Đám tang Từ Hy thái hậu có gì đặc biệt?

Từ Hy thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước.

Tháng 11 năm 1908, người dân thành Bắc Kinh đều xì xào bàn tán về cái chết của Từ Hy thái hậu. Chỉ biết rằng Hoàng đế và Thái hậu đã chết và theo những nghi lễ mấy nghìn năm trước, họ chết một cách cô độc trước sự chứng kiến của bá quan văn võ. Không ai đưa tay ra để an ủi họ vì không có bàn tay nào có thể chạm vào thi thể của một Hoàng đế hay một Thái hậu đã chết. Bức tường Tử Cấm thành vẫn cao vời vợi và người ngoài mãi mãi không biết được những bí mật bên trong đó.
Báo chí đã từng viết nhiều về những câu chuyện kỳ lạ về cuộc sống của Từ Hy thái hậu. Có người khẳng định rằng bà hoàng hậu đã thống trị Trung Quốc trong một thời gian dài từng là một nô tì tới từ Quảng Châu. Tuy nhiên, giáo sư William Martin lại cho rằng tất cả những câu chuyện đó đều là bịa đặt. Từ Hy thái hậu là con gái của Huệ Chinh vì thế bà có xuất thân cao quý. Năm 1853, bà được Hoàng đế Hàm Phong chọn làm Ý phi. Khi đó, Hoàng hậu không sinh được thái tử, trong khi Ý phi lại sinh được cậu con trai, sau này là Hoàng đế Đồng Trị, nên là mẹ của Hoàng thái tử, Ý phi được Hoàng thượng sùng ái. Khi cháu trai bà là Quang Tự lên thay ngôi hoàng đế Đồng Trị, Từ Hy đã buông rèm nhiếp chính và trở thành Nữ hoàng đông phương nổi tiếng. Dưới sự thống trị của bà, đế quốc Đại Thanh đã bị diệt vong.
Dam tang Tu Hy thai hau co gi dac biet?
 
Từ Hy thái hậu qua đời vào thời điểm mà văn minh khoa học hiện đại đã có mặt tại Trung Quốc nhưng tang lễ của bà lại được thực hiện theo truyền thống của hàng nghìn năm về trước. Một số lượng lớn đồ hàng mã như tiền giấy, đồng hồ, tủ, hình nhân…được làm y như thật được đốt trong đám tang để bà mang theo xuống âm phủ.
Đội quân bằng giấy cũng xếp thành hàng và được đem tới một nơi nào đó ở giữa Tử Cấm thành và cổng vào cung điện để đốt trước khi tang lễ diễn ra 2 ngày. Theo quan niệm khi đó thì những binh sỹ bằng giấy này sẽ được phái xuống âm phủ trước để dẹp đường cho thái hậu.
Tuy nhiên, cũng giống như những câu hỏi mà một tờ báo từng đặt ra đó là nếu như Khổng Tử và Mạnh Tử ở dưới âm phủ nhìn thấy những binh sỹ mặc đồ tây bằng giấy này, họ sẽ cảm thấy như thế nào? Khi họ nhìn thấy những đồ được đốt cháy theo đám tang không phải là chiếc ghế kiểu Trung Quốc của tổ tông mà là một chiếc bốn bánh mang phong cách châu Âu thì sẽ kinh ngạc biết chừng nào?
Chiếc quan tài mạ vàng của Thái hậu được diễu qua một cách chầm chậm và nghiêm trang dưới những gò đất màu xám ở Bắc Kinh, bên trong có thi thể của Từ Hy thái hậu, người phụ nữ khiến người ta phải khiếp sợ và ngưỡng mộ, Nữ hoàng vĩ đại nhất thế kỷ, người đã từng nếm trải đắng, cay, ngọt bùi của cuộc sống và quyền lực.
6 giờ sáng ngày 9 tháng 11 năm 1908, trời se lạnh, từ lăng Thanh Đông cho tới Bắc Kinh khoảng 75 dặm và sáng hôm đó, tất cả người dân Bắc Kinh dường như đều ùn ùn kéo về Đông Trực Môn để xem đám tang của Từ Hy thái hậu.
Đoạn đường đưa đám từ trong thành đi ra hầu hết đều phải xuống dốc, hai bên đường là những gò đất nhỏ vì vậy nếu đứng từ Đông Trực Môn có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh đám tang. Đi đầu là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân Hoàng gia. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…

Tại sao mộ phần của Từ Hy thái hậu không bao giờ xanh cỏ?

Người đời thắc mắc tại sao lăng mộ của Từ Hy thái hậu không hề có lấy một ngọn cỏ dại?

Sau khi Hàm Phong băng hà, Thái tử Tải Thuần lên ngôi làm Hoàng đế, sử cũ gọi là Đồng Trị đế. Tân đế kế vị, mẹ ruột là Từ Hy từ phi tần vươn lên trở thành Hoàng Thái hậu. Vào giai đoạn Quang Tự Hoàng đế tại vị, quyền lực của Tây Thái hậu đã lớn mạnh đến nỗi đủ sức làm mưa làm gió và đem lại cho bà cuộc sống xa hoa, lãng phí đến cực điểm.

Tại sao Từ Hy thái hậu lại cần 100 người hầu khi đi tắm?

Từ Hy thái hậu rất thích tắm rửa, mỗi lần bà tắm đều có 100 cung nhân phục vụ và sử dụng đến 3 bồn tắm.

Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?
Có giai thoại kể lại rằng, Từ Hy thái hậu là người rất biết hưởng thụ, dĩ nhiên cuộc sống xa hoa của Từ Hy thái hậu là điều mà hậu thế không thể nào tưởng tượng được và hiếm có quý tộc nào có thể vượt qua. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-2
 Từ Hy thái hậu nắm giữ quyền lực và lưỡng cung thính chính suốt nửa thế kỷ, và cuộc sống ngày thường của bà là thứ không ai có thể nghĩ đến. Từ việc vệ sinh nhỏ nhất cho đến tắm rửa và thượng triều đều vô cùng cầu kỳ nhiều công đoạn, đặc biệt, Từ Hy thái hậu mỗi lần tắm đều phải có 100 kẻ hầu người hạ bên cạnh.
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-3
Vậy tại sao phải là 100 người và con số 100 ấy có ý nghĩa gì? Trước khi thái hậu tắm, cần một số lượng tỳ nữ chịu trách nhiệm đun nước, xông hơi, bố trí nhà tắm và phải hoàn thành trong nửa ngày. Sau khi Từ Hy thái hậu tắm xong, họ phải dọn dẹp từng chút một. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-4
Đây là một quá trình phức tạp. Điều đặc biệt hơn, Từ Hy thái hậu không tắm trong bồn gỗ như những người khác trong hoàng tộc mà sử dụng thêm 2 bồn tắm lớn nữa có diện tích lớn giống 1 bể bơi nhỏ, nếu rỗng bên trong cũng cần đến 8 thái giám mới có thể nâng lên. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-5
Bồn thứ 1 để Từ Hy tắm nửa thân trên, sau đó phần còn lại ở 1 bồn tắm khác, bởi theo Từ Hy thái hậu, âm dương nên được phân biệt rạch ròi. Cuối cùng Từ Hy thái hậu ngâm mình ở 1 bồn tắm thứ 3. Cả 3 bồn tắm đều dùng 3 loại nước ấm khác nhau. Trong lúc Từ Hi Thái hậu tắm rửa, tất cả thái giám đều phải quỳ gối đợi lệnh sau 1 tấm màn, chỉ cho phép 4 ma ma đứng bên trong phòng tắm. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-6
Một sự phung phí khác trong thói quen tắm rửa của Từ Hy thái hậu là số lượng khăn bà sử dụng. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-7
Chúng được xếp thành 4 chồng, mỗi chồng gồm 25 chiếc khăn, tổng cộng có đến 100 chiếc. Mỗi chiếc khăn đều có hình rồng vàng được thêu bằng chỉ tơ vàng: Hình rồng ngẩng đầu, hình rồng cúi đầu ngắm trăng, hình rồng đùa giỡn với viên ngọc, hình rồng phun nước. Những chiếc khăn thêu tinh tế cộng thêm hình dạng lạ mắt của 4 chồng khăn và khay gỗ màu đỏ tía tạo ra cảnh tượng rất tráng lệ. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-8
Ngày nào Từ Hy thái hậu cũng tắm nhưng vào những ngày nóng bức, bà sẽ tắm rửa nhiều lần hơn. Đến mùa đông lạnh giá, cách 3 ngày bà mới tắm 1 lần. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-9
Con số 100 trong thực tế gắn liền với rất nhiều ý nghĩa, đây là một con số tròn trĩnh có 3 chữ số. Đây cũng có thể là con số mà nhiều người đánh dấu làm mốc. Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà ngay cả trong những sự kiện trọng đại thì con số này cũng có rất nhiều ý nghĩa. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-10
Theo phong kiến Trung Hoa, nhiều tài liệu cho biết, con số 100 đại diện cho sự tròn đầy, hoàn mĩ. Là người duy mĩ, rất có thể Từ Hy thái hậu muốn cuộc sống của mình cũng viên mãn và tròn đầy nên bà mới chuộng sử dụng con số 100. 
Tai sao Tu Hy thai hau lai can 100 nguoi hau khi di tam?-Hinh-11
Nhiều người tin vào giả thiết, bởi vì Từ Hy thái hậu xuất thân từ một gia đình người Mãn Châu, vốn không phải là quyền cao chức trọng gì cả. Bà được sinh ra trong thời gian cha ruột làm việc tại Cam Túc. Thói quen của gia đình và điều kiện sống ở địa phương khiến bà rất hiếm khi tắm rửa. Mãi đến khi nhập cung, mới nhận ra hoàng tộc rất xem trọng việc tắm rửa, từ đó bà ra sức "tận hưởng" tắm rửa theo cách riêng của mình. 

Khó giải công trình kỳ bí không kém kim tự tháp Ai Cập

(Kiến Thức) - Di chỉ Puma Punku ở Tiwanaku, Bolivia được giới chuyên gia đánh giá là bí ẩn không kém kim tự tháp của Ai Cập. Có niên đại vào khoảng năm 536 - 600, các chuyên gia chưa thể giải mã hết những kỳ bí tồn tại ở đây. 

Kho giai cong trinh ky bi khong kem kim tu thap Ai Cap
Nằm ở Tiwanaku, Bolivia, di chỉ Puma Punku nổi tiếng trong giới khảo cổ là một công trình kỳ bí có nhiều bí ẩn lớn mà con người chưa thể giải mã. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới