Tò mò mức lương của ‘Ngũ hổ tướng’ nhà Thục Hán

Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung là “ngũ hổ thượng tướng” trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, được Lưu Bị trả cho mức lương như thế nào?

Trong Tam Quốc, Lưu Bị có được sự phụng sự của nhiều vị tướng giỏi. Lúc bấy giờ nhà Thục Hán có 5 vị tướng vang danh thiên hạ, được gọi là “ngũ hổ tướng”. Họ bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu, Hoàng Trung.

Theo chính sử, năm 219, Lưu Bị lên ngôi và sắc phong cho 5 dũng tướng của mình. Trừ Triệu Vân, 4 vị tướng còn lại đều được phong chức vị ngang nhau, lần lượt là Tiền, Tả, Hữu, Hậu tướng quân. Triệu Vân được phong Dực tướng quân, chức có phần bé hơn những người kia.

To mo muc luong cua ‘Ngu ho tuong’ nha Thuc Han

Ảnh minh họa

Nếu tính về danh tiếng, chiến công thì Võ thánh Quan Vũ sẽ là người có vị trí cao nhất. Tuy nhiên, xét về đức độ, tài thao lược, trí dũng thì Triệu Vân mới là người được nhắc đến đầu tiên. Bộ ba Trương Phi, Mã Siêu, Hoàng Trung được đánh giá ngang hàng nhau.

Thời Tam Quốc, nghĩa khí, danh dự được đặt lên hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chuyện lương thưởng không được chú ý. Lúc bấy giờ tiền lương được gọi là thực ấp. Nói cụ thể hơn, nó là thu nhập mà người đứng đầu như vua, chủ công phát cho thần tử, quan viên của mình.

Chỉ có điều, xưa kia lương bổng không chỉ đến từ vua mà còn đến từ khu vực mà mỗi người quản lý. Chẳng hạn Quan Vũ trấn thủ Kinh Châu, Trương Phi trấn thủ Lãng Trung thì mỗi người sẽ ăn bổng lộc của nơi mình trông coi.
“Trung Quốc sử cảo” cho biết, người có công lớn có thể nhận thực ấp từ vua kèm thuế của mấy trăm, mấy ngàn hộ dân. Nghĩa là nếu khu vực mình quản lý có ngàn hộ dân, bình quân 1 năm mỗi hộ 2 lượng bạc thì Quan Vũ cả năm sẽ có 2 vạn lượng.

Ngoài ra, vua có thể ban thưởng bất ngờ cho cận thần của mình khi cần. Chẳng hạn Lưu Bị từng phát thưởng cho các mãnh tướng của mình sau khi chiếm được Ích Châu. Tam Quốc Chí viết như sau: “Ban thưởng Gia Cát Lượng, Pháp Chánh, Trương Phi và Quan Vũ mỗi người năm trăm cân vàng, một ngàn cân bạc, năm trăm vạn tiền, một ngàn tấc vải”.

Trên thực tế thì thời Lưu Bị, các tướng không có thực ấp cố định. Bởi bấy giờ vị vua này rất nghèo, thậm chí còn phải thỉnh giáo Lưu Ba để giải quyết vấn đề quốc khố.

To mo muc luong cua ‘Ngu ho tuong’ nha Thuc Han-Hinh-2

Tóm lại, thời Tam Quốc Quan Vũ sống chủ yếu nhờ tiền thuế từ người dân 3 quận Kinh Châu chứ không trông mong vào Lưu Bị. Trong khi đó, Trương Phi uy dũng là vậy nhưng thực chất chỉ nhận chức quan “hữu danh” mà thôi, lương bổng không hề có. Thậm chí khi đi theo Lưu Bị khởi sự, vị tướng này còn phải đổ hết tiền của mình vào.

Triệu Vân và Hoàng Trung thì đơn giản, không đòi hỏi nhiều. Họ chỉ cần đủ cơm ăn, áo mặc là được. Thỉnh thoảng Lưu Bị sẽ ban thưởng nhỏ cho những tướng này.

To mo muc luong cua ‘Ngu ho tuong’ nha Thuc Han-Hinh-3

Thê thảm nhất có lẽ là Mã Siêu. Dù nằm trong “ngũ hổ tướng” nhưng thực chất ông chẳng có gì. Lưu Bị cho Mã Siêu cai quản vùng Lâm Tự, nhưng nơi đó không có người Thục sinh sống, Mã Siêu lấy đâu ra tiền để sống? Với tính cách phóng khoáng của ông, nhiều sử gia cho rằng Mã Siêu dù có thực ấp chắc cũng sẽ không giữ được nó bao lâu.

Sự thật về Lã Mông, danh tướng toàn tài, ăn đứt Quan Vũ

Có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông...

Ngay từ khi xuất hiện, "Tam Quốc diễn nghĩa", "Hồng lâu mộng" hay "Tây du kí" đã lập tức hô mưa gọi gió, trở nên phổ biến trong dân gian, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhiều độc giả.

Nhưng sau tất cả, tiểu thuyết dẫu sao cũng được các nhà văn biên soạn theo sở thích cá nhân nên nó không tránh được bị pha trộn với cảm xúc cá nhân của tác giả. Giống như có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông... vì vậy hôm nay chúng ta cùng bàn về bị danh tướng Đông Ngô đã hại chết võ thánh Quan Vũ - Lã Mông.

“Thú vui” rùng mình ở đấu trường La Mã đoạt mạng hơn 50.000 người

Những võ sĩ giác đấu phải chiến đấu hết mình trong các cuộc đối kháng tàn khốc trên đấu trường La Mã và chính điều này khiến rất nhiều người phải bỏ mạng.

“Thu vui” rung minh o dau truong La Ma doat mang hon 50.000 nguoi

Những trận chiến của võ sĩ giác đấu trở thành thú vui tiêu khiển của các tầng lớp quý tộc ở thời La Mã cổ đại.

“Thu vui” rung minh o dau truong La Ma doat mang hon 50.000 nguoi-Hinh-2

Những trận chiến, trận cá cược là trận đấu sinh tử, mạng đổi mạng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới