Đạm Hà Bắc “ôm nợ” 9.334 tỷ, chứng khoán DHB “đóng băng” giao dịch

(Kiến Thức) - Đạm Hà Bắc đang gánh khoản nợ hơn 9.334 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn 6.577 tỷ đồng. Mã chứng khoán DHB trên UPCoM liên tục nhiều phiên "đóng băng" giao dịch, đứng giá 6.500 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu "đóng băng", không giao dịch

Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, tính tới phiên giao dịch cuối chiều 29/5, mã chứng khoán DHB của Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (gọi tắt là Đạm Hà Bắc) rơi vào tình trạng "đóng băng".

Đầu ngày, nhiều chuyên gia kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt có thể bứt phá được trong phiên chiều 29/5, song VN-Index vẫn phải chấp nhận tình trạng giảm điểm do áp lực bán mạnh vào cuối phiên.

Chỉ số chính đánh mất 0,46 điểm tương ứng 0,05% còn 971,54 điểm trong khi HNX-Index hồi phục nhẹ 0,3 điểm tương ứng 0,28% lên 105,32 điểm.

Thống kê cho thấy, trên quy mô thị trường có 316 mã giảm, 30 mã giảm sàn so với 304 mã tăng và 51 mã tăng trần. Như vậy, chênh lệch giữa bên tăng và bên giảm giá không đáng kể, phần nào cho thấy sự giằng co vẫn căng thẳng.

Tới 29/5, có 783 mã cổ phiếu không diễn ra giao dịch nào. Trên UPCoM, cổ phiếu DHB của Công ty CP Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc trong nhiều phiên liên tục không hề có giao dịch và đến nay đang đứng giá 6.500 đồng/cổ phiếu.
Dam Ha Bac “om no” 9.334 ty, chung khoan DHB “dong bang” giao dich
Đạm Hà Bắc tiếp tục thô lỗ. Ảnh: Báo Đất Việt.  

Kinh doanh bết bát, Đạm Hà Bắc lỗ đậm

Tình trạng cổ phiếu "đóng băng" của Đạm Bắc Hà Mới đây, Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2019. Theo đó, kết quả kinh doanh của công ty vô cùng thậm tệ.

Cụ thể, thông tin trên VTC News, trong 3 tháng đầu năm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Đạm Hà Bắc là 734,6 tỷ đồng, tăng 7,24% so cùng kỳ năm 2018. Thế nhưng, giá vốn bán hàng tăng mạnh từ 5,81% lên 604 tỷ đồng đã ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận gộp, chỉ còn 130,3 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính bất ngờ tăng "chóng mặt", gấp 22,2 lần năm trước,  lên 35,6 tỷ đồng. 

Dam Ha Bac “om no” 9.334 ty, chung khoan DHB “dong bang” giao dich-Hinh-2
Nhà máy phân đạm Hà Bắc. Ảnh Báo Đầu Tư. 

Trong kỳ, chi phí tài chính của phân đạm Hà Bắc là 184,8 tỷ đồng, tăng 8,8%. Chi phí bán hàng tăng 27,8% lên 17 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp vẫn cao, tương đương kỳ này năm ngoái, ước tính khoảng 20 tỷ đồng.

Báo cáo hợp nhất của Đạm Hà Bắc cho thấy, khoản lỗ ròng lên mức 53 tỷ đồng, mặc dù doanh thu tăng 6,6%.

Đạm Hà Bắc lý giải rằng, trong quý I năm 2019, dây chuyền chạy máy 87,5 ngày, có 1 lần ngừng máy nguyên nhân do tự ngừng máy nén Man tại xưởng Phân lý không khí, thời gian ngừng máy là 2,48 ngày.

Bên cạnh đó, yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Đạm Hà Bắc. Cụ thể, trong đầu năm nay, thị trường NH3 và Ure thế giới liên tục giảm, khiến giá các mặt hàng này trong nước cũng giảm theo. Trong khi đó, thị trường trong nước có cạnh tranh rất quyết liệt, các đơn vị đưa ra nhiều chính sách áp giá. 

Trong khi đó, nguyên liệu sản xuất cũng là vấn đề nan giải. Có thời điểm phải giảm tải lò hơi để duy trì sản xuất vì vấn đề nguyên liệu than. Trong quý, giá than cám tăng 65.000 đồng/tấn, giá điện tăng 8.36% làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Theo số liệu đến hết thời điểm tháng 3/2019, lỗ lũy kế của Đạm Hà Bắc tăng lên 2.705 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ còn 56 tỷ đồng.

Số phận 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ: “Bán không được phải chấp nhận phá sản”

Nhắc tới giải pháp xử lý dứt điểm 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), cho rằng có những dự án bán không được phải chấp nhận phá sản, giải thể vì nếu giữ lại những dự án không hiệu quả cũng không hề tốt cho nền kinh tế.

So phan 12 du an thua lo nghin ty: “Ban khong duoc phai chap nhan pha san”
Trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, có tới 4 doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) 

Hé lộ số phận 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ

Tại buổi Tọa đàm “Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 18.9, nhiều thông tin đã được các chuyên gia kinh tế, đại diện Bộ Tài chính, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra xung quanh vấn đề giải quyết 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công Thương.

Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), quá trình khắc phục 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ ngành Công Thương đang được cơ cấu theo nhiều hướng khác nhau nhưng khó khăn vẫn còn phía trước và sắp tới sẽ có nhiều khó khăn hơn bởi càng để lâu càng phát sinh nhiều vấn đề.

Trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, có tới 4 doanh nghiệp của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Trong đó, 2 doanh nghiệp đã có lãi dù lỗ lũy kế vẫn còn, 2 doanh nghiệp còn khó khăn, cần tiếp tục tái cơ cấu.

Nếu chia theo nhóm, trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ, có 2 dự án đã có lãi: Dự án nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng, Dự án nhà máy gang thép Lào Cai.

4 dự án đã bắt đầu giảm lỗ nhưng vẫn báo lỗ: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).

3 dự án trước đây dừng hoạt động, nay bắt đầu khởi động lại, tiến hành sản xuất thử có Sơ sợi Đình Vũ. Còn 3 dự án xây dựng dở dang cũng bắt đầu được tính toán lại, thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt. Trong đó, Nhà máy giấy Phương Nam sẽ được bán để thu hồi vốn, Nhà máy Ethanol Phú Thọ sẽ rà soát lại rồi tìm nhà đầu tư để mua. Dự án Nhà máy Thép Thái Nguyên cũng cơ cấu lại, xúc tiến tìm nhà đầu tư.

So phan 12 du an thua lo nghin ty: “Ban khong duoc phai chap nhan pha san”-Hinh-2
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) chia sẻ tại tọa đàm (Ảnh: VGP) 

Chia sẻ về các giải pháp xử lý tồn đọng tại 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ trong thời gian tới, ông Đặng Quyết Tiến nói: “12 dự án này tới đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi chúng ta kiên quyết thực hiện theo thị trường, nên có những điều chúng ta phải chấp nhận. Ví dụ, có những dự án bán không được thì chấp nhận phá sản. Những dự án không khởi động được, không bán được phải chuyển sang hình thức khác. Điều này đã nằm trong lộ trình.

Quan trọng nhất, tới đây, các Bộ, ngành phải nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch tình hình. Có như vậy các Bộ, ngành, Chính phủ, các chuyên gia mới có thể đưa ra giải pháp căn cơ nhằm xử lý dứt điểm 12 đại dự án thua lỗ nghìn tỷ này. Phá sản, giải thể cũng có thể được hiểu là cách làm đầy tích cực vì nếu giữ lại những dự án không hiệu quả thì cũng không hề tốt cho nền kinh tế”.

Ông Đặng Quyết Tiến kết luận: “Nếu anh không cạnh tranh được với các thành phần kinh tế tư nhân. Hãy giải phóng nguồn lực, lùi lại để tư nhân phát triển!”.

So phan 12 du an thua lo nghin ty: “Ban khong duoc phai chap nhan pha san”-Hinh-3
Ông Phùng Văn Hùng (thứ hai từ bên phải), Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ tại tọa đàm. 
Trong câu chuyện xử lý các dự án thua lỗ, vướng mắc pháp lý như quyền sử dụng đất, mối quan hệ với tổng thầu EPC… cũng được nhắc đến.
Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng: “12 đại dự án của ngành Công Thương, chủ trương của Đảng và Nhà nước đây là các ngành, lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Chúng ta chỉ cần đảm bảo thu hồi vốn, bán đi là đúng đắn”.
Quan trọng nhất họ vướng vào vấn đề pháp lý, giải pháp tiếp theo là bán. Các pháp lý vướng: xác định giá, xử lý quyền sử dụng đất, xác định giá đất như nào, xử lý quan hệ với tổng thầu EPC ra sao trước khi xem xét nên cổ phần hóa hay bán. Ông Hùng cho rằng, cần xử lý triệt để trước khi chúng ta xem là bán cho ai, nếu chúng ta chưa xử lý thì chưa thể bán được và nên bán cho tư nhân.
Vinachem muốn thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo cần "soi lại mình"
Xung quanh việc Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam (Vinachem) xin được áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu nhằm giúp giá thành phân đạm của Vinachem sản xuất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Đề xuất của Vinachem đặt ra câu hỏi: “Liệu đề xuất có đang đi ngược với nguyên tắc mà nhà quản lý đã xác định, là đặt DNNN trong cạnh tranh, hoạt động theo thị trường và xa hơn là nguyên tắc xử lý 12 dự án đắp chiếu?”
Ông Phùng Văn Hùng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng mọi ý kiến của doanh nghiệp đều được hoan nghênh. Kiến nghị của Vinachem nhằm sửa đổi Luật 71 do Quốc hội khoá 13 ban hành.
Luật này quy định đưa phân bón vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, tạo điều kiện giá phân bón giảm, tạo điều kiện cho người nông dân có được nguyên liệu đầu vào với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, ông Hùng nhận xét, có thể trong quá trình triển khai, doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh, vì vậy, Chính phủ cũng nên xem xét.
"Nhiều chính sách sau khi ban hành cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tế", ông Hùng nói và cho biết kiến nghị như Vinachem là cần thiết.
So phan 12 du an thua lo nghin ty: “Ban khong duoc phai chap nhan pha san”-Hinh-4
Vinamchem muốn thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo cần phải "soi lại mình". 

Xử lý 12 dự án yếu kém ngành Công Thương đúng cơ chế thị trường

Chiều 21/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Xu ly 12 du an yeu kem nganh Cong Thuong dung co che thi truong
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN). 
Kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân liên quan

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.