Dành cả tuổi thanh xuân nuôi cả lợn ta, lợn tây, bán 100 tấn/năm

Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi lợn- con “ăn cơm nằm”, anh Nguyễn Hồng Minh (SN 1978) chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ dù giá cả thị trường biến động liên tục, năm được năm mất. 

Dành cả tuổi thanh xuân nuôi cả lợn ta, lợn tây, bán 100 tấn/năm
Trung bình mỗi năm, trang trại của anh Minh xuất ra thị trường 100 tấn lợn hơi, cả lợn ta (lợn rừng) và lợn tây (lợn lai), thu về hàng tỷ đồng.
Đến thăm trang trại nuôi lợn của anh Nguyễn Hồng Minh (thôn Cã Trong, xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn), chúng tôi thực sự ấn tượng bởi sự tính toán, quy hoạch bài bản và khoa học của ông chủ 7X. Anh xây dựng 3 khu chuồng trại riêng biệt với tổng diện tích trên 1.000m2 gồm khu nuôi lợn nái sinh sản, lợn hậu bị, khu chăn thả lợn rừng và khu nuôi lợn thương phẩm. Các chuồng lợn đều được đầu tư thiết kế khoa học và lắp camera để tiện theo dõi. Đồng thời có ghi chi tiết lịch ăn, tiêm phòng, khối lượng thức ăn… đối với từng đàn lợn.
Danh ca tuoi thanh xuan nuoi ca lon ta, lon tay, ban 100 tan/nam
Lợn rừng tại tại trại lợn của anh Minh được được chăn thả và thức ăn chủ yếu là cỏ voi, lá chuối... 
Anh Minh cho biết: Gia đình anh "bén duyên" với nghề nuôi con "ăn cơm nằm" từ rất lâu. Bố mẹ anh hồi còn trẻ đã bắt đầu chăn nuôi lợn nhưng với quy mô nhỏ. Tuy nhiên bắt đầu từ đầu năm 2013, anh tiếp quản và đầu tư hơn 2 tỷ mở rộng chuồng trại và mua con giống chất lượng.
“Tôi với bố về tận Hưng Yên, Bắc Ninh... để 'tuyển chọn' những con lợn giống đạt chuẩn. 2 con lợn giống hiện tại tôi cùng bố đã phải mất nhiều thời gian đi, lựa chọn và mua với giá khá cao là 120 triệu đồng/con. Tuy giá có hơi 'chát' nhưng đổi lại con giống có tốt thì lợn giống cũng mới chất lượng. Những con lợn hậu bị chúng tôi cũng mua với giá 120.000 đồng/kg”, anh Minh chia sẻ.
Trải qua nhiều năm chăn nuôi lợn, mặc dù giá cả thị trường như đồ thị trong toán học, lên xuống thất thường ,nhưng chưa bao giờ anh Minh suy nghĩ đến hai chữ từ bỏ. Anh cho biết: “Ban đầu, lúc mới bắt tay mở rộng về nguồn vốn, về khâu kỹ thuật, nhiều lứa lợn bệnh dịch gây thiệt hại lớn. Nhưng càng những lúc khó khăn, bố tôi lại động viên và cùng tôi suy nghĩ cách giải quyết”.
“Thời điểm năm 2017, giá lợn hơi lao dốc không phanh chỉ còn 15.000-18.000 đồng/kg lợn hơi, gia đình tôi cũng nhiều lần lao đao vì lỗ và không có nguồn vốn để duy trì đàn lợn nái, lợn giống. Lúc đó gia đình đã phải bán đất rừng để có tiền mua thức ăn duy trì đàn lợn, thậm chí tôi cũng đã nhiều lần phải đi vay nóng với lãi suất rất cao”, anh Minh nhớ lại.
Với hệ thống quy mô hiện đại theo quy trình khép kín, kết hợp với kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh nghiêm ngặt nên trang trại của gia đình anh luôn phát triển ổn định. Bên trong chuồng trại, gia đình anh Minh lắp đặt hệ thống làm mát, chăn nuôi tự động. Hằng năm anh duy trì đàn lợn với gần 1.000 con, trong đó có 60 con nái, hơn 900 con lợn thịt. Trung bình mỗi năm, gia đình xuất bán 100 tấn lợn ra thị trường. Như năm 2018 giá lợn hơi tăng liên tục, nếu với giá trung bình là 40.000 đồng/kg lợn hơi thì doanh thu là khoảng 4 tỷ đồng/năm.
Anh Minh cho biết: Việc phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển ổn định theo quy mô lớn cần có nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, đòi hỏi người chăn nuôi phải nắm bắt các kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho đàn vật nuôi.
Để có thể chủ động được lợn giống, anh Minh vừa nuôi lợn nái, vừa nuôi lợn thương phẩm. Từ chuồng trại đến quy mô chăn nuôi, anh không đầu tư dồn một lúc mà hễ nuôi lợn có lãi, anh lại đầu tư xây dựng, mở rộng chuồng trại và tăng số lợn nái, lợn thịt.
Danh ca tuoi thanh xuan nuoi ca lon ta, lon tay, ban 100 tan/nam-Hinh-2
 Thị trường tiêu thụ chủ yếu anh Minh xuất cho các thương lái, nhà hàng..
Trại lợn của anh Minh hiện khá quy mô, với nhiều khu, nhiều dãy chuồng nuôi nhốt các loại lợn khác nhau. Khu nuôi lợn đẻ, lợn bầu nằm cách xa khu nuôi lợn thịt. Dãy chuồng đẻ, chuồng bầu, lợn được nhốt trong lồng sắt, chạy thành dãy dọc san sát. Ngoài vệ sinh chuồng trại mỗi ngày 2 lần, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn lợn, anh Minh đặc biệt quan tâm đến khâu cho ăn.
Một trong những kinh nghiệm nuôi lợn của anh Minh là, tùy từng độ tuổi và thời kì sinh trưởng của đàn lợn mà anh cho chúng ăn với khẩu phần phù hợp, giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt. Chính vì điểm này mà thương lái đổ xô mua lợn thương phẩm của gia đình anh. Bình quân mỗi tháng, anh Minh xuất chuồng gần 10 tấn lợn thương phẩm ra thị trường, gặp thời giá tốt, gia đình anh thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.

