Danh tướng “thăng tiến” nhờ... được khen

(Kiến Thức) - Nguyễn Duy là một danh thần thời Nguyễn. Cuộc đời ông khi làm quan cũng như khi làm tướng luôn một lòng vì nước vì dân.

Đặc cách phong chức vì những lời khen
Nguyễn Duy tên chữ là Nhữ Hiền, người làng Chí Long, tổng Chính Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Ông là em ruột danh tướng Nguyễn Tri Phương. Nguyễn Duy sinh ngày 21 tháng chạp năm Kỷ Tỵ (1809), niên hiệu Gia Long thứ 8. Năm Đinh Mão (1827), ông đỗ tú tài. Đến năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) ông đỗ cử nhân. Sau đó một năm, đời Thiệu Trị thứ 2, năm Nhâm Dần (1842) có ân khoa, ông dự thi Hội đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Năm Quý Mão (1843), Nguyễn Duy được bổ dụng Biên tu Nội các, rồi được thăng Hàn lâm viện tu soạn năm 1844.
Năm Ất Tỵ (1845), Nguyễn Duy được cử làm tri phủ phủ Tân An. Sau vì có tang bố, ông phải về cư tang.
Năm Tự Đức thứ 2, Kỷ Dậu (1849), Nguyễn Duy được điều ra làm tri phủ Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình. Quan Bố chính Quảng Bình là Trương Đăng Đệ phụng chỉ sát hạch các quan lại tỉnh Quảng Bình có ghi vào lý lịch của Nguyễn Duy những lời khen ngợi: "Ở với dân thì khoan hoà, làm việc rất thanh liêm, gìn giữ..." và đệ tên lên triều đình đặc cách thăng Nguyễn Duy lên chức biện lý (tức án sát). Vua Tự Đức tiếp nhận được sớ tâu ấy, cho đòi ông về kinh, khen ngợi và cho thăng chức Thị độc ở Nội các.
Ảnh tư liệu về quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
Ảnh tư liệu về quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định. 
Anh dũng hy sinh
Đến năm Nhâm Tý (1852), ông lại được thăng Thị giảng học sĩ và được cử đi sứ Trung Quốc. Khi ấy, ngoài khơi có giặc Tàu cướp phá các thuyền bè ở dọc bờ biển, do đó thuyền của sứ bộ Nguyễn Duy không về được. Mãi đến năm Ất Mão (1855) ông mới về phụng mạng. Vua Tự Đức nói: "Khanh đi muôn dặm xa xôi, ba năm khó nhọc, trở về được bình yên, đã làm trọn được việc nước". Rồi nhà vua thưởng một cái trung hạng kim khánh, 50 lạng bạc và ban cho một bài thơ khen tặng uý lạo. Sau khi đi sứ về, Nguyễn Duy lại được thăng hàm Đại lý tự khanh lĩnh biện lý bộ Lại.
Năm Tự Đức thứ 9 (1856) tàu chiến Pháp đến cửa biển Đà Nẵng, Nguyễn Duy được cử cùng với ông Đào Trí nghĩ cách đắp đồn lũy để phòng giữ tàu chiến Pháp. Hoàn thành xong công việc ông lại về Kinh phụng chỉ.
Đến năm Tự Đức thứ 13 (1860), Nguyễn Duy được sung Gia Định quân thứ Tán lý đại thần trông coi việc quân sự. Năm sau (1861), quân Pháp đánh đồn Chí Hoà, bắn phá cướp bóc của cải của nhân dân. Ông ra chống cự. Quân Pháp dùng súng liên thanh bắn vào đội quân của ông, Nguyễn Duy bị trúng đạn chết tại trận. Ông hy sinh khi 53 tuổi. 
Vua Tự Đức rất thương xót, truy tặng ông Binh bộ tả tham tri, ban cho 500 quan tiền tuất để mai táng và sắc cho con cháu bao giờ đến tuổi trưởng thành sẽ do bộ tâu lên được để được bổ dụng. Năm Nhâm Tuất (1862), Nguyễn Duy được tùng tự vào miếu công thần và được thờ tại đền Trung hiếu trong làng Chí Long, tổng Chính Lộc, huyện Phong Điền cùng anh là Nguyễn Tri Phương. 

“Hổ tinh” và cái chết oan của cha danh tướng Nguyễn Xí

Nguyễn Xí là đại danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng ở đây, chúng tôi xin ghi lại câu chuyện dân gian về cha ông - Nguyễn Hội.

Ông cũng là người đã cùng các tướng lĩnh phò tá, đưa Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế (Lê Thánh Tông) mở ra một giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam dưới triều Lê.

Chuyện kể rằng: Ông nội của Nguyễn Xí tên là Nguyễn Hợp, làm nghề nấu muối tại làng Cương Giản, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).  Vợ chồng ông có 2 người con: Con trai cả là Nguyễn Khai và con trai thứ là Nguyễn Hội. Vào khoảng thế kỷ 14, để anh con trai cả ở lại quê cha đất tổ, cụ Hợp đưa vợ chồng con trái thứ là Nguyễn Hội (vợ là Vũ Thị Hạch) đến làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An) mở thêm 1 lò nấu muối để mở mang nghề nghiệp.

Tại vùng quê mới, vợ chồng ông Nguyễn Hội - Vũ Thị Hạch cũng sinh hạ được 2 người con trai là Nguyễn Biện (1394) và Nguyễn Xí (1397). Tương truyền, thủa đó nghề nấu muối của vợ chồng ông rất phát đạt. Muối của ông Hội bán khắp mọi nơi, lên đến vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ hàng ngày mang sản phẩm của mình đi bán khắp nơi nên ông Nguyễn Hội đã kết tình thân giao với cụ Lê Khoáng (cụ thân sinh ra vua Lê Thái Tổ) ở Lam Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)…một hào trưởng của địa phương, có tới hàng nghìn nông nô.

Theo truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương, thì làng Thượng Xá hồi cuối thế kỷ 14 còn là một vùng đất rất hoang vu, ruộng đất canh tác còn rất ít ỏi, dân cư thưa thớt. Ông Nguyễn Hội vừa làm nghề nấu muối vừa canh giữ chùa Kim Tự, còn gọi là chùa Vàng (một ngôi chùa cổ tại làng Thượng Xá). Thường ngày, tầm canh tư, ông Nguyễn Hội thức dậy đi vào chùa điểm chuông chùa. Tiếng chuông chùa Kim Tự, trở thành tiếng chuông báo thức cho bàn dân trong vùng tỉnh giấc chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Các danh tướng Việt Nam đánh trận đầu như thế nào?

(Kiến Thức) - Có một điều thú vị là những trận đánh đầu tiên của các danh tướng Việt Nam hiện đại thường thành công mà chẳng tốn một viên đạn.

Tướng Nguyễn Bình giả sĩ quan Nhật chiếm đồn
Nguyễn Bình là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong tướng cùng đợt với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 9 thiếu tướng khác năm 1948.

Đọc nhiều nhất

Tin mới