Hình ảnh người đàn ông đốt pháo được clip ghi nhận lại. |
>>> Mời độc giả xem video Điều tra vụ pháo nổ đỏ đường trong đám cưới ở Hà Nội:
Nguồn: Truyền hình Thông tấn.
Trao đổi với PV Kiến Thức, luật sư Hoàng Tùng – Trưởng VPLS Trung Hòa – Đoàn LS TP Hà Nội chia sẻ: "Hiện nay nhà nước ta đang cấm việc sản xuất, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo nổ. Hành vi đốt pháo của gia đình tổ chức đám cưới "gây tiếng vang" ở xã Phù Lỗ là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào hành vi và hậu quả mà những người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự".
Luật sư phân tích: "Trước tiên, cần xác định người đốt pháo là ai? Có hành vi tang trữ hay mua bán hay không? Không những vậy, còn phải kiểm tra xem trọng lượng của số pháo nổ cụ thể là bao nhiêu, từ đó mới xác định được hình thức và mức xử lý cụ thể.
Việc đốt pháo vào các dịp lễ, Tết hoặc đám hỷ có thể là một truyền thống hoặc quan điểm của người dân về mong muốn một cuộc sống tươi vui, giòn giã, vui vẻ. Tuy nhiên, đốt pháo rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của những người xung quanh. Do đó, Nhà nước đã nghiêm cấm các hành vi sử dụng, tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, buôn bán liên quan đến pháo, chất nổ. Chỉ có các doanh nghiệp hoặc tổ chức được cấp phép mới được sử dụng, sản xuất loại chất nổ này. Người dân cũng cần phải nâng cao ý thức chấp hành của bản thân, gia đình và những người xung quanh để đảm bảo an toàn của bản thân và thực thi đúng pháp luật.
Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:
"... 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép......
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này;
Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, hành vi đốt pháo (hay là tang trữ pháo) trái pháp luật nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đồi bổ sung năm 2017 về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm.
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
1. Người nào tàng trữ, vận chuyển hàng cấm thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 239, 244, 246, 249, 250, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
c) Pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam
Việc đốt pháo vào các dịp lễ tết hoặc đám hỷ có thể là một truyền thống hoặc quan điểm của người dân về mong muốn một cuộc sống tươi vui, giòn giã, vui vẻ. Tuy nhiên, đốt pháo rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của những người xung quanh. Do đó mà nhà nước, pháp luật đã nghiêm cấm các hành vi sử dụng, tàng trữ, sản xuất, vận chuyển, buôn bán liên quan đến pháo, chất nổ. Chỉ có các doanh nghiệp hoặc tổ chức được cấp phép mới được sử dụng, sản xuất loại chất nổ này. Người dân cũng cần phải nâng cao ý thức chấp hành của bản thân, gia đình và những người xung quanh để đảm bảo an toàn của bản thân và thực thi đúng pháp luật.