“Đám cưới ma” ghê rợn đang hồi sinh ở Trung Quốc có từ khi nào?

“Đám cưới ma” ghê rợn đang hồi sinh ở Trung Quốc có từ khi nào?

(Kiến Thức) - Đám cưới ma là một trong những tập tục khó tin của người dân Trung Quốc thời phong kiến. Theo đó, người ta sẽ tổ chức hôn lễ cho hai người chết với nhau hoặc đám cưới của một người còn sống với một người đã qua đời.

Tập tục  đám cưới ma ở Trung Quốc được cho là có nguồn gốc từ thời nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên). Tuy nhiên, những ghi chép đầu tiên về tập tục này có từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên).
Tập tục đám cưới ma ở Trung Quốc được cho là có nguồn gốc từ thời nhà Tần (221 trước Công nguyên - 206 trước Công nguyên). Tuy nhiên, những ghi chép đầu tiên về tập tục này có từ thời nhà Hán (206 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên).
Đám cưới ma của người Trung quốc thời xưa có nguồn gốc từ việc những nam nữ thanh niên chết yểu khi chưa lập gia đình sẽ "ám" cả nhà, làm xáo trộn cuộc sống bình yên của mọi người.
Đám cưới ma của người Trung quốc thời xưa có nguồn gốc từ việc những nam nữ thanh niên chết yểu khi chưa lập gia đình sẽ "ám" cả nhà, làm xáo trộn cuộc sống bình yên của mọi người.
Theo quan niệm dân gian, linh hồn người quá cố chỉ có thể yên nghỉ khi gia đình tổ chức hôn lễ cho họ. Nhờ vậy, họ sẽ không còn cô đơn khi ở thế giới bên kia.
Theo quan niệm dân gian, linh hồn người quá cố chỉ có thể yên nghỉ khi gia đình tổ chức hôn lễ cho họ. Nhờ vậy, họ sẽ không còn cô đơn khi ở thế giới bên kia.
Để thực hiện đám cưới ma, các gia đình đi tìm những đối tượng khác giới (đã chết) để hợp táng.
Để thực hiện đám cưới ma, các gia đình đi tìm những đối tượng khác giới (đã chết) để hợp táng.
Cụ thể, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ giống như cho những người còn sống. Sau khi hoàn thành nghi lễ, hai người sẽ được chôn cất trong cùng một ngôi mộ như cặp vợ chồng mới cưới.
Cụ thể, hai gia đình sẽ chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức hôn lễ giống như cho những người còn sống. Sau khi hoàn thành nghi lễ, hai người sẽ được chôn cất trong cùng một ngôi mộ như cặp vợ chồng mới cưới.
Không chỉ tổ chức đám cưới ma giữa hai người đã chết, người xưa còn kết duyên một người đã chết với người còn sống.
Không chỉ tổ chức đám cưới ma giữa hai người đã chết, người xưa còn kết duyên một người đã chết với người còn sống.
Những gia đình giàu có không tìm được người đã mất để kết hôn cùng người con quá cố của họ sẽ tìm đến những người còn sống.
Những gia đình giàu có không tìm được người đã mất để kết hôn cùng người con quá cố của họ sẽ tìm đến những người còn sống.
Theo đó, một số nam nữ thanh niên chưa lập gia đình sẽ kết duyên âm với người đã mất.
Theo đó, một số nam nữ thanh niên chưa lập gia đình sẽ kết duyên âm với người đã mất.
Nếu như người kết duyên âm với người đã chết là phụ nữ thì sau khi hoàn thành buổi lễ họ sẽ dọn đến nhà chồng quá cố và làm tròn bổn phận của người con dâu.
Nếu như người kết duyên âm với người đã chết là phụ nữ thì sau khi hoàn thành buổi lễ họ sẽ dọn đến nhà chồng quá cố và làm tròn bổn phận của người con dâu.
Trong khi đó, nếu một thanh niên kết hôn với cô gái đã chết sẽ đem bài vị của vợ mới cưới về nhà để thờ cúng sau khi tổ chức đám cưới ma.
Trong khi đó, nếu một thanh niên kết hôn với cô gái đã chết sẽ đem bài vị của vợ mới cưới về nhà để thờ cúng sau khi tổ chức đám cưới ma.
Mời độc giả xem video: Đám cưới của cặp song sinh giống hệt nhau (nguồn: Người đưa tin).

GALLERY MỚI NHẤT