Danh tướng uống rượu bằng mũi, giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Uống rượu bằng mũi, ăn bằng tay, giỏi ngoại ngữ, khiến sứ thần các nước cúi đầu thán phục - đó là những giai thoại ít biết về danh tướng Trần Nhật Duật.

Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255-1330) là con trai thứ 6 của vua Trần Thái Tông.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông sinh ngày 10 tháng 4 năm Ất Mão (1255). Lúc mới sinh dung mạo khác thường, được vua cha đặt tên là Trần Nhật Duật, phong hiệu cho ông là Chiêu Văn Vương.

Uống rượi bằng mũi để thu phục quân nổi loạn

Năm 1280, ở đạo Đà Giang, miền núi Tây Bắc, Trịnh Giác Mật tụ họp dân nổi lên chống lại triều đình, nhà Nguyên cũng đang sửa soạn đại binh đánh Đại Việt, đất nước đứng trước trước hiểm họa thù trong giặc ngoài.

Để tập trung tâm trí và sức lực đối phó với quân Nguyên, vua Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm An phủ sứ Đà Giang giải quyết gấp rút sự cố nghiêm trọng này. Dưới cờ hiệu "Trấn thủ Đà Giang", Trần Nhật Duật làm lễ ra quân lên đường đi Tây Bắc.

Biết được quân triều đình đến, Trịnh Giác Mật định ám hại nên sai người đưa thư dụ Trần Nhật Duật rằng: "Giác Mật không dám trái lệnh triều đình. Nếu ân chủ một mình một ngựa đến gặp, Giác Mật xin ra hàng ngay".

Mặc các tướng can ngăn, vị tướng 27 tuổi một mình một ngựa đến gặp Trịnh Giác Mật, chỉ mang theo mấy tiểu đồng cắp tráp đi hầu. Tới trại quân Giác Mật, ông thản nhiên đi giữa rừng gươm giáo và đám lính sắc phục kỳ dị cố ý phô trương để uy hiếp.

Khi ngồi tiếp chuyện, Trần Nhật Duật nói với Giác Mật bằng chính ngôn ngữ và theo đúng phong tục của dân tộc vùng Đà Giang: "Lũ tiểu đồng của ta khi đi đường thì nóng tai trái, vào đây thì nóng tai phải, cũng bởi Trịnh thủ lĩnh đối xử với ta quá trọng đãi đây".

Danh tuong uong ruou bang mui, gioi ngoai ngu nhat su Viet

Trịnh Giác Mật và các đầu mục đều kinh ngạc trước sự am hiểu tiếng nói và tục lệ của Trần Nhật Duật. Khi mâm rượu được bưng lên, Trịnh Giác Mật đưa tay mời có ý thách thức. Ông không chút ngần ngại cầm thịt ăn rồi vừa nhai vừa ngửa mặt, cầm gáo rượu bầu từ từ dốc vào mũi hết sức thành thạo như người địa phương. Trịnh Giác Mật kinh ngạc thốt lên: "Chiêu Văn Vương là anh em với ta".

Trần Nhật Duật đáp lại "chúng ta xưa nay vẫn là anh em", rồi sai tiểu đồng mở tráp lấy ra những chiếc vòng bạc trao cho từng đầu mục Đà Giang. Những người cầm đầu đạo Đà Giang hoan hỉ đón lấy tặng phẩm kết nghĩa theo đúng tục lệ của họ từ tay Trần Nhật Duật mà họ vừa nhận làm anh em. Đà Giang đã được quy thuận như thế: Không đổ một giọt máu, không mất một mũi tên.

Danh tướng giỏi ngoại ngữ nhất sử Việt

Ngay từ khi còn nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, hiểu sâu, biết rộng, rất tôn sùng Đạo giáo, thâm sâu kinh điển Đạo gia, thông thạo nhiều ngoại ngữ và phong tục, tập quán các nước láng giềng.

Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy, mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ.

Ông cũng hay giao du, thăm hỏi người Chiêm, người Tống trong nước. Vì vậy, khi mới 20 tuổi, ông đã được triều đình giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng có một lần sứ thần nước Sách Mã Tích (tên cổ của nước Singapore) sang cống, nhưng triều đình không tìm được người phiên dịch. Trần Nhật Duật biết chuyện liền đến gặp sứ thần và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ trong sự thán phục của những người có mặt.

Sau chuyện này, có người hỏi ông vì sao biết được tiếng nước Sách Ma Tích, ông trả lời: "Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du với họ nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ".

Lúc bấy giờ, theo thông lệ, khi sứ phương Bắc sang, triều đình phải sai phiên dịch viên làm trung gian, tể tướng không được là người trực tiếp đối thoại, đề phòng việc xảy ra sai sót gì còn có thể đổ lỗi cho người phiên dịch.

