xuyên có máu đỏ lẫn trong phân. Tuy nhiên không thấy đau bụng, sốt, hay gầy sút cân, người đàn ông này cho rằng mình mắc bệnh trĩ và không đi khám.

Đến ngày 26/12/2022, tình trạng đại tiện ra máu không thuyên giảm, người bệnh đi khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), được chỉ định nội soi trực tràng.

Qua nội soi các bác sĩ thấy cách rìa hậu môn khoảng 3cm có tổn thương loét sùi kích thước khoảng 30mm, bờ nham nhở, đáy có giả mạc bẩn, mủn bở, sinh thiết 6 mảnh tổn thương gửi giải phẫu bệnh.

Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy người này mắc ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Sau đó, người bệnh B. được chỉ định nhập viện để điều trị.

Tương tự bệnh nhân N.Đ.L (SN 1946 ở Uông Bí) bị bệnh trĩ nhiều năm. Đợt này thường xuyên đại tiện ra máu, nghĩ bệnh trĩ tái phát, người bệnh tự mua thuốc uống nhưng tình trạng không đỡ. Bệnh nhân L. tới viện khám và được chỉ định nội soi đại trực tràng.

Khi nội soi các bác sĩ phát hiện tại đại tràng sigma có tổn thương u sùi thâm nhiễm gây chít hẹp một phần chu vi đại tràng trên đoạn dài khoảng 3cm, được sinh thiết tổn thương gửi giải phẫu bệnh. Kết quả giải phẫu bệnh ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa và được chỉ định nhập viện điều trị.

Các bác sĩ thông tin đại tiện ra máu là biểu hiện hay gặp của chảy máu tiêu hóa thấp, một số trường hợp chảy máu tiêu hóa cao như loét dạ dày chảy máu cũng có thể có tình trạng đại tiện ra máu.

Trong đó, chảy máu tiêu hóa thấp có thể do các nguyên nhân như: ung thư đại trực tràng, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu túi thừa đại tràng, chảy máu ruột non...

Các bệnh lý này sẽ có những tiên lượng bệnh, mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng dễ gây nhầm lẫn nên người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh ngay khi có triệu chứng bất thường.

Vì vậy, người dân khi có triệu chứng đại tiện ra máu bất thường, đau bụng, gầy sút cân... cần thăm khám tại cơ sở y tế, không nên chủ quan, tránh để trường hợp bệnh đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Người đàn ông có bộ mặt chảy xệ lạ kỳ, căn bệnh hiếm gặp

Một người đàn ông ở Ấn Độ bị mắc một căn bệnh hiếm gặp khiến khuôn mặt của anh ấy chảy xệ khủng khiếp.

Người đàn ông có bộ mặt chảy xệ lạ kỳ, căn bệnh hiếm gặp

Nguoi dan ong co bo mat chay xe la ky, can benh hiem gap

Khối u to choán hết nửa mặt.

Govardhan Das, 52 tuổi, nói: “Mọi người chế giễu tôi và gọi tôi bằng nhiều cái tên khác nhau nhưng tôi không bận tâm về chúng".

Triệu chứng suy thận sớm cần đặc biệt chú ý

Ngoài đau lưng, bệnh nhân suy thận có thể không muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng. Bác sĩ cảnh báo một số triệu chứng suy thận sớm người dân cần chú ý để đi khám.

Triệu chứng suy thận sớm cần đặc biệt chú ý

Thận giúp con người duy trì sự sống. Cơ quan này có nhiệm vụ lọc máu nhằm loại bỏ các chất thải, lượng nước dư thừa, duy trì sự cân bằng của muối và chất điện giải có trong máu, hỗ trợ điều chỉnh huyết áp. Đây là cơ quan dễ tổn thương và dễ mắc các vấn đề nguy hiểm.

Suy thận là hiện tượng thận bị suy giảm chức năng, được chia làm 2 loại dựa theo thời gian mắc bệnh, gồm suy thận cấp và suy thận mạn.

