Kate Dranfield (17 tuổi) cho biết, cô có thể tiến vào trạng thái mộng mị trong hàng giờ liền. Tình trạng này có thể diễn ra tới 3 lần một ngày, vào bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi Kate cảm thấy mệt mỏi hay căng thẳng.
Tò mò với tình trạng của mình, Kate đã tìm hiểu nói chuyện với những người có cùng biểu hiện ở trên mạng và biết rằng mình mắc bệnh lạ gọi là chứng “maladaptive daydreaming” (MDD). A
>>> Mời độc giả xem video: "Cô bé “hóa” người sói vì bệnh lạ ở Cà Mau" tại đây. Nguồn: VTC14.
Tuy nhiên, đây không phải là một dạng bệnh lý được công nhận.
Trong khi rơi vào trạng thái mộng mị, Kate bước đi trong vô thức và thể hiện những trạng thái cảm xúc khác nhau. Cô gái này cho hay: “Cảm giác như em bước vào một thế giới khác dưới góc nhìn của một người thứ 3 vậy.
Kate Dranfield (bên trái) và mẹ. (Ảnh: Hotspot Media) |
Lúc này em thấy rất khó để có thể xác định được rằng ai đang suy nghĩ, là em hay là những nhân cách khác. Em không biết làm thế nào để kiểm soát được bản thân mỗi khi cơn mộng mị kéo đến.”
Kate cũng nói rằng chứng đa nhân cách trong trí tưởng tượng của mình đều có tên, họ rất đa dạng từ trẻ tới già, từ phụ nữ tới đàn ông, từ người dị tính cho tới người chuyển giới,... và hầu hết họ nói giọng Mỹ.
Kate cho biết bên trái là nhân cách mang tên Claire một người có vấn đề về các chất gây nghiện. (Ảnh: Hotspot Media) |
Những nhân cách này đã ảnh hưởng tới Kate trong cuộc sống thực, nếu họ ốm thì Kate cũng cảm thấy không được khoẻ. Trong đó, phải kể đến một nhân cách tên Jess có mái tóc nhuộm màu đỏ đã thôi thúc Kate làm điều này vì “em cũng thấy thích nó”. Một nhân cách khác tên Cathryn còn thôi thúc Kate gắn khuyên mũi.
Kate thậm chí còn tham gia các lớp diễn xuất, làm trang sức cũng như viết truyện vì những nhân cách trong trí tưởng tượng của cô cũng làm vậy.
Trong tâm trí của Kate, Jade (bên trái) là một người chuyển giới nữ còn Ryan (bên phải) là một người đàn ông đã có con với một nhân cách khác có tên Jess. (Ảnh: Hotspot Media) |
Cô gái nói thêm: “Những người gặp những tình trạng mộng mị nghiêm trọng có xu hướng thoát ly khỏi đời sống thực. Một số khác ít nghiêm trọng hơn lại không có nhiều tương tác với xã hội.”
“Em nghĩ em đang ở giữa. Dù rất thích thế giới trong tưởng tượng nhưng em cũng lo lắng không biết nó ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của em.”
Kate gặp tình trạng này kể từ khi lên 6. Việc rơi vào trạng thái mộng mị khiến cô gái này bị trễ học và một số bài kiểm tra, nhưng không được nhà trường công nhận vì đây không phải là một dạng bệnh lý.
Kate gặp khó khăn khi kết bạn với những người xung quanh vậy nên cô bé chơi với 6 con búp bê để bớt cô đơn. (Ảnh: Hotspot Media) |
Jayne Bigelsen, một nhà nghiên cứu về phát triển tâm lý của Đại học Fordham tại New York cho hay: “Tình trạng này còn rất mới, chưa có nhiều nghiên cứu; vì thế, chúng ta không thể biết được có bao nhiêu người gặp phải, cũng như là nguyên nhân và cách phòng ngừa nó.”
“Chứng MDD thậm chí cũng không giống với tâm thần phân liệt, đôi khi cũng gây nhầm lẫn, tuy nhiên nó không phải là ảo giác mà những mộng mị được tạo ra một cách cố ý.
Những người mắc tình trạng này thường phải trải qua những chấn thương tinh thần hoặc lạm dụng trong thời thơ ấu, hoặc những nỗi sợ hãi, cô đơn, trầm cảm, hay tự kỷ.”