Nhưng tể tướng Trần Nhật Duật, khi tiếp sứ nhà Nguyên ông thường nói chuyện trực tiếp với họ, khi sứ về nơi nghỉ thì dắt tay cùng vào, ngồi uống rượu vui vẻ như bạn vẫn quen biết. Chính tiếng Hán lưu loát và sự am hiểu văn hóa Hán đã khiến sứ nhà Nguyên tưởng Trần Nhật Duật là người Hán di cư sang Đại Việt.

Vua Trần Nhân Tông cũng có lần nói với ông rằng "chú Chiêu Văn có lẽ là kiếp sau của người phiên lạc nên mới giỏi tiếng các nước đó".

Công đánh quân Nguyên nhiều hơn cả

Ngoài tài năng nổi bật về vốn kiến thức ngoại ngữ phong phú, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật còn là nhà quân sự đại tài, nhà ngoại giao lỗi lạc, nhà văn hóa uyên bác trong lịch sử dân tộc.

Ông chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử vào cuối tháng 4 năm 1285. Sách Đại việt sử ký toàn thư từng chép rằng "công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả".

Danh tuong uong ruou bang mui, gioi ngoai ngu nhat su Viet-Hinh-2

Dưới triều vua Trần Minh Tông, Trần Nhật Duật được phong làm Tá Thánh thái sư. Đời vua Trần Hiến Tông, ông được phong tước hiệu Chiêu Văn đại vương.

Dù nắm giữ chức vị tể tướng triều Trần, làm quan trải qua 4 triều vua, có công lớn trong đánh giặc, Trần Nhật Duật luôn giữ được tiết táo thanh cao, nhã nhặn của mình. Với mọi việc ông đều suy xét kỹ càng, chu toàn, không dựa vào chức tước trong tay để uy hiếp người khác.

Dốc lòng vì nước

Trần Nhật Duật là người nhã nhặn độ lượng, mừng giận không lộ ra sắc mặt. Dù tài hoa phóng khoáng, trong việc nước, ông rất trung thực và thẳng thắn. Vợ ông là Trịnh Túc phu nhân từng có việc nhờ cậy nói riêng với ông ở nhà, ông giả vờ gật đầu. Đến khi ra phủ, người thư ký đem việc ấy trình lên ông, ông không cho.

Trong nhà ông không chứa roi vọt để đánh gia nô, nếu có đánh thì trước khi đánh, bao giờ ông cũng vạch tội rõ ràng. Một lần có kẻ kiện gia tỳ của ông với Quốc phụ thượng tể Trần Quốc Chẩn, Quốc Chẩn sai người đến bắt.

Người gia tỳ chạy vào trong phủ. Người đi bắt đuổi đến giữa nhà, bắt trói ầm ỹ. Phu nhân khóc, nói: "Ông là tể tướng mà Bình chương cũng là tể tướng, chỉ vì ân chúa nhân từ nhu nhược nên người ta mới coi khinh đến nước này".

Ông vẫn tự nhiên, chẳng nói gì, sai người bảo gia tỳ rằng: "Ngươi cứ ra, đâu đâu cũng đều có phép nước".

Trâu lửa, rắn độc và những "đội quân lạ lùng" trong nghìn năm sử Việt

Mèo đánh trận, trâu lửa phá vòng vây của kẻ thù, rắn độc khiến giặc khiếp sợ là những "đội quân kỳ lạ" trong quá khứ.

Bị bao vây không còn đường thoát thân, Nguyễn Hữu Cầu cho buộc giẻ tẩm nhựa thông vào đuôi trâu và châm lửa đốt. Đàn trâu lửa điên cuồng lao thẳng vào hàng ngũ quân Trịnh, húc và dẫm đạp dữ dội làm rối loạn đối phương. Lợi dụng thời cơ, Nguyễn Hữu Cầu tung quân chủ lực ra đánh khiến quân Trịnh tan vỡ.

Thủ lĩnh “đội quân” chim bồ câu độc nhất vô nhị trong sử Việt?

Ông là danh tướng độc nhất trong lịch sử Việt Nam sở hữu "đội quân" kỳ lạ này.

Thu linh “doi quan” chim bo cau doc nhat vo nhi trong su Viet?

Lịch sử nước ta từng xuất hiện nhiều đội quân kỳ lạ. Tuy nhiên, sử dụng bồ câu để đánh giặc thì chỉ có duy nhất ở danh tướng Nguyễn Chích.

Thu linh “doi quan” chim bo cau doc nhat vo nhi trong su Viet?-Hinh-2

Nguyễn Chích là bậc khai quốc công thần của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông đã có công giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới