Dàn người đẹp Việt Nam chịu chơi để theo nghề phi công

Dàn người đẹp Việt Nam chịu chơi để theo nghề phi công

Không thua kém "phái mạnh", đã có rất nhiều cô gái chi số tiền “khủng” để theo đuổi ước mơ và rồi đạt được thành công khi trở thành các nữ phi công khiến không ít người phải ngưỡng mộ.

Mạch Thị Thùy Khanh (SN 1996) từng là sinh viên của trường Đại học Kiến trúc TP HCM. Trong suốt quá trình đi học, nữ sinh này đã trải qua nhiều công việc cả đúng và khác ngành nhưng tất cả đều không mang đến cho cô sự hứng thú.
Mạch Thị Thùy Khanh (SN 1996) từng là sinh viên của trường Đại học Kiến trúc TP HCM. Trong suốt quá trình đi học, nữ sinh này đã trải qua nhiều công việc cả đúng và khác ngành nhưng tất cả đều không mang đến cho cô sự hứng thú.
Theo đó, vì có mẹ công tác trong ngành hàng không, cô bé Thùy Khanh năm 13 tuổi đã từng mặc bộ đồ phi công nhí để biểu diễn văn nghệ ở cơ quan mẹ, đồng thời trong những năm học Đại học, cô cũng nhận thấy mình có niềm đam mê với nghề  phi công.
Theo đó, vì có mẹ công tác trong ngành hàng không, cô bé Thùy Khanh năm 13 tuổi đã từng mặc bộ đồ phi công nhí để biểu diễn văn nghệ ở cơ quan mẹ, đồng thời trong những năm học Đại học, cô cũng nhận thấy mình có niềm đam mê với nghề phi công.
May mắn đã đến với Thùy Khanh khi cô nàng chính thức trúng tuyển ngành hàng không. Khi nhận được thông tin này, mẹ cô nàng rất vui nhưng bà cũng lo lắng vấn đề tài chính bởi việc học để trở thành nữ phi công sẽ tốn khoảng 200.000 USD (gần 4,6 tỷ đồng).
May mắn đã đến với Thùy Khanh khi cô nàng chính thức trúng tuyển ngành hàng không. Khi nhận được thông tin này, mẹ cô nàng rất vui nhưng bà cũng lo lắng vấn đề tài chính bởi việc học để trở thành nữ phi công sẽ tốn khoảng 200.000 USD (gần 4,6 tỷ đồng).
Sau 1 năm học tập, hiện tại Thùy Khanh đang là cơ phó huấn luyện của hãng Pacific Airlines. Nếu tính theo giờ bay, cô đã bay được hơn 300 giờ, chuyến bay dài nhất là ở Mỹ kéo dài 5 tiếng. Được làm đúng công việc mình thích nên mỗi lần bước chân lên máy bay, cảm giác của Khanh luôn là sự hào hứng.
Sau 1 năm học tập, hiện tại Thùy Khanh đang là cơ phó huấn luyện của hãng Pacific Airlines. Nếu tính theo giờ bay, cô đã bay được hơn 300 giờ, chuyến bay dài nhất là ở Mỹ kéo dài 5 tiếng. Được làm đúng công việc mình thích nên mỗi lần bước chân lên máy bay, cảm giác của Khanh luôn là sự hào hứng.
Nguyễn Trần Diệu Thúy (sinh năm 1989) được nhiều khán giả yêu mến qua hàng loạt các bộ phim truyền hình nổi tiếng. Khi sự nghiệp nghệ thuật đang trên đà phát triển, cô lại quyết định từ bỏ Showbiz, rẽ hướng sang ngành hàng không.
Nguyễn Trần Diệu Thúy (sinh năm 1989) được nhiều khán giả yêu mến qua hàng loạt các bộ phim truyền hình nổi tiếng. Khi sự nghiệp nghệ thuật đang trên đà phát triển, cô lại quyết định từ bỏ Showbiz, rẽ hướng sang ngành hàng không.
Được biết, ban đầu Diệu Thúy là một tiếp viên hàng không nhưng cô nàng luôn ước mơ có thể trở thành phi công. Để biến ước mơ thành hiện thực,
Được biết, ban đầu Diệu Thúy là một tiếp viên hàng không nhưng cô nàng luôn ước mơ có thể trở thành phi công. Để biến ước mơ thành hiện thực,
Diệu Thúy đã quyết định bỏ ra khoảng 6 tỷ đồng để học lái máy bay. Trong khoảng thời gian học ở Mỹ, cô đã tốt nghiệp sớm hơn dự tính và trở thành phi công chuyên lái máy bay thương mại nhỏ.
Diệu Thúy đã quyết định bỏ ra khoảng 6 tỷ đồng để học lái máy bay. Trong khoảng thời gian học ở Mỹ, cô đã tốt nghiệp sớm hơn dự tính và trở thành phi công chuyên lái máy bay thương mại nhỏ.
Sau đó, Diệu Thúy trở về Việt Nam và trở thành nữ phi công đầu tiên của hãng hàng không Bamboo Airways thời điểm vừa thành lập ở Việt Nam.
Sau đó, Diệu Thúy trở về Việt Nam và trở thành nữ phi công đầu tiên của hãng hàng không Bamboo Airways thời điểm vừa thành lập ở Việt Nam.
Nguyễn Anh Thư quê ở Phú Yên nhưng năm 12 tuổi cô đã cùng gia đình sang Mỹ định cư. Đến năm 18 tuổi, cô muốn bắt đầu học ngành hàng không nhưng không nhận được sự ủng hộ của gia đình bởi bố mẹ muốn cô học trường Y hoặc một ngành học khác phù hợp hơn.
Nguyễn Anh Thư quê ở Phú Yên nhưng năm 12 tuổi cô đã cùng gia đình sang Mỹ định cư. Đến năm 18 tuổi, cô muốn bắt đầu học ngành hàng không nhưng không nhận được sự ủng hộ của gia đình bởi bố mẹ muốn cô học trường Y hoặc một ngành học khác phù hợp hơn.
Theo đó, để vừa theo đuổi đam mê, vừa làm bố mẹ vui lòng, Anh Thư phải học cùng lúc hai trường. Cụ thể là học toán học và học phi công. Thời điểm đó, cô cũng phải giấu gia đình để làm gia sư nhằm tự trang trải học phí đắt đỏ.
Theo đó, để vừa theo đuổi đam mê, vừa làm bố mẹ vui lòng, Anh Thư phải học cùng lúc hai trường. Cụ thể là học toán học và học phi công. Thời điểm đó, cô cũng phải giấu gia đình để làm gia sư nhằm tự trang trải học phí đắt đỏ.
"Giấu được 6 tháng thì ba mẹ phát hiện con gái quyết tâm theo đuổi ngành bay, họ không cấm cản cũng không ủng hộ mà lờ đi cho tôi làm theo ý thích. Tôi dạy kèm chỉ được 5 - 6 USD (hơn 140 nghìn đồng) mỗi giờ nhưng trường bay học phí rất đắt, khoảng 200 - 300 USD/giờ (tương đương tầm 4,6 - 7 triệu đồng mỗi giờ). Vì vậy tôi đi làm 1 tuần mới đủ học bay 1 lần. Mỗi bằng bay chi phí hết khoảng chừng 500 triệu đến 1 tỷ đồng, chi phí rất đắt". - Anh Thư chia sẻ.
"Giấu được 6 tháng thì ba mẹ phát hiện con gái quyết tâm theo đuổi ngành bay, họ không cấm cản cũng không ủng hộ mà lờ đi cho tôi làm theo ý thích. Tôi dạy kèm chỉ được 5 - 6 USD (hơn 140 nghìn đồng) mỗi giờ nhưng trường bay học phí rất đắt, khoảng 200 - 300 USD/giờ (tương đương tầm 4,6 - 7 triệu đồng mỗi giờ). Vì vậy tôi đi làm 1 tuần mới đủ học bay 1 lần. Mỗi bằng bay chi phí hết khoảng chừng 500 triệu đến 1 tỷ đồng, chi phí rất đắt". - Anh Thư chia sẻ.
Do gia đình không hỗ trợ về kinh tế và Anh Thư phải làm nhiều công việc cùng một lúc nên cô mất 10 năm thay vì 2 năm như các học viên khác để hoàn thành việc học và ra trường. Tuy vậy, cô luôn có thành tích và điểm số rất cao. Sau 13 năm nỗ lực, cô gái đã có trong tay 10 tấm bằng liên quan đến nghề phi công.
Do gia đình không hỗ trợ về kinh tế và Anh Thư phải làm nhiều công việc cùng một lúc nên cô mất 10 năm thay vì 2 năm như các học viên khác để hoàn thành việc học và ra trường. Tuy vậy, cô luôn có thành tích và điểm số rất cao. Sau 13 năm nỗ lực, cô gái đã có trong tay 10 tấm bằng liên quan đến nghề phi công.

GALLERY MỚI NHẤT