Đặt tượng Đại Phật ở ngã ba sông có thể “trấn yểm” thủy quái?

Quả nhiên khi Lạc Sơn Đại Phật hoàn thành, thuyền bè đi lại đều bình an vô sự và không gặp tai nạn như trước. Vậy thực hư chuyện này ra sao?

Đặt tượng Đại Phật ở ngã ba sông có thể “trấn yểm” thủy quái?

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật Di Lặc ngồi được tạc thẳng vào vách đá núi Lăng Vân, đoạn giao giữa ba sông Miên Dương, Thanh Long và Đại Độ thuộc thành phố Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Với chiều cao kỷ lục 71m, Lạc Sơn Đại Phật được ghi nhận là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới.

Bức tượng này ra đời không chỉ đơn thuần để người dân ngắm cảnh hay chiêm bái mà bắt nguồn từ những vụ tai nạn kỳ lạ từ cách đây hơn 1.300 năm.

Dat tuong Dai Phat o nga ba song co the “tran yem” thuy quai?

Bức tượng Lạc Sơn Đại Phật hơn 1.300 tuổi được tạc vào núi Lăng Vân là tượng Phật làm bằng đá lớn nhất thế giới. Ảnh: Internet

Tương truyền rằng đoạn ngã ba sông dưới chân núi Lăng Vân này không rõ vì sao mà nước hung hãn chảy xiết như thiên binh vạn mã, người đi qua liên tục gặp tai ương. Đặc biệt vào mùa hè, nước đánh vào vách đá dữ dội, đánh lật thuyền bè gây ra thương vong nhiều vô kể.

Dưới thời nhà Đường, một vị hòa thượng của có tên là Hải Thông đứng từ trên núi nhìn xuống ngã ba sông, nhận thấy địa hình nơi đây có điều bất ổn.

CCTV kể lại, Hải Thông hòa thượng cho rằng dưới sông có loài thủy quái quẫy nhiều nên mới xảy ra tai nạn liên miên, ông mất 20 năm ròng kêu gọi dân chúng cùng nhau quyên góp để xây bức tượng Phật Di Lặc, "trấn yểm" đoạn sông.

“Phật tổ thống kỷ” có ghi, cảnh tượng khi hòa thượng Hải Thông khai tạc tượng Phật vô cùng hùng tráng: “Trên vách núi Lăng Vân kẻ qua người lại, tiếng búa vang như sấm, tiếng đá văng như mưa, từng mảnh đá ầm ầm rơi xuống rung chuyển cả một vùng, thủy quái cũng khiếp sợ”.

Dat tuong Dai Phat o nga ba song co the “tran yem” thuy quai?-Hinh-2

Bức tượng cao 71m được làm hoàn toàn từ đá, ngoại trừ phần tai làm từ gỗ phủ đất sét. Ảnh: Sohu

Đại Phật tạc xong có chiều cao 71 mét, bức tượng mô tả Phật Di Lặc đang ngồi với hai tay đặt trên đầu gối. Số liệu từ Baike cho thấy, thân của tượng Phật cao 59,98 m, đầu cao 14,7 m, mắt rộng 3,3 m, mũi dài 5,6 m, miệng rộng 3,3 m, tai dài 7 m. Người đứng bên dưới cao lớn đến mấy cũng chỉ cao bằng ngón chân của tượng Phật.

Bức tượng được xây từ đầu thời kỳ vị trì của Hoàng đế Đường Huyền Tông (năm 713) tới năm Đức Tông thứ 19 (năm 803), tức là mất tới 90 năm để hoàn thành.

Quả nhiên khi Lạc Sơn Đại Phật hoàn thành, đoạn ngã ba sông này hiền hòa hơn hẳn, thuyền bè đi lại đều bình an vô sự và không gặp tai nạn như trước.

Bức tượng Phật nguy nga ở ngã ba sông có thể "trấn yểm" thủy quái bỗng nhiên trở thành câu chuyện được lưu truyền rộng rãi khắp Trung Quốc.

Lý giải của khoa học

Mặc dù ý tưởng bức tượng có thể "trấn yểm" loài thủy quái vô hình dưới lòng sông là điều không khả thi với khoa học hiện đại, tuy nhiên một số chuyên gia vẫn nhận định rằng Lạc Sơn Đại Phật có liên quan trực tiếp tới việc giảm thiểu các vụ tai nạn ở ngã ba sông này.

Dưới góc nhìn khoa học, khu vực ngã ba sông như chân núi Lăng Vân là nơi giao thoa giữa các dòng chảy nên nước chảy rất xiết và có nhiều xoáy nước nguy hiểm, người không có kinh nghiệm sông nước dễ gặp tai nạn khi qua đây.

Dat tuong Dai Phat o nga ba song co the “tran yem” thuy quai?-Hinh-3

Việc xây dựng bức tượng đã làm thay đổi các dòng chảy ở khu vực ngã ba sông. Ảnh: Internet

Khi chạm khắc bức tượng Lạc Sơn Đại Phật, một lượng lớn đất đá từ trên núi đã rơi xuống đã đổ xuống, chất thành đống dưới lòng sông. Điều này trực tiếp làm đổi chiều các dòng chảy. Ngã ba sông từ đó sẽ có ít xoáy nước, hiền hòa hơn, thuyền bè có thể qua lại an toàn.

Ngày nay, Lạc Sơn Đại Phật đã là một công trình cổ hơn 1.300 năm tuổi. Tượng vừa có giá trị tâm linh, vừa có giá trị du lịch, giúp tỉnh Tứ Xuyên thu hút tới hàng triệu lượt khách tới thăm quan mỗi năm.

Tháng 6/1996, Lạc Sơn Đại Phật cùng khu vực núi Nga Mi với phong cảnh hữu tình đã trở thành di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Sự thật "sốc" tượng Phật cao nhất TG bỗng dưng nhắm mắt, đổ lệ

Nằm ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng được cho là 4 lần nhắm mắt và "đổ lệ". Các nhà khoa học tin rằng đã tìm ra lời giải cho hiện tượng kỳ bí này. 

Sự thật "sốc" tượng Phật cao nhất TG bỗng dưng nhắm mắt, đổ lệ
Su that
 Bức tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới có tên Lạc Sơn Đại Phật nằm trong núi Lăng Vân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Kể từ khi hoàn thành tới nay, bức tượng từng 4 lần nhắm mắt và "nhỏ lệ". Mỗi lần như vậy được cho là điềm báo con người sắp gặp thảm kịch tồi tệ.

Tượng Phật lớn thứ hai TG bỗng dưng xuất hiện sau 700 năm "mất tích"

Mông Sơn Đại Phật là bức tượng tượng Phật lớn thứ hai thế giới và được coi là quốc bảo của Trung Quốc. Có từ thời Bắc Tề, bức tượng kỳ vĩ này "mất tích" trong hơn 700 năm. Đến năm 1983, Mông Sơn Đại Phật được tìm thấy.

Tượng Phật lớn thứ hai TG bỗng dưng xuất hiện sau 700 năm "mất tích"
Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều triều đại ở Trung Quốc cho tạc nhiều bức tượng Phật. Trong đó, Mông Sơn Đại Phật là bức tượng Phật lớn thứ hai thế giới được nhiều người biết đến. 

Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
 Theo các sử liệu, Mông Sơn Đại Phật được các thợ thủ công chạm khắc trên vách đá trên một ngọn núi phía sau chùa Khai Hoa ở phía Tây Bắc Mông Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Bức tượng Phật này được tạo ra vào thời Bắc Tề (khoảng thế kỷ 6).

Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
 Toàn bộ kinh phí xây dựng Mông Sơn Đại Phật do hoàng đế Ôn Viễn của nhà Bắc Tề trích từ ngân khố. Đến thời nhà Tùy, chùa Khai Hoa được tu sửa. Khi ấy, bức tượng Phật khổng lồ cũng được trùng tu.

Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
 Thế nhưng, trong nhiều thập kỷ sau, tình hình chính trị trong nước có nhiều biến động nên Mông Sơn Đại Phật cũng gặp không ít biến cố. Trong số này có việc suốt 6 năm trị vì, Đường Vũ Tông đàn áp Phật giáo khiến nhiều ngôi chùa bị ảnh hưởng. Chùa Khai Hoa là một trong số đó và bức tượng Mông Sơn Đại Phật cũng bị cuốn vào các biến cố của các triều đại.

Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
Đến cuối thời nhà Nguyên, chùa Khai Hoa bị thiêu rụi. Bức tượng Mông Sơn Đại Phật biến mất khỏi sử sách. Không ai biết số phận bức tượng Phật này như thế nào. Một số người cho rằng bức tượng có thể cũng bị phá hủy. 

Tuong Phat lon thu hai TG bong dung xuat hien sau 700 nam
 Năm 1385, nhà Minh xây dựng lại chùa Khai Hoa nhưng không chú ý đến Mông Sơn Đại Phật. Từ đó, bức tượng Phật biến mất gây nhiều tò mò. Phải đến năm 1983, một nhân viên trong chính quyền thành phố Thái Nguyên tình cờ phát hiện một địa điểm có hình dáng giống một bức tượng Phật. Phần đầu và dưới ngực của bức tượng bị vùi lấp trong lớp đất đá.

Bí ẩn kho báu bên trong tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới

Bức tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới Lạc Sơn Đại Phật luôn là một bí ẩn lớn đối với các nhà khảo cổ học dù trải qua hàng nghìn năm.

Bí ẩn kho báu bên trong tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới
Bi an kho bau ben trong tuong Phat bang da lon nhat the gioi
 Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới với chiều cao 71m. Bức tượng này nằm ở vách núi Lăng Vân thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, được xây dựng từ năm 713 thời nhà Đường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới