Đằng sau những hình ảnh bí ẩn được chụp từ vệ tinh

Các chuyên gia đã phát hiện một số hình ảnh bí ẩn gây tò mò trên Trái đất được chụp từ vệ tinh. Khi xem những bức ảnh này, công chúng đi tìm hiểu sự thật về chúng.

Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh
Vệ tinh đã chụp được một số hình ảnh bí ẩn về sa mạc Sahara ở Libya. Mọi người có thể nhìn thấy những kênh đen bị cắt bởi con sông uốn khúc cổ từng cấp nước cho các ốc đảo. Đường kính của một số kênh ước tính 1 km.
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-2
Theo các chuyên gia, trên thực tế các hình tròn là những ốc đảo nhân tạo được bố trí hệ thống tưới tiêu đặc biệt. Đây là đất nông nghiệp phì nhiêu của vùng Al-Jawf. 
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-3
Ở khu vực này hầu như không có mưa. Vùng Al-Jawf chỉ nhận khoảng 2,5 mm lượng mưa mỗi năm. Do vậy, nước được lấy từ các địa tầng ngậm nước ở độ sâu lớn. Một giếng nước được đào ở trung tâm cánh đồng tương lai và bên trên bố trí các ống ngang với nhiều lỗ. 
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-4
Hệ thống tưới nước như thế này có thể di chuyển do áp lực của nước và giúp tạo ra khu vực ẩm hơn, xanh hơn giữa sa mạc. Chính hệ thống tưới nước này tạo nên các hình ảnh kỳ lạ được chụp từ vệ tinh.  
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-5
Hình ảnh hồ trong hồ bí ẩn được chụp tại Hà Lan. Đây là hình ảnh chụp tại hồ Ketelmeer ở Hà Lan. Đây được coi là một trong những hồ chứa sạch nhất ở Tây Âu.  
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-6
 Tất cả chất thải độc hại được chứa trong hồ chứa IJsselog. Hồ chứa này được xây dựng ở giữa hồ Ketelmeer. Do vậy, ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hồ IJsselog ở bên trong hồ Ketelmeer. 
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-7
 Với độ sâu 45m, hồ IJsseloog đã được xây dựng vào năm 1999. Đây là một bể chứa bùn bị ô nhiễm được nạo vét nằm giữa lòng hồ Ketelmeer. Các bức tường bên trong được phủ lớp màng ngăn chặn sự rò rỉ chất thải độc hại vào hồ hoặc nước ngầm.
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-8
 Hồ hình người bí ẩn chụp từ vệ tinh khiến nhiều người tò mò. Bức ảnh được chụp ở bang São Paulo, Brazil. Khi chụp từ vệ tinh, một hồ nước khổng lồ hình người với hai tay giơ cao. 
Dang sau nhung hinh anh bi an duoc chup tu ve tinh-Hinh-9
 Các chuyên gia cho rằng, đây là một hồ nước nhân tạo. Tuy nhiên, không ai rõ hồ nước này do ai tạo ra. Hồ hình người này nằm trên lãnh thổ của một trang trại tư nhân. Do vậy, việc giải mã bí ẩn về hồ nước này không hề dễ dàng. 

Mời độc giả xem video: Choáng với hình ảnh chưa từng được công bố về xác tàu Titanic. Nguồn: Kienthuc.net.vn. 

Tiết lộ cách người ngoài hành tinh liên lạc với Trái đất

50 năm trước, một vệ tinh do con người phóng lên vũ trụ đã bị thất lạc và bỏ rơi hoàn toàn. Tuy nhiên, gần đây một chiếc radio vô tình bắt được tín hiệu của nó gây nên một cuộc tranh cãi gay gắt.

Tiet lo cach nguoi ngoai hanh tinh lien lac voi Trai dat
 Theo thống kê, có tới hơn 2000 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất. Vào cuối vòng đời, phần lớn những vệ tinh này có kết cục khá giống nhau: bị dừng hoạt động, trước khi bốc cháy hoàn toàn khi rơi trở lại Trái Đất.

Kinh ngạc kế hoạch xây dựng các "trạm xăng" đầu tiên trong không gian

Orbit Fab, một công ty khởi nghiệp tư nhân tại San Francisco gần đây đã công bố kế hoạch xây dựng các "trạm xăng" đầu tiên trong không gian. 

Theo cơ sở dữ liệu vệ tinh của tổ chức Union of Concerned Scientists, hiện có hơn 4.000 vệ tinh đang hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Trái đất. Theo một số ước tính, con số này dự kiến sẽ lên tới 100.000 vào cuối thập kỷ này, bao gồm các vệ tinh viễn thông, internet, nghiên cứu, điều hướng và quan sát Trái đất.
Điều này cho thấy, sự hiện diện của rất nhiều vệ tinh sẽ tạo ra những cơ hội mới, tuy nhiên cũng kèm theo như những mối nguy hiểm tiềm tàng. Điển hình là hiện cũng hàng nghìn mảnh rác có thể quan sát bao gồm các tên lửa đẩy bị bỏ lại, các vệ tinh vô chủ, các mảnh rơi ra từ các tàu vũ trụ, hay vệ tinh bị thiếu nhiên liệu hoạt động giữa chừng… 

Tin mới