Đắk Nông: Xác minh vụ giả loạt chữ ký, ăn chặn gạo "cứu đói"

Người dân tố cáo, hàng loạt hộ có tên trong danh sách phê duyệt được cấp gạo “cứu đói” nhưng không được nhận hoặc được nhận không đúng số lượng.

Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
 Gia đình anh Phạm Văn Hòa có tên trong danh sách nhận gạo "cứu đói" trong đợt giáp hạt (tháng 5/2020) là 75kg, nhưng không được nhận một hạt gạo nào. Trong khi đó, danh sách đã có người kí nhận. Ảnh: Ngọc Hùng
Giả chữ kí, ăn chặn gạo "cứu đói"?
Theo đơn tố cáo của các hộ dân thuộc tổ dân phố 1 (thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), từ đầu năm đến nay, người dân được Nhà nước hỗ trợ nhiều đợt gạo “cứu đói” như: Hỗ trợ gạo trong đợt Tết Nguyên đán (tháng 1/2020); hỗ trợ gạo trong đợt giáp hạt (tháng 5/2020); hỗ trợ gạo cho nhân dân trong đợt nắng hạn (tháng 10/2020).
Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát gạo, nhiều hộ dân có tên trong danh sách phê duyệt nhưng không được nhận một hạt gạo nào, một số hộ được nhận nhưng bị bớt xén, cấp không đủ số lượng. Bức xúc hơn, rất nhiều hộ dân không được nhận gạo nhưng trong danh sách lại có chữ kí đã nhận đủ số gạo.
Anh Phạm Văn Hòa (41 tuổi, tổ dân phố 1) phản ánh, hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, vợ bị bệnh thận không có tiền chữa trị, một mình phải vất vả làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống và nuôi 3 con ăn học. Khi nghe Nhà nước hỗ trợ gạo trong đợt giáp hạt đầu năm 2020 (tháng 5/2020), anh vui mừng vì cũng đỡ đần được phần nào. Nhưng đợi mãi không thấy gạo đâu.
Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
Anh Phạm Văn Hòa khẳng định gia đình mình chưa bao giờ nhận được gạo Nhà nước hỗ trợ và không kí vào bất kì tờ giấy nhận gạo hỗ trợ nào. Ảnh: Ngọc Hùng 
“Tôi nghĩ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thì cám ơn, không được thì tôi cũng không đòi hỏi. Nhưng mới đây, tôi nhìn thấy gia đình tôi có tên trong danh sách kí nhận 75kg gạo nên rất bức xúc.
Từ trước đến nay, tôi chưa từng được nhận gạo hỗ trợ và cũng không ký vào danh sách nhận gạo. Nhưng kì lạ là ai đó đã ký và nhận thay phần gạo của gia đình tôi. Tôi mong cơ quan chức năng làm rõ”, anh Hòa bức xúc.
Cùng chung hoàn cảnh, bà Trần Thị Duyên bức xúc: “Hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi sinh được 4 người con nhưng đứa nào cũng tật nguyền. Nghe tin Nhà nước hỗ trợ gạo cho bà con ăn Tết, tôi cũng mừng vì cũng trang trải được cuộc sống để đỡ khổ hơn. Nhưng đợi mãi cũng không thấy được nhận.
Hôm thấy hàng xóm đi nhận gạo, tôi nhìn mà ứa nước mắt, nhưng nghĩ Nhà nước cho ai người đó nhận, không cho thì thôi. Không ngờ, khi tìm hiểu thì gia đình tôi cũng có tên trong danh sách được hỗ trợ 30kg, nhưng lại không được nhận. Kì lạ là trong danh sách đã có người ký nhận phần gạo 30kg của gia đình tôi”.
Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
Trong danh sách phê duyệt cấp phát gạo, hộ bà Hoàng Thị Kim Điền có 7 khẩu được nhận 105 kg gạo nhưng thực tế chỉ được cấp 30kg. Ảnh: Ngọc Hùng 
Gạo hỗ trợ bị… ăn bớt
May mắn hơn hai hoàn cảnh trên, bà Hoàng Thị Kim Điền và nhiều hộ dân khác được nhận gạo nhưng chỉ nhận được số gạo ít ỏi, không đúng với khối lượng trong danh sách phê duyệt.
Đơn cử, hộ bà Hoàng Thị Kim Điền có 7 khẩu, trong danh sách phê duyệt nhận 105kg nhưng chỉ được nhận 30kg; hộ bà Trần Thị Phượng có 4 khẩu, danh sách được nhận 60kg nhưng chỉ được nhận 30kg; hộ bà Ngô Thị Lan có 5 khẩu, trong danh sách phê duyệt nhận 75kg nhưng chỉ được nhận 30kg,…
