Đại tướng TQ bách chiến bách thắng chết thảm dưới tay gian thần

Nguyên Soái Nhạc Phi thời Nam Tống đã giao chiến với quân Kim tổng cộng 126 lần và không một lần thất bại, quyết đòi lại vùng đất phương bắc bị quân giặc chiếm.

Nhạc Phi là một trong những tướng lĩnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc Trung Hoa.
Dai tuong TQ bach chien bach thang chet tham duoi tay gian than
Hình tượng Nhạc Phi trong phim truyền hình Trung Quốc. 
Suốt 10 năm chiến đấu chống giặc Kim ở phương Bắc, Nhạc Phi trải qua 126 trận đánh, chưa từng bại trận. Ông được đánh giá sánh ngang với những anh hùng thời Hán như Hàn Tín, Bành Việt, Chu Bột, Quán Anh.
Nhạc Phi khéo léo lợi dụng địa hình hiểm trở để gây khó dễ cho kỵ binh đối phương, vốn đông hơn gấp nhiều lần. Nhưng cho đến cuối đời, ông không hoàn thành tâm nguyện chiếm lại các vùng đất phía bắc mà nhà Nam Tống để mất vào tay giặc Kim.
Đại tướng bách chiến bách thắng
Sinh thời nhà Tống để mất quyền kiểm soát lãnh thổ phía bắc vào tay tộc người Nữ chân của nhà Kim, Nhạc Phi phân vân giữa việc ra trận, cống hiến cho đất nước và ở nhà chăm sóc mẹ già.
Thấy vậy, người mẹ đã để lại hình xăm sau lưng Nhạc Phi, với hàm ý “hãy phụng sự đất nước”. Đó là lúc Nhạc Phi nổi lên trong hàng ngũ quân Tống, so với những tướng lĩnh có quan điểm hòa hoãn với giặc Kim.
Sau khi để mất lãnh thổ phương bắc, triều đình nhà Tống dời đô về Hàng Châu, tập hợp lại dưới quyền hoàng đế Tống Cao Tông, sau khi người cha và các anh em đều bị giặc Kim bắt đi đày.
Vị hoàng đế trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm phải dựa vào tể tướng Tần Cối để trị vì đất nước trong giai đoạn khó khăn. Tống Cao Tông đứng giữa hai lựa chọn, hòa hoãn để giữ lại lãnh thổ còn lại, hoặc tiếp tục cuộc chiến với hi vọng mong manh.
Đối với Nhạc Phi, ông luôn một lòng quyết chiến với giặc Kim. Năm 1130, nhà Kim mở chiến dịch quy mô lớn tiến quân xuống phía Nam. Nhạc Phi lúc đó 27 tuổi thống lĩnh 4 vạn quân trực tiếp giao chiến với tướng kim là Ngột Truật và giành chiến thắng quyết định, không những đẩy lùi được quân Kim mà còn giành lại Kim Lăng.
Năm 1134, nhà Kim lại tiến quân đánh chiếm 6 quận ở Trường Giang. Nhạc Phi thống lĩnh quân Tống chiến đấu kiên cường, đòi lại vùng lãnh thổ bị mất, thể hiện lòng tận trung với đất nước.
Thừa thắng xông lên, năm 1136, quân Tống dưới sự chủ trì của đại tướng Trương Tuấn, Nhạc Phi, Hàn Thế Trung... cất quân Bắc phạt.
Nhạc Phi xuất quân ở trấn Tương Dương, giương đông kích tây, lệnh cho thuộc tướng là Ngưu Cao giả vờ tiến quân, còn mình thì dẫn quân chủ lực tấn công phía Tây Bắc, tiến vào dãy bờ phía nam Hoàng Hà, thu phục cả một vùng đất rộng lớn về cho nhà Nam Tống.
Nhân dân khắp nơi đón chào Nhạc Phi và quân đội, hàng trăm đám nghĩa quân lớn nhỏ xin đến hưởng ứng. Điều này khiến phái chủ hòa trong triều, đứng đầu là tể tướng Tần Cối tỏ ra hoảng sợ, ra lệnh rút các đạo quân Bắc phạt trở về.
Trong lần cuối cùng thống lĩnh quân đội chống giặc Kim vào năm 1140, Nhạc Phi lập chiến công đại phá đội kỵ binh tinh nhuệ của Ngột Truật, đánh bại quân chủ lực của Kim. Nhạc Phi khi đó đã tiến rất gần đến việc đòi lại cố đô từ tay nhà Kim.
Năm 1142, nhà Nam Tống tận dụng những thắng lợi của binh sĩ trên chiến trường để làm cơ sở cầu hòa với nhà Kim, trả lại vùng đất Nhạc Phi chiếm được trong 10 năm chiến tranh.
Cái chết
Khi bị triệu về kinh từ tiền tuyến, Nhạc Phi hết sức giận giữ vì buộc phải trả đất giành được bằng máu của quân sĩ cho giặc Kim. Ông thốt lên rằng: “10 năm nỗ lực của ta bị hủy hoại chỉ trong một ngày. Không phải ta không hoàn thành nhiệm vụ của mình, mà là tể tướng Tần Cối đã lừa dối hoàng đế”.
Nhạc Phi không biết rằng các tướng lĩnh bên cạnh mình dần đều bị Tần Cối mua chuộc. Người thì vin vào chuyện Nhạc Phi thất học, người thì phải tự rút lui để bảo toàn tính mạng. Kết quả là Nhạc Phi bị tước hết binh quyền, mất chức Đại nguyên soái và nhốt vào ngục.
Trước dịp Tết Nguyên đán năm 1142, Nhạc Phi qua đời trong ngục. Sử sách sau này chép lại rằng tể tướng Tần Cối đã ra lệnh hạ độc để diệt trừ mối họa.
Sử sách Trung Quốc mô tả Tần Cối là kẻ phản diện trong cái chết cay đắng của Nhạc Phi. Nhưng sử gia James T.C. Liu, tin rằng hoàng đế Tống Cao Tống cũng có mâu thuẫn với Nhạc Phi.
Cao Tông có thể lo ngại rằng nếu quyết Bắc phạt, tông thất nhà Tống bị đày ở đất Kim có thể bị dựng nên làm con rối. Cao Tông cũng không muốn liều lĩnh phát động chiến tranh để có thể bị mất quyền lực, theo sử gia James T.C. Liu.
Sinh thời, Nhạc Phi cũng nhiều lần bất tuân mệnh hoàng đế, khi được giao trọng trách dẹp các cuộc nổi loạn nông dân. Cao Tông muốn giết hết người dân trong một ngôi làng, nhưng Nhạc Phi chỉ muốn truy tìm kẻ chủ mưu gây rối.
Những hành động bộc phát và công trạng của Nhạc Phi vô tình trở thành cái gai trong mắt những kẻ gần gũi với hoàng đế. Tần Cối lo ngại rằng để Nhạc Phi tự do hành động đồng nghĩa rằng một ngày nào đó, Nhạc Phi có thể quay về kinh thành “tính sổ” với mình.
Giai thoại kể rằng, sau Nhạc Phi chết, nguyên soái Hàn Thế Trung đã chất vấn Tần Cối. “Xử tội Nhạc Phi, thế bằng chứng đâu? Tần Cối đáp lời: Không có, nhưng cũng không cần có”.

Kết cục thảm của 10 đại gian thần trong lịch sử TQ (2)

(Kiến Thức) - Từng một thời khuynh đảo thiên hạ, những đại gian thần Tần Cối, Ngao Bái, Hòa Thân cuối cùng cũng phải chịu kết cục bi thảm. 

Tần Cối – Thông đồng với địch bán nước, tiếng xấu ngàn năm. Tần Cối (1090-1155), tự Hội Chi, người Giang Ninh (nay là Nam Kinh Giang Tô), xuất thân trong một gia định địa chủ nhỏ. 25 tuổi đỗ tiến sỹ, từ đó bước chân vào con đường quan trường. Năm thứ nhất Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (1127), quân Kim tiến đánh phía nam, Tần Cối bị bắt đến nước Kim. Ông ta ham sống sợ chết, gia nhập nước Kim, trở thành kẻ phản bội triều Tống. Sau khi trở về triều Tống, ông ta dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí tả tể tướng, đặt nền móng cho việc thực hiện âm mưu bán nước của mình.
 Tần Cối – Thông đồng với địch bán nước, tiếng xấu ngàn năm. Tần Cối (1090-1155), tự Hội Chi, người Giang Ninh (nay là Nam Kinh Giang Tô), xuất thân trong một gia định địa chủ nhỏ. 25 tuổi đỗ tiến sỹ, từ đó bước chân vào con đường quan trường. Năm thứ nhất Kiến Viêm thời Tống Cao Tông (1127), quân Kim tiến đánh phía nam, Tần Cối bị bắt đến nước Kim. Ông ta ham sống sợ chết, gia nhập nước Kim, trở thành kẻ phản bội triều Tống. Sau khi trở về triều Tống, ông ta dùng mọi thủ đoạn để leo lên vị trí tả tể tướng, đặt nền móng cho việc thực hiện âm mưu bán nước của mình. 

Top 10 viên quan “máu mặt” nhất lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Người vang danh vì tài năng đức độ, người khét tiếng bởi thói gian tham, mưu mô chốn quan trường, thậm chí có kẻ lộng hành như một "nhị hoàng đế"...

Top 10 vien quan
 Sử sách Trung Quốc khi đánh giá khả năng làm quan của một người thường dựa vào ba tiêu chí sau: Thứ nhất, kĩ thuật làm quan: tiến hành khảo sát thời gian tại vị, quyền lực và môi trường khách quan. Thứ hai: Xét về tuổi thọ. Thứ ba: Thanh danh để đời. Ảnh: Chân dung Vương Văn Thiều. 
Top 10 vien quan
Lâu Sư Đức (630-699), đại thần thời Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên. Ông nổi tiếng cẩn trọng, nhường nhịn thậm chí còn được gọi là thần rùa rụt đầu. Bất kể chuyện gì đều “không tức giận”. Chính vì là công thần biết nhường nhịn nên thời Võ Tắc Thiên, Lâu Sư Đức vẫn an nhiên làm tể tướng cho đến 70 tuổi. Ảnh: Chân dung Lâu Sư Đức. 
Top 10 vien quan
 Lý Lâm Dụng (683-752), đại thần có quyền lớn nhất thời Đường Huyền Tông. Ông tại vị trong 19 năm và được sự tín nhiệm cao của hoàng thượng. Bản thân ông ta cũng là người có năng lực, nghe nói cũng từng có tâm tạo phản ở An Lộc Sơn, nhưng không dám hành động. Thành ngữ có câu: “Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” chính là nói đến vị quan này. Ảnh: Chân dung Lý Lâm Dụng. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới