Dàn chiến cơ trụ cột của Không quân Trung Quốc hiện nay

Dàn chiến cơ trụ cột của Không quân Trung Quốc hiện nay

Trong biên chế của Không quân Trung Quốc hiện tại, ba loại chiến đấu cơ dưới đây được coi là trụ cột, có số lượng cũng như khả năng chiến đấu đáng nể nhất.

Đầu phải kể tới  chiến đấu cơ J-20. Đây là loại tiêm kích tàng hình duy nhất trong biên chế của Không quân Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Đầu phải kể tới chiến đấu cơ J-20. Đây là loại tiêm kích tàng hình duy nhất trong biên chế của Không quân Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Tiêm kích J-20 được Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo. Đây được xem là chiến đấu cơ "át chủ bài", giúp Trung Quốc đối đầu với dàn tiêm kích thế hệ 5 F-35 của các nước trong khu vực.
Tiêm kích J-20 được Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo. Đây được xem là chiến đấu cơ "át chủ bài", giúp Trung Quốc đối đầu với dàn tiêm kích thế hệ 5 F-35 của các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của loại tiêm kích này đó là Trung Quốc buộc phải nhập khẩu động cơ từ Nga. Bản thân các loại động cơ phản lực do Trung Quốc tự chế tạo, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của J-20.
Tuy nhiên, điểm yếu chí tử của loại tiêm kích này đó là Trung Quốc buộc phải nhập khẩu động cơ từ Nga. Bản thân các loại động cơ phản lực do Trung Quốc tự chế tạo, chưa thể đáp ứng được yêu cầu của J-20.
Tuy nhiên, điểm yếu này đang được Trung Quốc nỗ lực xóa bỏ, bằng cách cho ra đời một vài phiên bản J-20 thử nghiệm, sử dụng động cơ nội địa.
Tuy nhiên, điểm yếu này đang được Trung Quốc nỗ lực xóa bỏ, bằng cách cho ra đời một vài phiên bản J-20 thử nghiệm, sử dụng động cơ nội địa.
Loại tiêm kích đông nhất và rẻ nhất của Trung Quốc hiện nay là J-10. Theo nhiều tài liệu thống kê, tính tới năm 2021 đã có ít nhất 540 chiếc J-10 được Không quân Trung Quốc chế tạo.
Loại tiêm kích đông nhất và rẻ nhất của Trung Quốc hiện nay là J-10. Theo nhiều tài liệu thống kê, tính tới năm 2021 đã có ít nhất 540 chiếc J-10 được Không quân Trung Quốc chế tạo.
Loại tiêm kích một động cơ này, được Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất với số lượng cực kỳ lớn, để đối đầu với dàn chiến đấu cơ hạng nhẹ giá rẻ F-16 hiện đang phục vụ trong không quân Mỹ.
Loại tiêm kích một động cơ này, được Trung Quốc tự thiết kế và sản xuất với số lượng cực kỳ lớn, để đối đầu với dàn chiến đấu cơ hạng nhẹ giá rẻ F-16 hiện đang phục vụ trong không quân Mỹ.
Với số lượng được xuất xưởng lên tới hơn 540 chiếc, tiêm kích J-10 cũng được coi là chiếc phản lực chiến đấu có quân số đông bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Với số lượng được xuất xưởng lên tới hơn 540 chiếc, tiêm kích J-10 cũng được coi là chiếc phản lực chiến đấu có quân số đông bậc nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
Ngoài sử dụng cho lực lượng không quân và hải quân, Trung Quốc còn xuất khẩu J-10 ra nước ngoài. Tuy nhiên tới nay, mới chỉ có một quốc gia đưa J-10 vào biên chế chiến đấu, đó là Pakistan.
Ngoài sử dụng cho lực lượng không quân và hải quân, Trung Quốc còn xuất khẩu J-10 ra nước ngoài. Tuy nhiên tới nay, mới chỉ có một quốc gia đưa J-10 vào biên chế chiến đấu, đó là Pakistan.
Cuối cùng là tiêm kích J-11. Đây là chiến đấu cơ được Trung Quốc phát triển nội địa hóa, dựa trên thiết kế của tiêm kích Su-27 Flanker trứ danh trong quá khứ.
Cuối cùng là tiêm kích J-11. Đây là chiến đấu cơ được Trung Quốc phát triển nội địa hóa, dựa trên thiết kế của tiêm kích Su-27 Flanker trứ danh trong quá khứ.
Giống như Su-27, tiêm kích J-11 của Trung Quốc có thể coi là một "cơ cấu hàng không", với độ tùy biến cực kỳ cao, giúp các kỹ sư Trung Quốc phát triển ra nhiều phiên bản khác nhau, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Giống như Su-27, tiêm kích J-11 của Trung Quốc có thể coi là một "cơ cấu hàng không", với độ tùy biến cực kỳ cao, giúp các kỹ sư Trung Quốc phát triển ra nhiều phiên bản khác nhau, với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Có thể kể tới một vài phiên bản là sản phẩm phái sinh của J-11, trong đó bao gồm tiêm kích hạm J-15 - tiêm kích hạm duy nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay và chiến đấu cơ J-16 - tiêm kích đa năng với năng lực tác chiến cực kỳ mạnh mẽ.
Có thể kể tới một vài phiên bản là sản phẩm phái sinh của J-11, trong đó bao gồm tiêm kích hạm J-15 - tiêm kích hạm duy nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay và chiến đấu cơ J-16 - tiêm kích đa năng với năng lực tác chiến cực kỳ mạnh mẽ.
Ở thời điểm hiện tại, Không quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng hơn 400 chiếc chiến đấu cơ J-11, 170 chiến đấu cơ J-16 và khoảng 50 chiếc tiêm kích hạm J-15.
Ở thời điểm hiện tại, Không quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng hơn 400 chiếc chiến đấu cơ J-11, 170 chiến đấu cơ J-16 và khoảng 50 chiếc tiêm kích hạm J-15.

GALLERY MỚI NHẤT