Đào mảnh đất cỏ không mọc nổi, chuyên gia phát hiện bí mật động trời

Chỉ từ một câu nói vô tình của lão nông, các chuyên gia Trung Quốc đã có phát hiện khảo cổ cực kỳ quan trọng.

Trong số những nhân vật của "Tam Quốc Diễn Nghĩa", Lữ Bố là một trong những nhân vật có thật trong lịch sử. Lữ Bố (160-199) là chiến tướng trứ danh cuối thời Đông Hán.
Dưới ngòi bút của La Quán Trung, Lữ Bố được xem là đệ nhất mãnh tướng thời Tam Quốc, được người đời xưng tụng là "Phi Tướng" nhờ tài cưỡi ngựa bắn cung phi phàm. Võ nghệ của Lữ Bố cùng chiến mã của người này đỉnh cao tới mức nhân gian lưu truyền câu nói nổi tiếng "Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố).
Dũng mãnh, thiện chiến là thế nhưng Lữ Bố cuối cùng lại bị Tào Tháo đánh bại và bỏ mạng ở thành Hạ Bì.
Cái chết của Lữ Bố đã được mô tả chi tiết trong “Tam Quốc Giải Nghĩa”. Chuyện kể rằng sau khi giết Đổng Trác, Lữ Bố chiếm Bộc Dương làm bản doanh và chiến đấu với Tào Tháo trong thời gian dài.
Dưới sức mạnh kinh ngạc của mãnh tướng trẻ tuổi, Tào Tháo nhiều phen thua cuộc và suýt mất mạng dưới tay của Lữ Bố ở Bộc Dương (bờ bắc của sông Hoàng Hà).
Dao manh dat co khong moc noi, chuyen gia phat hien bi mat dong troi
Hình ảnh Lữ Bố trên phim ảnh. Nguồn: Sohu
Năm Kiến An thứ ba (198), sau khi Lữ Bố chiếm Hạ Bì, Tào Tháo đích thân ra chinh phạt Lữ Bố. Gần 1 năm chinh chiến, Lữ Bố bị Tào Tháo đánh bại, thành Hạ Bì rơi vào tay Tào Tháo. Lữ Bố cuối cùng bị xử tử tại tháp Bạch Môn, cửa ngõ phía nam Hạ Bì.
Tuy nhiên, điều đáng tiếc đối với giới sử gia và nhà khảo cổ Trung Quốc là không có dấu vết khảo cổ nào về thành cổ Hạ Bì nơi Lữ Bố qua đời. Bí mật này đã bị dòng nước sông Hoàng Hà chôn vùi suốt trăm năm.
Vào năm thứ 5 dưới triều đại Nam Tống (1127–1279), sông Hoàng Hà đổi dòng và thành phố Hạ Bì bị ngập lụt và phá hủy hoàn toàn sau sự kiện đó. Về sau, Hạ Bì được xây dựng lại vào thời nhà Nguyên, nhưng do thiên tai diễn ra liên miên (lũ lụt, động đất) vào thời Khang Hy của nhà Thanh, thành Hạ Bì đã hoàn toàn chìm trong nước và không còn tồn tại.
Tưởng chừng địa điểm chứng kiến cái chết của mãnh tướng Lữ Bố vĩnh viễn bị chôn vùi trong quên lãng, thì cho đến một ngày năm 2017, một hoạt động khảo cổ do Viện Khảo cổ tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) khởi xướng đã đưa thành phố Hạ Bì bị chôn vùi hàng trăm năm này ra ánh sáng.
Kết quả từ các cuộc khảo sát cho thấy, tàn tích của thành phố cổ Hạ Bì vào thời nhà Minh (1368 - 1644) và nhà Thanh (1644 - 1911) là một khu thành phố hình chữ nhật, dài 630 mét từ đông sang tây, rộng 930 mét từ bắc xuống nam và có diện tích khoảng 600.000 mét vuông. Dưới địa điểm này còn có các di tích văn hóa từ thời nhà Tống (960 - 1279).
Việc khai quật những di tích này chứng minh rằng tàn tích thành phố cổ được các nhà khảo cổ khai quật chính là thành phố Hạ Bì trong ghi chép lịch sử.
Nhưng điều khiến các nhà khảo cổ bối rối là không có di tích Hạ Bì nào trước thời nhà Ngụy (220 - 266) và nhà Tấn (266 - 420) được khai quật tại địa điểm này, trong khi theo ghi chép lịch sử, Hạ Bì được xây dựng từ thời nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN).
Điều này có nghĩa là thành cổ Hạ Bì vào thời điểm Lữ Bố bị xử tử có thể đã biến mất hoàn toàn?
Chỉ có một khả năng là di tích Hạ Bì thời nhà Ngụy và nhà Tấn không thể tìm thấy ở Giang Tô. Hạ Bì cổ đó đã ở đâu? Các chuyên gia Trung Quốc đã tìm kiếm suốt hai năm nhưng kết quả vẫn là con số 0.
Cho đến một ngày...
Khi đội khảo cổ đang khám phá bên ngoài một ngôi làng nhỏ của tỉnh Giang Tô thì một câu nói của một lão nông đã thu hút sự chú ý của họ.
Ông lão kể rằng gia đình ông có một mảnh ruộng cạnh làng nhưng mấy chục năm nay ông chưa bao giờ trồng trọt gì vì đất quá cứng nên không thể đào bới, cày xới, chưa kể cỏ dại cũng không mọc lên được.
Sau khi nghe điều này, các nhà khảo cổ đã có một suy đoán táo bạo trong đầu rằng mảnh ruộng đó có phải là do cấu trúc đất nện gây ra hay không. Họ lập tức tìm đến nơi với hy vọng tìm thấy thành phố cổ!
Đội khảo cổ được lão nông dẫn đến cánh đồng cằn cỗi này và ngay lập tức phát hiện ra những điểm dị thường. Sau khi khám phá, nhóm khảo cổ rất phấn khích: Đây chính là tàn tích của thành cổ Hạ Bì vào thời Đông Hán (25 – 220 SCN) - địa điểm giới khảo cổ tìm kiếm bao năm cuối cùng cũng xuất hiện.
Một bức tường thành tráng lệ có chiều dài 1.000 mét, chiều cao còn lại là 5,6 mét và chiều rộng trên cùng là 16 mét đã được khai quật trên vùng đất này. Phía sau bức tường thành là một thành phố cổ dài 2,5 km và rộng 1,5 km, lớn hơn thành phố cổ thời nhà Ngụy và nhà Tấn gấp 6 lần.
Dao manh dat co khong moc noi, chuyen gia phat hien bi mat dong troi-Hinh-2
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật thành cổ Hạ Bì thời Đông Hán. Ảnh: Sohu
Thì ra cánh đồng của lão nông tình cờ lại nằm trên tàn tích của một bức tường thành cổ. Bởi vì tường thành được xây bằng đất nện nên rất cứng khiến cây cối, cỏ dại không mọc nổi.
Vậy làm thế nào các nhà khảo cổ xác định đây là di tích Hạ Bì thời Đông Hán? Nguyên nhân nằm ở cách xây dựng cánh cổng đặc biệt của thành phố cổ này. Vào thời Đông Hán, Hán Minh Đế (vị Hoàng đế thứ hai của nhà Đông Hán) đã đích thân đến phía đông thành phố Hạ Bì để thờ Ngũ Cốc vương.
Vì là nơi hoàng đế thờ cúng, phàm nhân không dám đi lại khi chưa được phép nên thành Hạ Bì thời Đông Hán không có cổng phía Đông. Căn cứ vào ghi chép này, các nhà khảo cổ xác định đây chính là địa điểm Hạ Bì thời Đông Hán và là nơi Lữ Bố qua đời.
"Không ngờ chỉ từ lời nói của người nông dân già mà đội khảo cổ đã vô tình tìm thấy nơi Lữ Bố qua đời. Phát hiện khảo cổ học về thành phố cổ Hạ Bì thời Đông Hán này có ý nghĩa rất lớn. Mang lại giá trị cao cho việc nghiên cứu lịch sử từ cuối thời Đông Hán đến thời Tam Quốc" - Bai Yunxiang, một chuyên gia của Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc, cho biết.
Công việc khảo cổ ở thành cổ Hạ Bì chỉ là bước khởi đầu, và sẽ còn nhiều điều bí ẩn được hé lộ thông qua các cuộc khai quật chuyên sâu hơn trong tương lai.

