Dân Thủ Thiêm yêu cầu làm rõ việc giao đất tái định cư cho doanh nghiệp làm dự án

(Vietnamdaily) - Cử tri đã yêu cầu tổ Đại biểu Quốc hội thông tin về việc 160ha đất tái định cư của người dân giao cho cho 51 dự án .

Sáng 7/10, Tổ đại biểu Quốc hội TP HCM gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (nguyên Chủ tịch HĐND TP HCM), ông Phan Nguyễn Như Khuê (Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy) và bà Trịnh Ngọc Thúy (Phó chánh án TAND TP HCM) tiếp xúc cử tri quận 2.

Buổi tiếp xúc như thường lệ có rất đông người dân Thủ Thiêm tham gia. Trong đó, có một số người mang theo băng rôn yêu cầu chính quyền TP giải quyết khiếu nại của mình liên quan dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm

Cử tri Ngô Nhật Minh (phường An Khánh) nói rằng rằng 5 khu phố thuộc 3 phường ở quận 2 nằm ngoài ranh dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng đến nay chưa được giải quyết dứt điểm.

“Vấn đề Thủ Thiêm đã 20 năm. Tôi đề nghị các đại biểu đưa vấn đề Thủ Thiêm ra nghị trường Quốc hội để giải quyết. Đề nghị Chính phủ lập đoàn thanh tra liên ngành giải quyết rốt ráo”, cử tri Minh kiến nghị.

Dan Thu Thiem yeu cau lam ro viec giao dat tai dinh cu cho doanh nghiep lam du an
 Tổ đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri quận 2.

Cử tri Mai Thị Cánh (phường Thủ Thiêm) bức xúc về việc TP giao đất cho 51 dự án, đẩy người dân trong khu tái định cư đi chỗ khác. Tuy nhiên, đến nay, khu đất 160ha tái định cư của người dân Thủ Thiêm không được nhắc đến trong cuộc họp, chính quyền cũng không thấy nhắc đến.

Từ đó, bà Cánh yêu cầu các đại biểu phải thông tin về khu đất tái định cư này cho người dân biết.

Còn cử tri Nguyễn Thị Tám (ngụ phường Bình Khánh) cho rằng không chịu tổ chức đối thoại. Khi người dân bức xúc kéo nhau đến trụ sở UBND đòi gặp lãnh đạo TP nhưng bất thành.

Dan Thu Thiem yeu cau lam ro viec giao dat tai dinh cu cho doanh nghiep lam du an-Hinh-2
 Cử tri trình bày trước Tổ đại biểu Quốc hội TP HCM.

Trước đó, ngày 6/10, HĐND TP đã thông qua chủ chương xây dựng chính sách bồi thường tái định cư bổ sung đối với các hộ dân trong khu đất 4,3 ha tại khu phố 1, phường Bình An (quận 2).

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho biết việc ban hành chính sách nói trên nhằm đảm bảo quyền và lợi hợp pháp của người dân và góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội. Nội dung chính sách dự kiến đã được đa số người dân đồng thuận và phù hợp với thẩm quyền của HĐND TP. Quan điểm của thành phố là việc bồi thường làm sao có lợi nhất cho người dân.

Thứ nhất, TP sẽ xem những loại đất không phải đất ở là đất ở để bồi thường cho người dân. Thứ hai, áp dụng chính sách bồi thường tại thời điểm 2019 chứ không phải thời điểm mười mấy năm trước. Thứ ba, do không tái định cư tại chỗ nên người dân có 3 phương án lựa chọn.

“TP đưa ra 3 phương án cho người dân lựa là bằng tiền, nền đất tái định cư và nhà tái định cư. Người dân có quyền lựa chọn bất kỳ phương án nào nhưng theo TP, người dân nên chọn đất nền tái định cư khác hoặc nhà tốt hơn là nhận tiền”, ông Hoan nói.

Giải thích lý do không thể dựa vào giá thị trường, ông Hoan cho rằng giá thị trường luôn trôi nổi và không có cơ sở pháp lý để áp dụng. Vì vậy, TP dựa vào các dự án bồi thường của Nhà nước gần khu 4,3 ha để quy chiếu và xây dựng giá bồi thường. Để khắc phục sự chênh lệch giữa đơn giá bồi thường của nhà nước với giá thị trường, TP áp dụng hệ số quy đổi theo từng vị trí để đảm bảo quyền lợi cho người dân.

“TP cố gắng đưa ra giải pháp để người dân cảm thấy khi nhận nền đất, nhà tái định cư của Nhà nước, người dân có thể bù được giá thực tế như thị trường”, ông Hoan thông tin.

Về việc xác định giá đền bù, tổ công tác liên ngành liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm tính theo quy chiếu hệ số, tức là vẫn tính giá thị trường không kiểm soát để làm cơ sở quy chiếu hệ số tỷ lệ diện tích đất được hoán đổi. Tổ công tác cũng lấy đơn giá nhà nước ban hành gần đây nhất liên quan đến những vị trí được đổi đất để tính hệ số quy đổi.

Ví dụ nếu hộ dân có 1 m2 ở mặt tiền Trần Não nằm trong khu 4,39 ha nếu quy đổi đất mặt tiền đường Lương Định Của sẽ được khoảng 1,3 m2, đổi ở đường số 4 (rộng 22 m) và đường A (rộng 24 m) đều được 1,7 m2, đổi ở đường nội bộ (rộng 8 m) được 2,2 m2... Bốn tuyến đường này đều nằm trong khu 1,8 ha ở Bình Khánh mà quận 2 dự tính quy đổi đất.

Nguyên tắc quy đổi là vị trí đất mà hộ dân nhận càng xa trung tâm quận 2 thì diện tích nhận được càng lớn. Tổ công tác cũng tính sau khi đổi, nếu người dân đem bán diện tích được quy đổi thì số tiền thu về tương đồng với giá diện tích đất bị thu hồi trong khu 4,39 ha ở thời điểm hiện tại.

Trong phương án của tổ công tác, TP HCM dành một số quỹ đất để quy đổi cho người dân là khu 1,8 ha ở Bình Khánh, khu 30 ha ở Nam Rạch Chiếc, khu 50 ha ở Cát Lái, khu 174 ha và 143 ha ở Thạnh Mỹ Lợi cùng các khu chung cư tái định cư.

Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói gì về Kết luận thanh tra vụ Thủ Thiêm?

(VietnamDaily) - Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết sau khi nhận được kết luận thanh tra, UBND TP.HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy và tổ chức họp báo. 

Thông tin này được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trao đổi với báo chí bên lề đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP HCM lần XI (sáng nay 27/6).
Theo đó, Chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết đã nắm được thông tin qua báo chí về kết luận thanh tra về dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra Chính phủ. Tuy nhiên, về văn bản kết luận vụ Thủ Thiêm theo đường chính thống từ Thanh tra Chính phủ thì chưa được chuyển đến UBND TP HCM.
Ông dự kiến, thứ 2 tuần sau UBND TP HCM sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy. Sau đó sẽ tổ chức họp báo. Ông khẳng định UBND TP HCM đang lập kế hoạch thực hiện những đầu việc liên quan đến dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm sau khi có kết luận của Thanh tra Chính phủ.
Chu tich TP HCM Nguyen Thanh Phong noi gi ve Ket luan thanh tra vu Thu Thiem?
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong. 
Về quyền lợi của người dân khiếu kiện Thủ Thiêm, không được nhắc đến trong kết luận thanh tra, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết vấn đề này đã có trong Thông báo 1483 của Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, chiều 26/6, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hàng loạt khuyết điểm, sai phạm đã được chỉ ra trong quá trình thực hiện dự án này.
Cụ thể, Thường trực Thành ủy, UBND TP phê duyệt chi phí đầu tư bình quân 1 m2 đất thương mại - dịch vụ - nhà ở trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm là 26 triệu đồng/m2. Trong khi giá ban đầu các sở, ngành đề xuất là gấp đôi con số này.
Toàn bộ hơn 220 ha quỹ đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có được từ nguồn vốn ngân sách nhưng TP đã sử dụng chủ yếu để thanh toán đối ứng cho các dự án BT được chỉ định nhà đầu tư không qua đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm về đấu thầu và quản lý sử dụng đất đai.
Trách nhiệm liên quan thuộc các sở, ngành như KH&ĐT, Tài chính, TN&MT, Xây dựng, Ban quản lý KĐTM Thủ Thiêm.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định, UBND TP HCM chấp thuận chủ trương chỉ định giao cho Công ty cổ phần Đại Quang Minh là nhà đầu tư dự án bốn tuyến đường chính Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhưng chưa đánh giá kinh nghiệm, năng lực tài chính của nhà đầu tư… là chưa thực hiện đúng quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
UBND TP đã phê duyệt dự án, phê duyệt tổng mức đầu tư là hơn 12.000 tỉ đồng cho việc xây dựng bốn tuyến đường khi chưa làm rõ ý kiến của các sở, ngành liên quan. Qua thanh tra phát hiện một số khoản phê duyệt không đúng quy định với tổng giá trị hơn 1.500 tỉ đồng.
Từ đó tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo giao cho Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán xem xét gần 4.000 tỉ đồng chênh lệch giảm giữa các quyết định phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất để thanh toán cho dự án BT bốn tuyến đường chính thiếu căn cứ; hơn 1.700 tỉ đồng các khoản do phê duyệt tổng mức đầu tư của các dự án BT tăng sai và hơn 25 tỉ đồng chi phí không đủ điều kiện quyết toán vào dự án của Công ty Đại Quang Minh.
Căn cứ kết quả thanh tra, Tổng thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND TP thu hồi, hoàn trả ngay khoản tiền đã tạm ứng từ ngân sách Nhà nước không đúng quy định đã đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến 30-9-2018 là hơn 26.315 tỉ đồng; sớm có giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng đã đầu tư cho khu đô thị mới này trên 4.286 tỉ đồng.
Thanh tra Chính phủ chuyển kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong kết luận.

Trong kết luận nêu, giao UBND Thành phố chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền như: Ban Quản lý KĐTM Thủ Thiêm; các sở Giao thông vận tải, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch – Kiến Trúc, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố; các đơn vị Tư vấn, các nhà đầu tư dự án, v.v đã có khuyết điểm, vi phạm đã nêu trong Phần Kết quả và Kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ chuyển Kết luận thanh tra đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị và Ban Bí thư quản lý có liên quan đến khuyết điểm, vi phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này.

Trong quá trình xử lý về trách nhiệm và kinh tế sau thanh tra, nếu không khắc phục được hoặc khắc phục không triệt để các vi phạm về kinh tế gây thiệt hại tài sản nhà nước trước ngày 31/12/2019 thì chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

TP HCM sẽ đấu giá 15 lô đất 'vàng' ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

(Vietnamdaily) - TP HCM sẽ cho đấu giá 15 lô đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời vận động Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng mến Thánh giá Thủ Thiêm hợp tác, đồng thuận để bàn giao mặt bằng triển khai thi công tuyến đường tuyến đường Ven sông Sài Gòn (R3).

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) lập bản đồ hiện trạng vị trí 15 lô đất thuộc Khu chức năng số 3, 4 để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Các đơn vị liên quan sẽ làm thủ tục và bản vẽ tổng mặt bằng tại 15 lô đất này, làm cơ sở xác định giá khởi điểm để thành phố tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.