Đảo chính tại Mali và nỗi ám ảnh kịch bản năm 2012 tái diễn

Đảo chính ở Mali làm các nhà lãnh đạo thế giới lo ngại kịch bản năm 2012 tái diễn, đồng thời khiến quốc gia Tây Phi này chìm sâu vào khủng hoảng.

Tổng thống Mali Ibrahim Boubacar Keita hôm 18/8 đã buộc phải từ chức và giải tán Quốc hội chỉ vài giờ sau khi bị các binh sĩ nổi loạn bắt giữ. Cuộc đảo chính quân sự ở Mali này là đỉnh điểm của nhiều tháng khủng hoảng chính trị, cũng như các cuộc biểu tình kéo dài phản đối tình trạng an ninh xuống cấp và tham nhũng tràn lan.
Các quốc gia láng giềng Tây Phi đã ngay lập tức quyết định đóng cửa biên giới với Mali, trong khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng triệu tập một cuộc họp khẩn trong ngày hôm nay.
Dao chinh tai Mali va noi am anh kich ban nam 2012 tai dien
 Người dân reo hò ủng hộ lực lượng binh sĩ làm binh biến. Ảnh: AFP.
Thông báo từ chức của Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita đưa ra ngay trước nửa đêm hôm qua, 3 năm trước khi nhiệm kỳ Tổng thống của ông kết thúc. Giải thích cho quyết định của mình, nhà lãnh đạo Mali nhấn mạnh, ông không muốn “máu phải đổ để giữ quyền lực”.
“Trong suốt 7 năm qua, tôi đã nỗ lực hết mình để mang lại những thay đổi tích cực cho đất nước. Tôi không muốn đổ máu để giữ quyền lực. Vào thời điểm này, tôi muốn cảm ơn người dân Mali vì sự ủng hộ và tình cảm họ dành cho tôi trong suốt những năm dài qua. Quyết định từ chức của tôi sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Cùng với đó, Chính phủ và Quốc hội cũng sẽ bị giải tán”.
Lên nắm quyền sau cuộc bầu cử được đánh giá như một “hình mẫu dân chủ” tại khu vực năm 2013 và tái đắc cử 5 năm sau đó, ông Ibrahim Boubacar Keita không có nhiều lựa chọn sau khi ông và Thủ tướng Boubou Cissé, cùng các thành viên chính phủ bị bắt giữ ở căn cứ quân sự tại thị trấn Kati. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc đảo chính quân sự cách đây 8 năm dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Amadou Toumani Toure.
Cộng đồng các quốc gia Tây Phi đã ngay lập tức ra thông cáo lên án mạnh mẽ cuộc binh biến tại Mali đồng thời quyết định tạm dừng quy chế thành viên của Mali tại tất cả các cơ quan ra quyết định của tổ chức. Các quốc gia láng giềng Tây phi cũng thông báo đóng cửa toàn bộ biên giới trên bộ và trên không, cũng như các giao dịch tài chính, thương mại và kinh tế với Mali, đồng thời kêu gọi các nước đối tác hành động tương tự.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell thì mô tả đây là một cuộc đảo chính quân sự nguy hiểm, đồng thời bác bỏ bất kỳ sự thay đổi nào không phù hợp với hiến pháp. Theo ông Josep Borrell, đây không phải là cách để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội kéo dài tại Mali.
Về phần mình, Liên Hợp Quốc thông báo tổ chức một cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an trong ngày hôm nay để thảo luận về tình hình Mali. Theo Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án mạnh mẽ vụ binh biến, đồng thời theo dõi sát sao tình hình biến động, kêu gọi người dân hãy cố duy trì hoạt động của các cơ quan dân chủ.
Từng giúp Mali đẩy lùi các tay súng thành chiến cực đoan năm 2013, chính phủ Pháp đã lên án mạnh mẽ cuộc binh biến, đồng thời kêu gọi các binh sĩ nổi dậy từ bỏ vũ khí và tôn trọng trật tự hiến pháp. Chính phủ Mỹ cùng ngày nhấn mạnh, nước này phản đối mọi hành vi lật đổ chính phủ đi ngược lại các khuôn khổ luật pháp.
Điều khiến các nhà lãnh đạo khu vực và quốc tế lo ngại là kịch bản năm 2012 có thể tái diễn khi các nhóm thánh chiến cực đoan lợi dụng tình hình bất ổn ở Mali để gia tăng các hoạt động chống phá và biến Mali thành bàn đạp để đe dọa an ninh của các quốc gia láng giềng.