Đem 3 tỷ đồng đánh cược nghề nuôi lợn

Từ một thợ điện máy lành nghề, không hề có kinh nghiệm chăn nuôi, anh Trần Văn Quang (thôn Bir, xã Chư Păh, thị xã Ayun Pa, Gia Lai ) đã “liều” mình đem 3 tỷ đồng “đánh cược” với nghề nuôi lợn...

Đem 3 tỷ đồng đánh cược nghề nuôi lợn
“Đánh cược” với nghề mới

Về ngoại ô, xem lợn rừng chạy bộ... cho tiêu mỡ

Ngoài việc chọn khẩu phần ăn đặc biệt cho đàn lợn rừng, hàng ngày, người chăn nuôi còn chạy bộ với lợn rừng để tiêu mỡ và chắc thịt.

Về ngoại ô, xem lợn rừng chạy bộ... cho tiêu mỡ
Trang trại nuôi lợn rừng của gia đình anh Dần theo hình thức bán hoang dã, cho ăn thức ăn tự nhiên. Ảnh: PV
 Trang trại nuôi lợn rừng của gia đình anh Dần theo hình thức bán hoang dã, cho ăn thức ăn tự nhiên. Ảnh: PV
Khởi nghiệp từ một con lợn rừng“kẹp nách”

Công nghệ độc và hay: Ép phân lợn tươi thành… tiền

Một công nghệ đang dần phổ biến giúp cho những trang trại chăn nuôi ở tỉnh Hưng Yên không chỉ giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn gia tăng hiệu quả kinh tế…

Công nghệ độc và hay: Ép phân lợn tươi thành… tiền
Cận cảnh quá trình xử lý

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.