Triệu chứng suy thận sớm thường nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nếu bệnh nhân không đi khám.

Trieu chung suy than som can dac biet chu y

Thận là cơ quan có vị trí ở sau lưng, nằm 2 bên cột sống và ở trên eo. Ảnh: BSCC

Đau đầu, mệt mỏi và cơ thể bị suy nhược

Đa phần những bệnh nhân mắc thận mạn tính đều bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu sẽ diễn ra khi hiệu suất hoạt động của thận ở mức 20 - 50%. Nếu bạn đã nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng vẫn tiếp diễn tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống cần phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Da khô và ngứa ngáy

Quả thận khỏe mạnh sẽ thực hiện tốt những công việc như loại bỏ các chất thải và chất dư thừa trong máu, hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và giúp duy trì mức khoáng chất phù hợp với bệnh nhân. Nếu da bị khô và ngứa thì đây là dấu hiệu suy thận cần phải lưu ý.

Mùi hôi miệng kèm vị kim loại

Những chất thải tích trữ trong máu khiến vị thức ăn bị thay đổi và để lại vị kim loại trong miệng bệnh nhân. Hôi miệng là biểu hiện tình trạng tích trữ nhiều độc tố trong máu. Bệnh nhân không còn cảm giác muốn ăn thịt và không thấy ngon miệng khi ăn, dễ gây tình trạng sụt cân vì thiếu dinh dưỡng.

Khó thở

Bệnh nhân suy thận có thể mắc phải tình trạng khó thở, đặc biệt là sau những hoạt động gắng sức có liên quan đến 2 cơ chế. Trước tiên, cơ thể sẽ bị ứ dịch do thận lọc không hiệu quả và làm suy giảm hoạt động của phổi. Tiếp theo việc thiếu lượng hồng cầu làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy cho cơ thể và gây ra hiện tượng khó thở.

Đau lưng

Dấu hiệu suy thận thường gặp chính là đau lưng ở vị trí nằm dưới khung xương sườn, bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau lan ra phía trước của vùng chậu hoặc hông.

Huyết áp cao

Đây là triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân phát hiện lần đầu. Hệ thống tuần hoàn và thận có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Thận có nhiệm vụ lọc chất thải từ máu. Nếu như mạch máu bị tác động, những nephron lọc máu không được cung cấp đủ oxy và các chất dinh dưỡng.

Thay đổi khi đi vệ sinh

Thận đóng vai trò sản sinh nước tiểu và loại bỏ các chất thải bằng đường tiểu. Vì vậy không được chủ quan những thay đổi như tần suất, mùi, màu sắc, số lần tiểu trong ngày, đi tiểu có máu,…

Khám cho bệnh nhân có những dấu hiệu trên, ngoài quy trình khám, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để tầm soát bệnh thận như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh...

Biến chứng suy thận có thể gây ra

- Biến chứng tim mạch là nguyên nhân tử vong chính (40-60%) như viêm màng ngoài tim, tràn dịch màng ngoài tim, bệnh cơ tim do urê máu cao, tăng huyết áp, phì đại thất trái, bệnh mạch vành, viêm nôi tâm mạc nhiễm khuẩn, rối loạn nhịp tim

- Rối loạn cân bằng nước điện giải và nhiễm toan máu có thể dẫn tới phù phổi cấp

- Tăng lượng kali trong máu gây rối loạn nhịp tim ảnh hưởng đến tính mạng.

- Cơ thể bị thiếu máu.

- Giảm ham muốn tình dục

- Tổn thương ở hệ thần kinh trung ương khiến bệnh nhân mất khả năng tập trung, tính cách thay đổi hoặc xuất hiện co giật, thậm chí hôn mê

- Suy giảm phản ứng miễn dịch khiến bệnh nhân dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn

- Loạn dưỡng xương: viêm xơ xương, nhuyễn xương và bệnh xương bất hoạt

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.