Chỉ cần ưng cái bụng, thích cái mắt
Theo tài liệu về dân tộc Chứt, trước năm 1958, chính quyền huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chưa biết ở trong địa phương có cộng đồng người Chứt sinh sống. Sau một thời gian người dân tại địa phương nhận thấy có một số người dân tộc “lạ” đã xuống một số khu chợ ở Hương Khê đổi chim thú săn bắn được để lấy gạo, muối, dao, rựa…
Từ đó, cuộc hành quân đi tìm dân tộc “lạ” bắt đầu. Sau nhiều thời gian tìm kiếm, đến năm 1992, các nhà khoa học mới chính thức xác định được nơi ở của dân tộc “lạ” đang sinh sống ở khu vực miền núi là người dân tộc Chứt.
Từ nhiều thế kỷ với cuộc sống tự do, hoang dã trong rừng núi săn bắt hái lượm để sinh sống. Sau khi được chuyển về định cư tại bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh), chỉ có vài chục người nhưng giờ đây đã có 41 hộ với 139 nhân khẩu. Những con người ấy giờ đã có nhà, có họ, có tên, có bản làng và đã biết đến cái chữ.
Sau nhiều năm được phát hiện và di cư ra nơi ở mới, hiện nay dân tộc Chứt tại bản Rà Tre đã có 41 hộ với 139 nhân khẩu, những con người ấy giờ đã có họ, có tên, có bản làng và đã biết đến cái chữ. |
Hiện nay nhờ có sự tuyên truyền của bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, người Chứt đã quen dần với cuộc sống mới, có đủ cái ăn cái mặc. Nhưng có lẽ một trong những nỗi đau chưa biết bao giờ mới chấm dứt đối với người dân tộc Chứt là tình trạng hôn nhân cận huyết thống.
Phần nhiều, người dân tộc Chứt sống khép mình trong những ngôi nhà sàn nhỏ hẹp, lặng lẽ nép mình dưới chân sườn núi. Khi đến tuổi dựng vợ gả chồng, những chàng trai, cô gái ấy cũng quanh đi quẩn lại kết duyên vợ chồng với người trong bản. Những cuộc hôn nhân gần gũi như thế cứ ngày càng diễn ra chằng chịt, từ đầu làng đên cuối bản dân tộc Chứt giống như cây một gốc, nhìn đâu cũng thấy anh em nội ngoại.
Kể về chuyện kết duyên của dân tộc mình, ông Phúc không ngần ngại chia sẻ: “Ngày trước là thích người nào, lấy người đấy, cứ thấy ưng cái bụng, thích cái mắt là cưới thôi chứ có biết thế nào đâu. Anh em họ hàng lấy nhau là chuyện thường ở bản rồi!”.
Không tìm hiểu, không mất nhiều lễ sính, cái lý nên duyên vợ chồng của người Chứt rất đơn giản. Cứ thấy thích cái bụng, ưng cái mắt là chàng trai sẽ tự mang một bó củi đến đặt giữa nhà gái, khi bó củi được đốt lên, cũng từ đó là nên duyên vợ chồng.
Những hệ lụy từ hôn nhân cận huyết
Nên duyên vợ chồng cũng từ bó củi, cặp đôi Hồ Thị Sâm (29 tuổi) và Hồ Viết Hà là anh em con chú, con bác tuy nhiên họ vẫn cưới nhau dưới sự chấp thuận của họ hàng 2 bên.
Chung sống với nhau đến nay, vợ chồng chị Sâm đã có gần 4 mặt con. Trong 3 người con đã được sinh ra, cô con gái thứ 2 là Hồ Thị Trang (6 tuổi) từ bé đã mang dị tật, một bên chân trái bị cụt, bàn tay không được đầy đủ ngón.
Trong 3 người con của chị Sâm, có cháu Hồ Thị Trang (6 tuổi) từ bé đã mang dị tật, một bên chân trái bị cụt, bàn tay không được đầy đủ ngón.
Những tháng ngày đợi chờ đứa con thứ 4 chào đời, cũng là khoảng đó thời gian chị Sâm sống trong lo lắng, bởi chị dần ý thức được hệ lụy từ hôn nhân cận huyết. “Ngày đó cứ thích là cưới nhau thôi, chứ không biết hôn nhân cận huyết là gì hết. Giờ được bộ đội kể chúng tôi mới hiểu, chỉ mong con sinh ra bình thường và khỏe mạnh”.
Và câu chuyện về Hồ Sanh, một cô gái mới tròn đôi mươi. Nhưng gần 3 năm nay cô một mình ôm đứa con không biết đi, không biết chuyện trò sống trong đau khổ. Bởi người bố của đứa bé chính là anh họ của Sanh, khi biết đứa con chào đời bị dị tật, nhận thức được sự việc, người chồng đã bỏ mẹ con Sanh để đi lấy vợ khác.
Mẹ của Sanh buồn rầu ôm đứa cháu không biết đi, biết chuyện trò gần 3 năm trời. |
Cạnh nhà Sanh, là gia đình của cặp vợ chồng Hồ Tương và Hồ Hải, giữa cặp vợ chồng này có mối quan hệ thân thiết là cậu và cháu ruột. Do có cùng huyết thống nên cách đây 4 năm trước hai vợ chồng đã phải dã từ hai đứa con đầu vì bị dị tật ở thể nặng. Giờ đây hai vợ chồng mới thấm thía những hiểm nguy từ hôn nhân cận huyết thống.
“Con người ta thì sinh ra mập mạp khỏe mạnh, còn con mình thì sinh ra tật nguyền. Sau này con tôi mà lớn lên sẽ cho con lấy ngoài huyết thống để con cái sung sướng khỏe mạnh”, chị Tương tâm sự.
Trao đổi với PV, ông Đinh Văn Sánh, Chủ tịch xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng bộ đội biên phòng tuyên truyền để họ biết những hệ lụy từ hôn nhân cận huyết và những năm gần đây tình trạng này giảm hẳn.
“Hiện nay đã có 5 đôi cưới nhau, trong đó có 3 đôi người dân tộc lấy người Kinh, chúng tôi cũng rất mừng vì điều này. Còn một điều đáng lo ngại hiện nay là tại bản có 15 thanh niên đã ở tuổi kết hôn nhưng chỉ có 2 nữ. Các thanh niên tại bản đến các dân tộc khác tại Quảng Bình thì bị trai làng xua đuổi, nên tình trạng hôn nhân cận huyết không biết bao giờ mới chấm dứt”, ông Sánh cho hay.