Đặt chân lên tàu sân bay hạt nhân lớn nhất thế giới

Đặt chân lên tàu sân bay hạt nhân lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Số lượng máy bay có thể được triển khai trên tàu sân bay hạt nhân lớn nhất thế giới này có thể lên tới gần 100 chiếc các loại và tối thiểu cũng 75 chiếc.

Có độ giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài 337 mét, rộng 41 mét và cao 76 mét,  tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R Ford (CVN-78) hiện đang là lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới do hãng đóng tàu Newport News chế tạo cho Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Có độ giãn nước khoảng 100.000 tấn, dài 337 mét, rộng 41 mét và cao 76 mét, tàu sân bay hạt nhân USS Gerald R Ford (CVN-78) hiện đang là lớp tàu sân bay lớn nhất thế giới do hãng đóng tàu Newport News chế tạo cho Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Giống như nhiều lớp tàu sân bay trước đó của Hải quân Mỹ phía sau của tàu sân bay USS Gerald R. Ford với cửa hậu cho phép nó triển khai được cả các loại phương tiện lội nước. Nguồn ảnh: BI.
Giống như nhiều lớp tàu sân bay trước đó của Hải quân Mỹ phía sau của tàu sân bay USS Gerald R. Ford với cửa hậu cho phép nó triển khai được cả các loại phương tiện lội nước. Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chứa máy bay của tàu sân bay lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chứa máy bay của tàu sân bay lớn nhất thế giới. Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chứa máy bay có rất nhiều thang máy và cửa thông giữa các tầng trong khoang chứa, cho phép thuỷ thủ sắp xếp hợp lý các máy bay nằm trong kho chứa này. Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chứa máy bay có rất nhiều thang máy và cửa thông giữa các tầng trong khoang chứa, cho phép thuỷ thủ sắp xếp hợp lý các máy bay nằm trong kho chứa này. Nguồn ảnh: BI.
Tượng của cựu Tổng thống Mỹ Gerald R.Ford - cái tên vinh dự mà tàu USS Gerald R. Ford được đặt theo. Theo truyền thống lâu đời của Mỹ, tàu sân bay của nước này đều được đặt theo tên chính khách, phần lớn là Tổng thống hoặc những nhân vật có ảnh hưởng. Nguồn ảnh: BI.
Tượng của cựu Tổng thống Mỹ Gerald R.Ford - cái tên vinh dự mà tàu USS Gerald R. Ford được đặt theo. Theo truyền thống lâu đời của Mỹ, tàu sân bay của nước này đều được đặt theo tên chính khách, phần lớn là Tổng thống hoặc những nhân vật có ảnh hưởng. Nguồn ảnh: BI.
Đường băng trên USS Gerald R. Ford rộng 78 mét và dài 332 mét tương đương so với người tiền nhiệm của mình lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz. Nguồn ảnh: BI.
Đường băng trên USS Gerald R. Ford rộng 78 mét và dài 332 mét tương đương so với người tiền nhiệm của mình lớp tàu sân bay hạt nhân Nimitz. Nguồn ảnh: BI.
Tất nhiên với chiều dài như trên không một loại máy bay nào có thể cất cánh được từ USS Gerald R. Ford nếu không có sự hỗ trợ từ máy phóng điện từ (trước đó là máy phóng hơi nước). Ngay cả khi hạ cánh các máy bay cũng sử dụng cáp hãm để hãm tốc do đường bằng không đủ chiều dài. Nguồn ảnh: BI.
Tất nhiên với chiều dài như trên không một loại máy bay nào có thể cất cánh được từ USS Gerald R. Ford nếu không có sự hỗ trợ từ máy phóng điện từ (trước đó là máy phóng hơi nước). Ngay cả khi hạ cánh các máy bay cũng sử dụng cáp hãm để hãm tốc do đường bằng không đủ chiều dài. Nguồn ảnh: BI.
Một chiếc trinh sát cơ loại E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn ảnh: BI.
Một chiếc trinh sát cơ loại E-2C Hawkeye cất cánh từ tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Nguồn ảnh: BI.
Khoang điều tiết máy bay trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Điểm đặc biệt là khoang này có thể nâng lên và hạ xuống vừa khít với đường băng. Từ khoang này, các sĩ quan điều tiết không lưu sẽ hướng dẫn và kiểm đếm số lượng máy bay đã cất - hạ cánh trên đường băng. Nguồn ảnh: BI.
Khoang điều tiết máy bay trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Điểm đặc biệt là khoang này có thể nâng lên và hạ xuống vừa khít với đường băng. Từ khoang này, các sĩ quan điều tiết không lưu sẽ hướng dẫn và kiểm đếm số lượng máy bay đã cất - hạ cánh trên đường băng. Nguồn ảnh: BI.
Rãnh thải bom mang tên Bomb Jettison Ramps. Kể từ sau vụ tai nạn năm 1967 trên tàu sân bay US Forrestal khi bom trên máy bay phát nổ, rãnh thải bom này đã được ra đời để phi hành đoàn và nhân viên trên tàu sân bay có thể thả bom, tên lửa theo rãnh này thẳng xuống biển, tránh phát nổ trên đường băng. Nguồn ảnh: BI.
Rãnh thải bom mang tên Bomb Jettison Ramps. Kể từ sau vụ tai nạn năm 1967 trên tàu sân bay US Forrestal khi bom trên máy bay phát nổ, rãnh thải bom này đã được ra đời để phi hành đoàn và nhân viên trên tàu sân bay có thể thả bom, tên lửa theo rãnh này thẳng xuống biển, tránh phát nổ trên đường băng. Nguồn ảnh: BI.
Hệ thống tên lửa phòng không Sea Sparrow. Nguồn ảnh: BI.
Hệ thống tên lửa phòng không Sea Sparrow. Nguồn ảnh: BI.
Và hệ thống tên lửa RAM phòng không. Trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford có tổng cộng 2 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: BI.
Và hệ thống tên lửa RAM phòng không. Trên tàu sân bay USS Gerald R. Ford có tổng cộng 2 tổ hợp loại này. Nguồn ảnh: BI.
Đảo chỉ huy trên tàu và số hiệu tàu CVN-78 trên USS Gerald R. Ford . Nguồn ảnh: BI.
Đảo chỉ huy trên tàu và số hiệu tàu CVN-78 trên USS Gerald R. Ford . Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chỉ huy là phòng điều tiết không lưu của Không quân Hải quân với cách thức vận hành không khác gì một phòng điều phối không lưu của các sân bay dân sự trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Bên trong khoang chỉ huy là phòng điều tiết không lưu của Không quân Hải quân với cách thức vận hành không khác gì một phòng điều phối không lưu của các sân bay dân sự trên thế giới hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Và trên cùng là khoang chỉ huy với ghế ngồi của thuyền trưởng cùng các thành viên chủ chốt của tàu khi vận hành "lãnh thổ di động" trên biển của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Và trên cùng là khoang chỉ huy với ghế ngồi của thuyền trưởng cùng các thành viên chủ chốt của tàu khi vận hành "lãnh thổ di động" trên biển của Mỹ. Nguồn ảnh: BI.
Quan trọng không kém là một phòng vệ sinh cực kỳ rộng rãi và sạch sẽ. Nguồn ảnh: BI.
Quan trọng không kém là một phòng vệ sinh cực kỳ rộng rãi và sạch sẽ. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Tàu sân bay USS Gerald R. Ford trên biển.

GALLERY MỚI NHẤT