Dâng lễ ở chùa đầu năm thế nào là đúng?

 Khi dâng lễ ở chùa phải kính cẩn, dùng hai tay và đặt cẩn trọng lên ban thờ theo thứ tự từ ban thờ chính đến ban thờ ngoài cùng.

Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân với mỗi chúng ta. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Khắp nơi trên cả nước đều có chùa, dù to hay nhỏ cũng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.

Tuy nhiên không ít người vào chùa lễ Phật thường chuẩn bị lễ với đủ thứ như hoa, quả, xôi, thịt…rồi thắp hương, khấn xin đức Phật ban tài, ban lộc, cầu an cho gia đình mình. Song việc hành lễ thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết. Có nhiều tình huống không mấy thiện cảm khi vào chùa hành lễ và đôi khi biến việc đi lễ chùa để bình an trở nên phiền muộn.

Dang le o chua dau nam the nao la dung?
  Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào.

Có thể nói đó là hiện tượng phổ biến đang diễn ra ở bất cứ chùa nào. Nhưng dâng lễ ở chùa theo trình tự như thế nào thì mới đúng?

Trao đổi với PV Kiến Thức, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.

Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV).

Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.

Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo – PV) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống…trong chùa.

Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ - PV) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.

Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.

Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.

Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, Tết,…thường khách thập phương tới dự đông đúc, điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là các Phật tử làm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó.

“Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời. Đây là việc nên làm của một người Phật tử chân chính” – Sư cô Thích Nữ Minh Tâm nhấn mạnh.

Văn khấn lễ Phật

Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng ….. năm...................................................

Tín chủ con là:

...................................................................................................................

Ngụ tại:

...................................................................................................................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa

...................................................................................................................

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng Thánh hiền Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc. Nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, thề tránh điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quán Âm Đại sỹ, Chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long Bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật. (3 lần)

Vừa đi lễ chùa, gã đàn ông ra cổng sát hại người vô tội

Sau khi đi lễ chùa, hung thủ đã ra tay sát hại người vô tội một cách dã man để cướp tài sản. Vụ án xảy ra vào đầu tháng 5/2019 tại Đồng Tháp.

Vua di le chua, ga dan ong ra cong sat hai nguoi vo toi

Khoảng 8h40 ngày 5/11/2019, tại khu vực ngã tư kênh Cây Dông, thuộc ấp 2A huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân phát hiện một xác nam giới nằm bên đường, trên người có nhiều vết máu, đầu đội mũ bảo hiểm. (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)

Vua di le chua, ga dan ong ra cong sat hai nguoi vo toi-Hinh-2

Có mặt tại hiện trường, các điều tra viên nhận định sơ bộ, nạn nhân đã đi xe máy vào khu vực này. Tại hiện trường, phát hiện nhiều dấu vết máu trên lá cây bạch đàn và dưới nền đất cây cỏ bị dập nát theo hướng tới khu vực tử thi.  (Ảnh minh hoạ, nguồn internet)

Ngượng đỏ mặt cô giáo xinh đẹp mặc áo xuyên thấu đi lễ chùa

Diện thời trang xuyên thấu khi đi lễ chùa, cô giáo hot girl Côn Ny bị chỉ trích dữ dội. Phần đông ý kiến cho rằng cô nàng quá lố bịch, phản cảm.

Nguong do mat co giao xinh dep mac ao xuyen thau di le chua
Nữ giáo viên tiếng Nhật Côn Ny nổi tiếng là hot girl không chỉ có nhan sắc mà còn có đầu óc, trí tuệ. (Nguồn ảnh: IG) 

Đọc nhiều nhất

Tin mới