Thực hư vụ đảo chính lật đổ Tổng thống Zimbabwe

(Kiến Thức) - Quân đội Zimbabwe đã bác bỏ tin đồn một cuộc đảo chính đang diễn ra và khẳng định Tổng thống Mugabe cùng gia đình của ông vẫn an toàn.

Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe
 Theo báo Daily Mail, sáng ngày 15/11, các binh sĩ Quân đội Zimbabwe đã xông vào trụ sở của Đài phát thanh ZBC ở thủ đô Harare. Nhiều tiếng nổ lớn vang lên ở trung tâm thành phố khiến dư luận lo ngại một cuộc đảo chính đang xảy ra ở quốc gia Châu Phi này. Ảnh: Reuters.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-2
Sau khi chiếm quyền kiểm soát Đài phát thanh ZBC, Quân đội Zimbabwe đã bác bỏ tin đồn đảo chính và khẳng định Tổng thống Robert Mugabe cũng như gia đình ông vẫn “bình yên vô sự, an toàn của họ được đảm bảo”. Ảnh: Reuters.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-3
“Chúng tôi đang nhắm vào những kẻ phạm tội. Ngay sau khi chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ, hy vọng tình hình sẽ sớm trở lại bình thường”, trích tuyên bố của Quân đội Zimbabwe. Ảnh: Tư lệnh Quân đội Zimbabwe, tướng Constantino Chiwenga. Ảnh: Express.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-4
 Xe bọc thép xuất hiện tại thủ đô Harare. Ảnh: Zimbabwe Mail.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-5
Lo ngại về một cuộc chính biến xuất hiện khi xe bọc thép, xe quân sự cùng binh sĩ Zimbabwe rầm rập tiến về thủ đô Harare hôm 14/11. Ảnh: Reuters.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-6
Theo tờ Express, Tướng Constantino Chiwenga đã "thách thức" Tổng thống Zimbabwe Mugabe, sau khi ông này sa thải Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa hôm 6/11. Ông Chiwenga nói rằng quân đội sẵn sàng hành động để "thanh lọc" Đảng Zanu-PF của ông Mugabe. Ảnh: Twitter.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-7
Còn Đảng cầm quyền Zimbabwe đã cáo buộc Tư lệnh quân đội có "hành động mưu phản". Ảnh: Twitter.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-8
 Đoàn xe tăng trên đường hướng về khu phức hợp của đội vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Mugabe. Ảnh: Daily Mail.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-9
Được biết, ông Emmerson Mnangagwa là một nhân vật quyền lực trong chính trường Zimbabwe, được xem là người kế nhiệm Tổng thống đương nhiệm Muage. Ảnh: Xe bọc thép của Quân đội Zimbabwe trên đường tiến về Harare. Ảnh: Twitter.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-10
 Tuy nhiên, Tổng thống Mugabe lại đưa vợ mình là Bà Grace Mugabe, 52 tuổi lên kế nhiệm sau khi sa thải Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa. Ảnh: Getty.

Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-11
Quang cảnh dọc tuyến đường Robert Mugabe ở thủ đô Harare ngày 14/11/2017, nơi xảy ra các vụ đụng độ trước đó. Ảnh: AP.
Thuc hu vu dao chinh lat do Tong thong Zimbabwe-Hinh-12
Ông Mugabe (phải), 93 tuổi, là người lãnh đạo duy nhất của Zimbabwe kể từ khi nước này giành độc lập 37 năm trước. Ảnh: Ông Mugabe trao đổi với Tư lệnh Constantino Chiwenga tại thủ đô Harare hồi năm 2008. Ảnh: Reuters.

Đảo chính ở Yemen: Nội các Chính phủ bị giam lỏng

Vụ đảo chính ở Yemen diễn biến hết sức căng thẳng khi các phần tử ly khai ở miền Nam đang giam giữ nội các chính phủ của Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi tại dinh tổng thống.

Thông tin vụ đảo chính ở Yemen, Sài Gòn Tiếp Thị cho hay:
Ngày 30/1, truyền thông khu vực dẫn nguồn tin địa phương cho biết các phần tử ly khai ở miền Nam Yemen đang giam giữ nội các chính phủ của Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi tại dinh tổng thống sau khi bao vây và giành quyền kiểm soát thành phố cảng Aden. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.