Bà Hoàng Thị Kim Điền buồn bã nói: “Nếu không có thông tin từ các tổ dân phố khác thì người dân cũng không biết mình nhận được bao nhiêu gạo, ai được nhận, ai không. Ngày 21/10, sau khi bị người dân tố cáo, tôi được mời đi họp thì mới biết gia đình được nhận 105kg (15kg/1 khẩu). Thế nhưng, ngày 6/10, họ chỉ cấp cho tôi 30kg. Lúc đó, họ đưa bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu chứ không biết gia đình mình được nhận 105kg”.
Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
Bà Hoàng Thị Kim Điền bên túi gạo 30kg được cấp, trong khi danh sách phê duyệt được nhận 105kg. Ảnh: Ngọc Hùng 
Cũng theo bà Điền, trước đó vào tháng 5, gia đình bà cũng có tên trong danh sách hỗ trợ gạo trong đợt giáp hạt năm 2020. Theo đó, gia đình bà 7 khẩu, được nhận 105kg, nhưng thực tế tổ dân phố chỉ phát 30kg.
Theo tìm hiểu của PV, hàng chục hộ khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, có tên được cấp gạo nhưng không được nhận gạo, nhưng lại có kí tên nhận; có tên được cấp gạo nhưng khi nhận gạo thì nhận không đủ số lượng được Nhà nước hỗ trợ.
Thành lập đoàn kiểm tra… sẽ xử lý nghiêm.
Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
Gia đình ông Nguyễn Văn Thứ và con gái ông Nguyễn Thị Cúc (đứng giữa) có tên trong danh sách được nhận hỗ trợ gạo, mỗi hộ 30kg gạo, nhưng họ khẳng định không được nhận bất kì hạt gạo nào. Thế nhưng trong danh sách đã có người kí nhận. Ảnh: Ngọc Hùng 
Ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling (huyện Cư Jút) cho biết, trong đợt cấp gạo hỗ trợ cho nhân dân trong đợt nắng hạn 2020 (10/2020), thị trấn có 2.018 khẩu/592 hộ được hỗ trợ với tổng số gạo 30.270 (15kg/1 khẩu).
Sau khi nhận gạo về có 12/13 tổ dân phố đã được phát đúng, đủ cho người dân. Riêng đối với tổ dân phố 1, qua rà soát thì cấp không đúng quy định. Cụ thể: Tổ dân phố 1 có 109 khẩu/26 hộ được hỗ trợ với số lượng 1.635kg gạo. Trong đó, có 17 hộ không được nhận đủ gạo theo quy định với số lượng 630kg, 4 hộ không được nhận gạo với số lượng 315kg.
Dak Nong: Xac minh vu gia loat chu ky, an chan gao
Phản ánh với PV Báo Giao thông, những hộ theo số thứ tự từ 16 đến 24 có tên trong danh sách được cấp gạo nhưng chưa bao giờ nhận được một kg gạo hỗ trợ nào. Nhưng kì lạ là có người đã kí tên và nhận số gạo trên. Ảnh: Ngọc Hùng 
“Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, tôi trực tiếp làm việc với ông Hoàng Văn Chuẩn, Tổ trưởng Tổ dân phố 1, yêu cầu khắc phục ngay, làm cách gì không biết phải cấp lại đủ cho dân.
Hiện nay, UBND thị trấn cũng đã thành lập tổ công tác, tiến hành xác minh, xử lý vi phạm việc này, yêu cầu Tổ trưởng Tổ dân phố 1 giải trình về số lượng gạo không cấp, cấp không đủ cho các hộ theo danh sách phê duyệt đã cấp cho các hộ khó khăn khác ngoài danh sách.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm tra, rà soát, làm rõ số gạo người dân nhận thiếu, chưa nhận thì ở đâu. Việc giả chữ kí để nhận, chúng tôi cũng đang xác minh làm rõ”, ông Ánh khẳng định.
Cũng theo ông Ánh, đối với phản ánh của các hộ dân trong các đợt phát gạo trước đó có cũng xảy ra khuất tất. Hiện đoàn công tác cũng đang xác minh. Nếu đúng như dân phản ánh, sẽ xử lý. Sai đến đâu xử lý đến đó, không thể vì việc này mà làm ảnh hưởng đến cả hệ thống chính trị.

Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống

Thủ tướng đồng ý xuất khẩu gạo trở lại nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực, không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tình hình dịch COVID-19.

Thu tuong: Tuyet doi khong de xay ra thieu gao trong moi tinh huong
Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Cửa Lò (Nghệ An). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN) 
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.

Cận cảnh cây “ATM gạo” đầu tiên ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Ngày 11/4, cây “ATM gạo” đầu tiên ở Hà Nội đã chính thức vào hoạt động nhằm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn giữa mùa dịch COVID-19. 
 
 

Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi
Khoảng 8h sáng 11/4, cây “AMT gạo” đầu tiên ở Hà Nội được đặt tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã chính thức vào hoạt động để phát gạo cho những người có hoàn cảnh khó khăn giữ mùa dịch COVID-19.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-2
Dự kiến, việc phát gạo tại cây "ATM gạo" này được bắt đầu 11/4 đến hết ngày 30/4. Thời gian phát từ gạo từ 8 - 17h mỗi ngày.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-3
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng (55 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, là người lên ý tưởng cho cây 'ATM gạo' đầu tiên ở Hà Nội) chia sẻ, do mong muốn không để ai thiếu cơm trong mùa dịch nên đã lên ý tưởng sáng tạo ra cây “ATM gạo” này.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-4
Ông Nguyễn Mạnh Hùng (55 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Khi đọc được tin tức trên báo chí có tin ở Sài Gòn làm "ATM gạo" miễn phí thấy hay. Nghĩ rằng có những người đi làm ngày nào có tiền ăn ngày đó, không có lương thì sao có gì ăn? Hơn nữa nếu Sài Gòn làm được sao mình không làm được, sau đó tôi đã viết ý tưởng của mình lên facebook để tham khảm ý kiến bạn bè có nên làm ở Hà Nội không, do được nhiều người ủng hộ nên tôi bắt tay vào làm".
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-5
Người dân nghèo đến lấy gạo từ cây "ATM gạo" tự động. 
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-6
Điểm khác biệt so với cây "ATM gạo" của TP Hồ Chí Minh chính là mỗi người mỗi lần được nhận 3 kg gạo, thay vì dùng tay bấm nút để máy nhả gạo thì chỉ cần dùng chân ấn vào bàn đạp. Việc dùng chân nhằm hạn chế tiếp xúc ở tay, tránh lây lan dịch bệnh COVID-19.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-7
Gạo chạy theo đường ống xuống, giữa có một bộ điều khiển bằng van tự động.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-8

Những bao gạo được chuẩn bị sẵn sàng để đổ vào bình chứa.


Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-9
Do được thông báo trước nên có khá đông người dân có hoàn cảnh khó khăn đã đến nhận gạo.
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-10
Được biết, những phần gạo nhân ái này là món quà quý giá với những người khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 này.
 
Can canh cay “ATM gao” dau tien o Ha Noi-Hinh-11

Trước đó, ngày 7/4, cây “ATM gạo” đã được đưa vào hoạt động tại TP HCM để giúp người lao động nghèo tạm thời vượt qua khó khăn trong mùa dịch COVID-19. Sau khi đặt cây "ATM gạo" trên đã được nhiều nhà hảo tâm đến ủng hộ, quyên góp gạo.

TPHCM: "Máy ATM" rút gạo miễn phí cho người nghèo. (Nguồn: VTC)

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.