Viên tướng nào trong Tam quốc mất mạng do chủ soái... tiến cử bừa?

Tiến cử nhân tài là một việc nên làm, nhưng tiến cử bừa có thể dẫn đến tác dụng ngược lại. Trong Tam quốc diễn nghĩa, việc Thái thú Ký Châu Hàn Phức tiến cử Thượng tướng Phan Phụng là một minh chứng.

Viên tướng nào trong Tam quốc mất mạng do chủ soái... tiến cử bừa?

Tam quốc diễn nghĩa, nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam quốc với 120 chương hồi, theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu). Tiểu thuyết này được xem là một trong Tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc.

Vien tuong nao trong Tam quoc mat mang do chu soai... tien cu bua?

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Chiều cao thật sự của Quan Vũ, Lã Bố, Triệu Vân

Quan Vũ nổi tiếng với miêu tả của La Quán Trung "thân chín thước cao", tức là cao khoảng 2,1 m, chiều cao nổi trội của ông được cho là do thường xuyên luyện võ công.

Đối với người Trung Quốc xưa, ước lệ không chỉ là một thủ pháp được sử dụng chủ yếu trong nghệ thuật mà còn được sử dụng phổ biến trong đời sống thường nhật. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế là Trung Quốc có lãnh thổ tương đối rộng, các tộc người đa dạng, hơn nữa lại phải trải qua quá trình thống nhất và chia rẽ lâu dài.
Chieu cao that su cua Quan Vu, La Bo, Trieu Van

Chia buồn với 3 con giáp 'tai bay vạ gió', mất tiền đúng ngày 31/7

3 con giáp được dự đoán sẽ gặp vận hạn vào đúng ngày cuối cùng của tháng 7, tiền tài thất thoát, tai bay vạ gió, buồn càng thêm buồn.

Chia buon voi 3 con giap 'tai bay va gio', mat tien dung ngay 31/7
Con giáp tuổi Thìn: Đúng ngày mai, thứ Tư 31/7/2024, công việc của tuổi Thìn sẽ không được thuận cho lắm, một phần là do bạn đánh giá thấp khả năng của mình, không dám đứng ra nhận trọng trách.

Đọc nhiều nhất

Tin mới