Đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo, hậu duệ nhà Nguyễn nói gì?

Sau khi trang Drouot.com của Pháp công bố thông tin sẽ bán đấu giá chiếc ấn vàng Hoàng đế chi bảo niên đại triều vua Minh Mạng vào ngày 31/10, hậu duệ nhà Nguyễn đã gửi văn bản phản đối.

Vào ngày 27/10, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam (hoàng tộc nhà Nguyễn) cho biết đã có văn bản gửi ông Jean Gauchet, Giám định viên của hãng đấu giá Millon (Pháp), yêu cầu hủy bỏ cuộc đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo và chiếc bát vàng vua Khải Định dự kiến diễn ra vào ngày 31/10.
Trong văn này, Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam khẳng định Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên đã ký Công ước UNESCO vào năm 1970 nhằm tăng cường cuộc chiến chống buôn bán các hiện vật văn hóa từ năm 2005.
Dau gia an Hoang de chi bao, hau due nha Nguyen noi gi?
Ấn Hoàng đế chi bảo được trang Drouot.com thông báo sẽ bán đấu giá vào ngày 31/10. Ảnh: Drouot.com.
Hội đồng Nguyễn Phúc tộc Việt Nam - hậu duệ của các vua chúa triều Nguyễn - là tổ chức kế thừa chính thức những nghĩa vụ của vương triều Nguyễn. Trong văn bản gửi Millon của Nguyễn Phúc tộc nêu rõ: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi bảo vật quốc gia Việt Nam được rao bán như những thỏi vàng một cách rất thông thường…. Chúng tôi đang nghiên cứu về quyền pháp lý và cách thức mà vị vua cuối cùng của Việt Nam, đức vua Bảo Đại "được cho là" đã chuyển nhượng quyền thừa kế, trong khi chiếc ấn Hoàng đế chi bảo và chiếc bát vàng là hai vật quốc bảo. Với giá ước lượng mà ông đã đề ra, theo chúng tôi, bản thân đức vua Bảo Đại đủ trí tuệ để hiểu rằng ngài không được phép tiếm quyền chuyển nhượng, dù nhà tổ chức đấu giá Millon có trình ra giấy thừa kế đến từ bất cứ công chứng viên nào".
Dau gia an Hoang de chi bao, hau due nha Nguyen noi gi?-Hinh-2
Ấn Hoàng đế chi bảo quý hiếm của triều Nguyễn. Ảnh: Drouot.com.
Ấn Hoàng đế chi bảo là vật quốc bảo có giá trị cao, thu hút sự quan tâm của giới buôn đồ cổ thế giới. Theo các chuyên gia, đây là chiếc kim bảo lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn, được đúc vào năm thứ 4 đời vua Minh Mạng (1823). Cổ vật này được làm bằng chất liệu bằng vàng, nặng 10,78 kg. Dưới đế của chiếc ấn khắc dòng chữ bốn ký tự bằng chữ Hán: “Hoàng đế chi bảo”, nghĩa là: “Kho báu của Hoàng đế”. Kích thước ấn: chiều cao 10,4 cm, chiều dài: 13,8 cm, chiều rộng: 13,7 cm. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến vị vua cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại.
Dau gia an Hoang de chi bao, hau due nha Nguyen noi gi?-Hinh-3
Bốn ký tự bằng chữ Hán được khắc dưới chân đế của ấn là “Hoàng đế chi bảo”, có nghĩa là: “Kho báu của Hoàng đế”. Ảnh: Drouot.com.
Trang Drouot.com giới thiệu ấn vàng quý hiếm Hoàng đế chi bảo của hoàng đế Minh Mạng (1791 - 1841) là ấn vàng quan trọng của Việt Nam, có đế hình vuông kép chồng lên nhau, chuôi hình rồng với năm móng cuộn lại và đầu rồng ngẩng lên mang ký tự “vương”, nghĩa là vua, đuôi nhô cao ở phía sau đầu, kết thúc theo hình xoắn ốc. Sống lưng nhô ra tô điểm cho cơ thể có vảy của rồng, đầu tua tủa những chiếc sừng để lộ mõm sư tử, răng nanh lộ ra. Bốn chân neo chắc chắn và kết thúc bằng năm móng vuốt.

Tận mục “Môn Hạ Sảnh Ấn”, chiếc ấn cổ vô giá của nhà Trần

(Kiến Thức) - Cho tới nay, không có nhiều phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam. “Môn Hạ Sảnh Ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội dung rõ ràng, niên đại cụ thể liên quan đến lịch sử hành chính trung ương thời Trần.

Tan muc “Mon Ha Sanh An”, chiec an co vo gia cua nha Tran
 Được phát hiện vào năm 1962 tại xã Hương Giang, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, ấn đông “Môn Hạ Sảnh Ấn” là hiện vật lịch sử vô giá của nhà Trần – một triều đại vàng son trong lịch sử Việt Nam.

Ngọc quý của vua triều Nguyễn có gì đặc biệt?

Dù không sưu tầm được đủ hiện vật, ấn chương ở triều Nguyễn vẫn còn để lại "số phận" lịch sử của mình trên các văn bản được lưu trữ đến ngày hôm nay.
 

Theo sách Ấn chương trên châu bản triều Nguyễn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I biên soạn, NXB Hà Nội, 2013), ấn chương của triều Nguyễn gồm các loại hình bảo tỷ, ấn, chương, quan phòng, đồ ký, kiềm ký, tín ký, ký, triện… Mỗi loại có quy định riêng, chặt chẽ trong chế tác, quản lý và sử dụng.

Theo các tác giả biên soạn sách, các hiện vật ấn tín nước ta thời xưa, đặc biệt là ấn của vua và triều đình, do thời gian và chiến tranh nên còn lại không nhiều. Hiện nay, chúng ta chỉ lưu lại được một số kim ngọc bảo tỷ được chế tác dưới triều Nguyễn, đang được Viện Bảo tàng Lịch sử quản lý. Một số ấn tín khác đang lưu tại bảo tàng địa phương, nhưng nói chung số hiện vật ấn tín này không đầy đủ và khó tiếp cận.

Đọc nhiều nhất

Tin mới