Đằng sau thái độ hòa dịu của TQ với ASEAN

Đằng sau thái độ hòa dịu của TQ với ASEAN
Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị (trái) và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

Sự kiện nổi bật nhất, theo RFI, là tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đồng ý bắt đầu thảo luận với 10 nước ASEAN, kể từ tháng 9/2013, về các quy tắc ứng xử tại Biển Đông.
Chỉ cách đây một năm,  đề nghị của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về điều được gọi là Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) còn bị Bắc Kinh bác bỏ, cho rằng chỉ có thể bắt đầu nói chuyện khi “các điều kiện đã chín muồi”.
Sau lời xác nhận mở thương thảo của Ngoại trưởng Vương Nghị, các nhà phân tích đã hoài công tìm hiểu xem là các điều kiện nào đã được hội đủ, vào lúc chính sách áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông vẫn tiếp diễn như trước, thậm chí còn hung hăng hơn nhất là đối với Philippines.
Theo một số nhà quan sát, thay đổi của Trung Quốc chỉ là một chuyển biến về giọng điệu, nhằm chống lại chiến lược “xoay trục” đang giúp Washington tăng thêm ảnh hưởng trong khu vực.
Các hành động lấn lướt của Bắc Kinh nhắm vào Philippines đang ngày càng đẩy nước này về phía Mỹ, trong lúc nhiều nước khác trong khu vực cũng tìm cách thắt chặt thêm quan hệ về an ninh với Washington. Singapore đã không ngần ngại cho Mỹ sử dụng quân cảng làm cơ sở cho 4 tàu chiến hạm thế hệ mới được triển khai ở Biển Đông.
Lời lẽ hòa dịu của Trung Quốc đối với ASEAN còn nhắm vào mục tiêu “chia để trị”, với đối tượng tấn công là Philippines – nước đã dám kiện Trung Quốc ra trước Tòa án Liên Hợp Quốc về “đường lưỡi bò”, đồng thời mạnh dạn tố cáo các âm mưu gặm nhấm Biển Đông của Bắc Kinh trước các diễn đàn khu vực và quốc tế.
Khi đồng ý thảo luận các quy tắc ứng xử với ASEAN, đồng thời nêu bật các mối lợi kinh tế- thương mại mà Đông Nam Á có thể thu hoạch được nhờ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, mục đích của Bắc Kinh được cho là nhằm cô lập Philippines ngay trong khối ASEAN.
Theo ông Steve Tsang - giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham ở Anh,  Trung Quốc “đang chuyển sang ve vãn ASEAN, đồng thời muốn biến Philippines thành nước gây rối”.
Giọng điệu hòa hoãn của Trung Quốc lẽ dĩ nhiên đã được một số nước ASEAN tạm gọi là “thân Trung Quốc” hoan nghênh. Ngoại trưởng Thái Lan Surapong Tovichakchaikul không ngần ngại cho rằng quan hệ của ASEAN với Trung Quốc là “trụ cột cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực”.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định trở lại chính sách trước sau như một của Mỹ là tiếp tục can dự vào châu Á. Phát biểu tại Brunei với các nước Đông Nam Á, ông Kerry nhấn mạnh: “Ba năm rưỡi tới đây trong nhiệm kỳ còn lại của Tổng thống Obama, các bạn sẽ thấy một sự dấn thân thực sự (của Mỹ) trong việc tiếp tục những nỗ lực tái cân bằng”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.