Dàn “chim sắt” của lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam

Dàn “chim sắt” của lực lượng Không quân Hải quân Việt Nam

Không quân Hải quân Việt Nam đã và đang sở hữu nhiều loại máy bay hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài, kèm theo đó là khả năng tự bảo dưỡng, sửa chữa lớn nhiều loại khí tài hiện đại ngay trong nước.

 Không quân Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một lực lượng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có chức năng thực hiện các nhiệm vụ trên biển hoặc ven bờ biển, hải đảo bằng các phương tiện của không quân như máy bay chiến đấu, trực thăng vận tải và máy bay tuần tra,...
Không quân Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một lực lượng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có chức năng thực hiện các nhiệm vụ trên biển hoặc ven bờ biển, hải đảo bằng các phương tiện của không quân như máy bay chiến đấu, trực thăng vận tải và máy bay tuần tra,...
Đây là lực lượng của Hải quân có thể phối hợp các nhiệm vụ với Không quân và nhiều tình huống có chức năng tương tự. Không quân Hải quân được trang bị nhiều máy bay hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển.
Đây là lực lượng của Hải quân có thể phối hợp các nhiệm vụ với Không quân và nhiều tình huống có chức năng tương tự. Không quân Hải quân được trang bị nhiều máy bay hiện đại để thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển.
Đầu tiên là Ka-28, chúng ta từng sở hữu 6 chiếc trực thăng đồng trục Ka-28. Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô những chiếc Ka-28 đầu tiên tháng 03/1988, đây cũng là một trong những loại máy bay trực thăng đồng trục đầu tiên được ta đưa vào vận hành.
Đầu tiên là Ka-28, chúng ta từng sở hữu 6 chiếc trực thăng đồng trục Ka-28. Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô những chiếc Ka-28 đầu tiên tháng 03/1988, đây cũng là một trong những loại máy bay trực thăng đồng trục đầu tiên được ta đưa vào vận hành.
Sau một thời gian sử dụng thì phần lớn máy bay mất khả năng săn ngầm, chính vì vậy nhằm duy trì sức chiến đấu của phi đội nên năm 2009, ta đã ký hợp đồng với Ukraine để đại tu nâng cấp toàn bộ dàn trực thăng Ka-28.
Sau một thời gian sử dụng thì phần lớn máy bay mất khả năng săn ngầm, chính vì vậy nhằm duy trì sức chiến đấu của phi đội nên năm 2009, ta đã ký hợp đồng với Ukraine để đại tu nâng cấp toàn bộ dàn trực thăng Ka-28.
Đến năm 2019, ta đã tự chủ sửa chữa khôi phục thành công toàn bộ tính năng kỹ - chiến thuật hệ thống chuyên ngành trên chiếc Ka-28 đầu tiên.
Đến năm 2019, ta đã tự chủ sửa chữa khôi phục thành công toàn bộ tính năng kỹ - chiến thuật hệ thống chuyên ngành trên chiếc Ka-28 đầu tiên.
Ka-28 hiện được triển khai cùng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm và cảnh báo sớm trên biển. Những tàu hộ vệ Gepard này, cũng đã được ta cải biên, để có thể phối hợp tốt với các loại trực thăng này.
Ka-28 hiện được triển khai cùng các tàu hộ vệ Gepard 3.9 để tăng cường khả năng phát hiện tàu ngầm và cảnh báo sớm trên biển. Những tàu hộ vệ Gepard này, cũng đã được ta cải biên, để có thể phối hợp tốt với các loại trực thăng này.
Truyền thông Nga từng cho biết, Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành loại trực thăng Ka-28 này trong một thời gian dài, và rất quan tâm tới các phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng đồng trục này.
Truyền thông Nga từng cho biết, Việt Nam đã có kinh nghiệm vận hành loại trực thăng Ka-28 này trong một thời gian dài, và rất quan tâm tới các phiên bản nâng cấp của dòng trực thăng đồng trục này.
Thứ hai là trực thăng Ka-32T, đây cũng là loại trực thăng đồng trục có ngoại hình khá tương đương với Ka-28, tuy nhiên lại thiên về mục đích dân sự nhiều hơn.
Thứ hai là trực thăng Ka-32T, đây cũng là loại trực thăng đồng trục có ngoại hình khá tương đương với Ka-28, tuy nhiên lại thiên về mục đích dân sự nhiều hơn.
Lực lượng Cảnh sát biển từng quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-32T (vận tải) và Ka-32S (bay biển), tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng trong tương lai, ta sẽ chọn mẫu EC-155B1 hoặc AS-365 để trang bị cho lực lượng này.
Lực lượng Cảnh sát biển từng quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-32T (vận tải) và Ka-32S (bay biển), tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng trong tương lai, ta sẽ chọn mẫu EC-155B1 hoặc AS-365 để trang bị cho lực lượng này.
Cũng từng có thông tin về việc Việt Nam quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-32A11BC để phục vụ việc chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng hoặc công tác cứu hộ cứu nạn ở khu vực địa hình chia cắt phức tạp tại nước ta.
Cũng từng có thông tin về việc Việt Nam quan tâm tới mẫu trực thăng Ka-32A11BC để phục vụ việc chữa cháy tại các tòa nhà cao tầng hoặc công tác cứu hộ cứu nạn ở khu vực địa hình chia cắt phức tạp tại nước ta.
Tiếp theo là trực thăng EC-225LP, hai chiếc EC-225LP được Quân chủng Hải quân tiếp nhận từ Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (VNH) - Binh đoàn 18 từ ngày 25/12/2011.
Tiếp theo là trực thăng EC-225LP, hai chiếc EC-225LP được Quân chủng Hải quân tiếp nhận từ Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (VNH) - Binh đoàn 18 từ ngày 25/12/2011.
Một loại máy bay khác là DHC-6-400, đây là loại máy bay cánh bằng động cơ cánh quạt khá độc đáo. Chiếc DHC-6 đầu tiên đã bay thẳng từ Canada về Việt Nam và hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh ngày 29/10/2013.
Một loại máy bay khác là DHC-6-400, đây là loại máy bay cánh bằng động cơ cánh quạt khá độc đáo. Chiếc DHC-6 đầu tiên đã bay thẳng từ Canada về Việt Nam và hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh ngày 29/10/2013.
Đây cũng được coi là một trong những loại thủy phi cơ hiếm hoi đang hoạt động ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài khả năng cất - hạ cánh thông thường, loại máy bay này còn có thể hạ cánh xuống thẳng mặt nước, nên không bị giới hạn bởi chiều dài đường băng vật lý thông thường. Nguồn ảnh: TH.
Đây cũng được coi là một trong những loại thủy phi cơ hiếm hoi đang hoạt động ở khu vực Đông Nam Á. Ngoài khả năng cất - hạ cánh thông thường, loại máy bay này còn có thể hạ cánh xuống thẳng mặt nước, nên không bị giới hạn bởi chiều dài đường băng vật lý thông thường. Nguồn ảnh: TH.
Hải quân Việt Nam làm chủ tàu chiến hiện đại Gepard, Molniya. Nguồn: QPVN.

GALLERY MỚI NHẤT