Đắk Lắk: Mang án oan đến chết vẫn chưa được xin lỗi

(Kiến Thức) - Trịnh Công Minh mang án oan gần 20 năm, sau cơn bạo bệnh anh qua đời và đến nay vẫn chưa được cá nhân, tập thể, cơ quan chức năng xin lỗi công khai và bồi thường.

Gia đình mỏi mòn chờ công lý

Thắp nén nhang lên ban thờ chồng, chị Tống Thị Thanh Tâm (trú thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, Đắk Lắk) nước mắt ngắn dài kể với PV: Năm 1997, chồng chị là anh Trịnh Công Minh (trú thị trấn Buôn Trấp) bị tạm giam 18 tháng tù vì bị tình nghi liên quan đến vụ trộm cắp tài sản trên địa bàn. 

Dak Lak: Mang an oan den chet van chua duoc xin loi
Chị Tâm (vợ nạn nhân) chia sẻ với phóng viên.   
Anh Minh bị áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú suốt 18 năm, trải qua 3 phiên tòa kéo dài từ 1997 - 2015, tháng 3/2015, cơ quan tố tụng đã ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Trịnh Công Minh, do đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm. 
Những tưởng, anh sẽ được cơ quan tố tụng xin lỗi công khai và đền bù thiệt hại về tinh thần và vật chất do làm án oan sai. Thế nhưng cho đến giờ phút anh Minh qua đời vì bạo bệnh (tháng 2/2018), anh và gia đình vẫn chưa được tổ chức xin lỗi công khai và bồi thường. 
Chị Tâm chia sẻ: "Gần 20 năm mang án oan như một “án tử” với chồng tôi. Mang án oan, anh Minh và gia đình phải chịu ánh mắt dèm pha của hàng xóm, công việc làm ăn đổ bể…"
Suốt từ lúc được tại ngoại (2015), gia đình đã gửi rất nhiều đơn thư từ địa phương đến trung ương, thế nhưng anh Minh vẫn chưa được tổ chức xin lỗi. 
Trước khi anh Minh qua đời có tâm sự: Mong ước lớn nhất của anh là được  cơ quan chức năng xin lỗi công khai, để trả lại danh dự cho một công dân lương thiện, để con cái tự hào về cha mẹ, được người hàng xóm nhìn nhận, hiểu thấu cho mối hàm oan mà anh phải chịu gần 20 năm qua.
Công cuộc đi đòi công lý của anh Minh còn chưa kết thúc, thì cơn bạo bệnh ập đến, anh qua đời vào tháng 2/2018. 

"Trước lúc lâm chung, anh giao hồ sơ, chứng cứ bị hàm oan của mình để tôi tiếp tục cầu cứu, lấy lại danh dự cho anh và gia đình”, chị Tâm, vợ anh Minh nói.

Từ đó, chặng đường đòi lại công lý cho chồng được đặt hết lên vai chị Tâm, người đàn bà nhỏ bé.

Đá bóng với trách nhiệm bồi thường và xin lỗi oan sai

Chị Tâm kể, sau khi anh Minh bị bắt, gia đình tin tưởng anh Minh bị oan. Các chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được cũng không chứng minh được anh Minh phạm tội. 

Gia đình đã gửi đơn cầu cứu đi khắp nơi trong suốt quá trình xảy ra vụ việc. Ngày 16/3/2015 (18 năm kể từ ngày bị tạm giam), Viện KSND huyện Krông Ana ra quyết định “Hủy bỏ biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với Trịnh Công Minh.
Dak Lak: Mang an oan den chet van chua duoc xin loi-Hinh-2
  Chị Tâm mong muốn cơ quan chức năng giải quyết và xin lỗi người chồng bị oan sai đã khuất. 

Ngày 19/3/2015, công an huyện ra quyết định đình chỉ điều tra đối với bị can Trịnh Công Minh, do đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được tội phạm. 

“Từ đó đến nay vẫn chưa có một cá nhân, cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm, bồi thường cho gia đình tôi. 20 năm để chồng tôi bị oan sai, sao đến giờ vẫn không ai đứng ra xin lỗi!”, chị Tâm bức xúc.

Liên quan vụ án, một lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Lắk thông tin, trong năm 2015 Viện cũng có văn bản xin ý kiến TAND tối cao  về việc làm rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm khi để xảy ra oan sai. 

“Để xảy ra oan sai thì phải xin lỗi, bồi thường theo đúng quy định. Viện kiểm sát không né tránh nếu để xảy ra oan sai. Nói vậy nhưng TAND tối cao đến nay chưa kết luận cơ quan nào để xảy ra oan sai”, lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Lắk nói.  

Hiện, gia đình chị Tâm vẫn đang tiếp tục gửi đơn đến các cấp cơ quan có thẩm quyền để đòi lại công bằng cho người chồng đã mất, chịu án oan sai gần 20 năm đến chết vẫn chưa được xin lỗi.

Cụ ông bị oan sai 43 năm đòi bồi thường 12 tỷ

Theo tính toán, mức bồi thường trong giai đoạn bị giam cùng chi phí kêu oan, chữa bệnh… cho cụ ông bị oan sai 43 năm là hơn 12 tỷ.

Ngày 11/8, liên ngành tư pháp Trung ương đã công khai xin lỗi ông Trần Văn Thêm, 80 tuổi, trú tại thôn Đức Lập, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, chấm dứt 46 năm ông bị oan sai.

Những trường hợp bị kết án oan nổi tiếng lịch sử

(Kiến Thức) - Một số trường hợp bị kết án oan nổi tiếng thế giới và nhiều năm sau được minh oan, trả lại tự do. 

Nhung truong hop bi ket an oan noi tieng lich su
Gary A. Gauger là một trong những trường hợp bị kết án oan được nhiều người biết đến. Cụ thể, vào năm 1993, Gauger phát hiện cha mẹ tử vong nằm trong vũng máu trong nhà. Ngay sau khi nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng trên, Gauger gọi 911. Cảnh sát tiến hành điều tra vụ việc và phát hiện cha mẹ Gauger bị giết hại.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.