Đánh Syria: Ba nguy cơ lớn đối với phương Tây

(Kiến Thức) - Các chuyên gia về Trung Đông cảnh báo việc phương Tây can thiệp quân sự vào Syria sẽ gây ra những hậu quả khôn lường đối với Trung Đông và cả thế giới.

Đánh Syria: Ba nguy cơ lớn đối với phương Tây
Tàu sân bay HMS Illustrious của Hải quân Anh sẵn sàng tham chiến.
 Tàu sân bay HMS Illustrious của Hải quân Anh sẵn sàng tham chiến.
Họ lo ngại rằng việc phương Tây can thiệp quân sự vào Syria sẽ khiến cho “quả cầu lửa” khổng lồ lăn sang các nước láng giềng, thậm chí sang cả Châu Âu. Do những lời đe dọa “không khoanh tay đứng nhìn” của Iran, cuộc nội chiến Syria sẽ nhanh chóng lan ra khắp khu vực.
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Thông tin Syria, ông Omran al-Zoubi, cảnh báo rằng một cuộc can thiệp quân sự của phương Tây sẽ dẫn đến “những hậu quả rất nghiêm trọng”, biến Trung Đông thành “một quả cầu lửa”.
Trên thực tế, “Liên minh tự nguyện phương Tây-Hồi giáo” đánh Assad sẽ phải đối mặt với 3 nguy cơ lớn phát sinh sau đây:
Vấn đề Iran
Syria đã ký kết với Hezbollah, Iran một thỏa thuận về liên minh phòng thủ. Hiện thời Tehran đang hào phóng giúp Damascus về vũ khí, tiền bạc và thậm chí cả nhân lực. Ngay sau khi phương Tây tấn công Syria, Iran sẽ tăng cường can dự vào cuộc nội chiến Syria. Điều này sẽ khiến cho Israel cảm thấy bị đe dọa và sẽ trả đũa bằng cách không kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Không loại trừ khả năng Israel không kích Iran trong thời gian diễn ra cuộc can thiệp quân sự vào Syria của phương Tây. Điều này sẽ làm hỏng mọi nỗ lực của các nước phương Tây muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran thong qua giải pháp chính trị.
Vấn đề Hezbollah
Phong trào Hezbollah của người Hồi giáo Shiite ở miền Nam Lebanon ước tính có trong tay 40.000 tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Không loại trừ khả năng Hezbollah sẽ báo thù cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria bằng “những cơn mưa tên lửa” vào lãnh thổ Israel. Lo ngại lớn nhất của Israel là nguy cơ chính quyền Assad đã chuyển giao cho Hezbollah các loại vũ khí hóa học và sinh học. Chính vì vậy mà phía Israel đe dọa rằng trong cuộc đụng độ sắp tới với Hezbollah, quân đội nước này sẽ tấn công trên toàn lãnh thổ Lebanon, bất chấp tính mạng của dân thường.
Vấn đề khủng bố
Một cuộc tấn công của phương Tây vào Syria có thể châm ngòi làn sóng tấn công khủng bố trên toàn thế giới. Các cơ quan ngoại giao của phương Tây, đặc biệt là các cơ quan ngoại giao Mỹ, ở nước ngoài sẽ bị biến thành các mục tiêu bị đánh phá. Nếu Mỹ và một số đồng minh phương Tây đưa quân vào Syria tham chiến, đám chiến binh thánh chiến Hồi giáo dòng Sunni, đặc biệt là các nhóm có liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda, sẽ coi đây là “một cuộc xâm lược”.
Chính vì vậy mà những người ủng hộ phương Tây can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến Syria cần phải biết rõ mục tiêu của cuộc can thiệp quân sự này là gì, những biện pháp nào sẽ được sử dụng và những hậu quả phát sinh từ hành động can thiệp quân sự này sẽ như thế nào?
Phương Tây chắc chưa quên “bài học” Libya và Iraq
Phương Tây chắc vẫn còn nhớ rõ “bài học Libya”. Hai năm sau khi lật đổ chế độ Gaddafi, đất nước Libya vẫn còn tình trạng nội chiến và người nước ngoài vẫn đổ máu ở đất nước này, trong đó có Đại sứ Mỹ tại Libya
Các nhà quan sát cho rằng cuộc tấn công của phương Tây chống chế độ Assad có thể làm cho cuộc chiến ở Syria trở nên tồi tệ hơn và con số những người Syria chạy ra nước ngoài tị nạn ngày càng trở nên đông đảo gấp bội.
Ngay cả khi quân Mỹ tiến vào Syria và giúp những người Hồi giáo Sunni chiếm đa số lật đổ chế độ Assad của những người Hồi giáo Alawite thiểu số, vấn đề cơ bản ở Syria vẫn chưa được giải quyết. Tại Iraq, quân Mỹ đã giúp người Hồi giáo Shiite lật đổ chế độ Saddam Hussein của người Hồi giáo Sunni thiểu số. Sau đó, họ đã biến những người Hồi giáo Sunni ở Iraq thành những kẻ cực đoan và gia nhập tổ chức khủng bố Al-Qaeda.
Rất có thể, một kết cục trái với mong muốn của phương Tây là cuộc can thiệp quân sự của họ lại giúp các phần tử Hồi giáo cực đoan giành chính quyền và lập ra một nhà nước Hồi giáo cực đoan chống phương Tây cũng như biến Syria thành “thiên đường của các phần tử khủng bố”.

Vì sao phụ nữ Ấn Độ hay bị cưỡng hiếp?

(Kiến Thức) - Vì sao phụ nữ Ấn Độ hay bị cưỡng hiếp? Một phần là vì thói “trọng nam, khinh nữ” và luật pháp chưa được nghiêm minh.

Vì sao phụ nữ Ấn Độ hay bị cưỡng hiếp?
Xuống đường biểu tình đòi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ cưỡng dâm.
Xuống đường biểu tình đòi trừng phạt nghiêm khắc những kẻ cưỡng dâm.
Theo con số của Cơ quan thống kê tội phạm Ấn Độ (NCRB), cứ 20 phút lại có một phụ nữ Ấn Độ bị cưỡng hiếp. Và đó chỉ là con số mà chính quyền thừa nhận.

Mỹ sẽ qua mặt LHQ tấn công Syria?

(Kiến Thức) - Mỹ đang cân nhắc một loạt lựa chọn để tấn công Syria mà không cần sự ủy quyền của Liên Hợp Quốc, nếu xác định quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học..

Mỹ sẽ qua mặt LHQ tấn công Syria?
Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Máy bay chiến đấu F-16 Falcon của Mỹ
Một quan chức Nhà Trắng cho biết Mỹ đang có “một loạt chọn lựa” nếu Washington quyết định hành động đối với cáo buộc Syria đã sử dụng vũ khí hóa học.

Theo VOA, giới chức này phát biểu như vậy hôm Thứ Bảy (24/8) khi Tổng thống Barack Obama thảo luận với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu về cáo buộc cho rằng chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công thường dân ở ngoại ô Damascus.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đề nghị rằng Mỹ nên di chuyển các lực lượng hải quân vào vị trí chuẩn bị sẵn cho mọi quyết định về Syria của Tổng thống Obama. Ông Chuck Hagel nói với các phóng viên báo chí rằng Tổng thống Obama đã hỏi Bộ Quốc phòng về những khả năng, nếu tổng thống chọn để tấn công Damascus.

“Chất độc hóa học” của cuộc khủng hoảng Syria

(Kiến Thức) - Đến cuối tuần qua, cuộc khủng hoảng Syria đã bị nhiễm “chất độc hóa học”, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

“Chất độc hóa học” của cuộc khủng hoảng Syria
Liệu Tổng thống Obama có quyết định tấn công Syria vì cái gọi là Damascus sử dụng chất độc hóa học.
Liệu Tổng thống Obama có quyết định tấn công Syria vì cái gọi là Damascus sử dụng chất độc hóa học. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.