Đấu giá 55 lô đất Thủ Thiêm: Ai được tham gia, nộp hồ sơ thế nào?

(Kiến Thức) - Về việc 55 lô đất khai thác còn lại trong khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến thu về gần 22.000 tỷ đồng sắp được đấu giá, dư luận quan tâm, ai được tham gia, nộp hồ sơ thế nào?

Liên quan việc Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm vừa có báo cáo UBND TP.HCM cho biết việc đấu giá 55 lô đất khai thác còn lại trong khu đô thị mới Thủ Thiêm dự kiến thu về gần 22.000 tỷ đồng, dư luận quan tâm việc ai được tham gia đấu giá, nộp hồ sơ như thế nào?
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Thế Minh - trưởng Ban quản lý Thủ Thiêm cho biết, phương án đấu giá sẽ do Trung tâm phát triển quỹ đất đề xuất và UBND TP HCM phê duyệt.
Theo quy định của Luật đấu giá thì cá nhân cũng được tham gia đấu giá nếu đáp ứng đủ các yêu cầu trong phương án đấu giá được phê duyệt. Tuy nhiên khi triển khai dự án trên các lô đất thì phải thành lập pháp nhân đủ điều kiện, kinh nghiệm năng lực làm dự án theo quy định.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, theo quy định tại Luật đấu giá tài sản 2016, tại điều 38, đăng ký tham gia đấu giá quy định, cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.
Dau gia 55 lo dat Thu Thiem: Ai duoc tham gia, nop ho so the nao?
Một góc khu đô thị Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ 
Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 2 ngày.
Ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá.
Quy định cũng nêu rõ những trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá như: Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá; người trực tiếp giám định, định giá tài sản; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;
Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;
Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản này;
Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.
Tại điều 39 quy định, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Tổ chức đấu giá tài sản chỉ được thu tiền đặt trước của người tham gia đấu giá trong thời hạn 3 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá, trừ trường hợp tổ chức đấu giá tài sản và người tham gia đấu giá có thỏa thuận khác nhưng phải trước ngày mở cuộc đấu giá. Tổ chức đấu giá tài sản không được sử dụng tiền đặt trước của người tham gia đấu giá vào bất kỳ mục đích nào khác.
Người tham gia đấu giá có quyền từ chối tham gia cuộc đấu giá và được nhận lại tiền đặt trước trong trường hợp có thay đổi về giá khởi điểm, số lượng, chất lượng tài sản đã niêm yết, thông báo công khai; trường hợp khoản tiền đặt trước phát sinh lãi thì người tham gia đấu giá được nhận tiền lãi đó.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm trả lại khoản tiền đặt trước và thanh toán tiền lãi (nếu có) trong trường hợp người tham gia đấu giá không trúng đấu giá trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá hoặc trong thời hạn khác do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này.
Trường hợp trúng đấu giá thì khoản tiền đặt trước và tiền lãi (nếu có) được chuyển thành tiền đặt cọc để bảo đảm thực hiện giao kết hoặc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc thực hiện nghĩa vụ mua tài sản đấu giá sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Việc xử lý tiền đặt cọc thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định Luật Đấu giá tài sản 2016, thủ tục đăng ký tham gia cũng nêu rõ, người tham gia đăng ký đấu giá phải có đầy đủ Giấy tờ cần thiết kèm theo hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá như:
Trường hợp cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước, hoặc Giấy ủy quyền và bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước của người đại diện theo uỷ quyền trong trường hợp ủy quyền cho người khác tham gia đấu giá;
Trường hợp là tổ chức đăng ký tham gia đấu giá đất Thủ Thiêm:
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước của người đại diện theo pháp luật hoặc Giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật và bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước của người đại diện theo uỷ quyền; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.
Tại điều 40 quy định về hình thức đấu giá, phương thức đấu giá nêu rõ: Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá: Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá; Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; Đấu giá trực tuyến.
Phương thức đấu giá đất Thủ Thiêm bao gồm: Phương thức trả giá lên; Phương thức đặt giá xuống. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
Giá khởi điểm đấu giá 55 lô đất Thủ Thiêm “rẻ như cho”?
Trao đổi với báo chí về việc 55 lô đất với tổng diện tích gần 794.000m2 nhưng nguồn thu dự kiến có được từ bán đấu giá chỉ gần 22.000 tỷ đồng là rất thấp, ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết, đó chỉ là con số thẩm định của năm 2016 mà Ban quản lý lấy lại để báo cáo cho UBND TP chứ không phải giá ở thời điểm hiện tại.
Đồng thời cho hay, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ có yêu cầu hai bộ Tài nguyên - môi trường và Tài chính hướng dẫn Thành phố về phương pháp thẩm định giá nhằm xác định giá khởi điểm để tổ chức đấu giá.
Tuy nhiên, hiện hai bộ này chưa có hướng dẫn phương pháp thẩm định giá liên quan đến các lô đất nên ban quản lý chưa có cơ sở nào để tính toán lại mức giá mới.
Do đó, ban phải tạm lấy giá cũ tính ở thời điểm năm 2016 để báo cáo UBND TP HCM, với mục đích trong trường hợp tính theo giá thấp nhất, thì số tiền tối thiểu mà Thành phố thu được từ tiền sử dụng đất, từ quỹ nhà tái định cư sẽ là bao nhiêu. Số tiền này có đủ để thành phố chi trả lại phần tiền trước đây đã chi tạm ứng hơn 26.300 tỷ đồng đầu tư cho Thủ Thiêm mà kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra hay không. Mục đích của báo cáo chỉ là vậy, chứ đó không phải là giá khởi điểm để đấu giá các lô đất trong lúc này.
Ông Nguyễn Thế Minh cũng cho biết, hiện ban quản lý vẫn đang thực hiện công tác thẩm định giá.

Chiều nay họp báo về khu đô thị mới Thủ Thiêm

(Kiến Thức) - Nội dung chính của cuộc họp báo là để công bố việc xử lý theo quy định đối với cán bộ, công chức có vi phạm trong quản lý nhà nước ở khu đô thị mới Thủ Thiêm và nhiều thông tin khác.

Chiều 14/8, dự kiến UBND TP HCM sẽ tổ chức họp báo về dự án Khu đô thị mới Thủ ThiêmCuộc họp báo dự kiến diễn ra lúc 16h do ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM chủ trì.

Nội dung chính của cuộc họp báo là để công bố kế hoạch, tiến độ cụ thể trong năm 2019 (13 đầu việc) thực hiện Kết luận 1037 ngày 26/6 của Thanh tra Chính phủ về Khu đô thị mới Thủ Thiêm; xử lý theo quy định đối với cán bộ, công chức có vi phạm trong quản lý nhà nước.

Sai phạm ở Thủ Thiêm: Xem xét trách nhiệm cựu lãnh đạo TP HCM

(Kiến Thức) - Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Trung ương đang xem xét vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng cựu lãnh đạo TP theo diện Trung ương quản lý liên quan đến sai phạm ở Thủ Thiêm.

Chiều 14/8, UBND TP.HCM họp báo công bố thông tin việc triển khai thực hiện Kết luận 1037 của Thanh tra Chính phủ liên quan dự án Khu đô thị mới Thủ ThiêmBuổi họp báo do ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì.

Trả lời báo chí về việc xác định ranh quy hoạch khu 4,3 ha ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch UBND Quận 2, cho biết đã tiếp các hộ dân trong khu 4,3 ha.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.