Đại sứ Việt Nam tại LHQ trả lời báo chí quốc tế về giàn khoan Hải Dương 981

Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. 

Ngày 10-6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp gỡ và trả lời phỏng vấn một số phóng viên báo chí quốc tế tại New York, Mỹ liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông và việc Trung Quốc lưu hành công hàm tại LHQ vu cáo Việt Nam sau khi Việt Nam gửi công hàm lên Tổng Thư ký LHQ phản đối hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc.
Đại sứ Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí.
Đại sứ Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí. 
Trả lời các phóng viên quốc tế, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh những hành động đang diễn ra tại Biển Đông là "vấn đề nghiêm trọng" và khẳng định Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và hơn 100 tàu ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thiết lập môi trường đàm phán. Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết tới nay Bắc Kinh vẫn từ chối đối thoại và luôn khăng khăng một cách vô lý rằng vùng nước xung quanh giàn khoan thuộc chủ quyền của Trung Quốc và không tồn tại tranh chấp. Việc từ chối thảo luận về tranh chấp của Bắc Kinh là "khiêu khích" và tạo ra "những quan ngại nghiêm trọng".
Trước câu hỏi về những cáo buộc của Trung Quốc rằng, các tàu Việt Nam đã cố ý quấy nhiễu và đâm tàu Trung Quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh, khu vực mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam chỉ điều các tàu dân sự tới khu vưc để thực thi pháp luật, nhưng phía Trung Quốc đã điều cả tàu chiến tới khu vực này. Việt Nam đã công khai mời các phóng viên quốc tế ra thực địa để tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra, thậm chí Việt Nam cũng đã lên tiếng mời các phóng viên Trung Quốc tới hiện trường. Những hình ảnh mà các phóng viên Việt Nam và quốc tế đã công bố như hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công bằng vòi rồng hay cố ý đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đã cho thấy sự thật.
Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh, Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. Việt Nam không phải là nước khiêu khích trong căng thẳng hiện nay. Việt Nam muốn giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại, đàm phán. Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên người dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình. Đại sứ cũng khẳng định cho tới nay, Việt Nam đã hết sức kiềm chế.

Hình ảnh “lạ” trước TTTM Hải Dương

(Kiến Thức) -Trong khi chờ UBND tỉnh Hải Dương chọn địa điểm xây dựng chợ tạm sau vụ cháy, nhiều tiểu thương đã “tự cứu” lấy mình bằng cách tự tìm địa điểm, vay vốn tiếp tục kinh doanh…

Địa điểm xây chợ tạm bỗng dưng thay đổi chuyển từ quảng trường Thống Nhất đã dự kiến sang chợ Hội Đô nằm ở phía Tây TP. Hải Dương, cách TTTM khoảng 6 km.
Địa điểm xây chợ tạm bỗng dưng thay đổi chuyển từ quảng trường Thống Nhất đã dự kiến sang chợ Hội Đô nằm ở phía Tây TP. Hải Dương, cách TTTM khoảng 6 km.
Cho rằng chợ Hội Đô không hội đủ điều kiện để kinh doanh, các tiểu thương đã kéo đến UBND tỉnh Hải Dương để kiến nghị thay địa điểm khác.
Cho rằng chợ Hội Đô không hội đủ điều kiện để kinh doanh, các tiểu thương đã kéo đến UBND tỉnh Hải Dương để kiến nghị thay địa điểm khác.
Trong thời gian đợi chờ có chợ tạm, hàng trăm tiểu thương đã tự cứu lấy mình bằng cách tự tìm địa điểm kinh doanh.
Trong thời gian đợi chờ có chợ tạm, hàng trăm tiểu thương đã tự cứu lấy mình bằng cách tự tìm địa điểm kinh doanh. 
Hình ảnh mà PV Kiến Thức ghi nhận sáng 22/9 trước TTTM Hải Dương, nhiều tiểu thương dán thông báo chuyển địa điểm mới.
Hình ảnh mà PV Kiến Thức ghi nhận sáng 22/9 trước TTTM Hải Dương, nhiều tiểu thương dán thông báo chuyển địa điểm mới. 
Tiểu thương này đã bật khóc và đau xót vì ở địa điểm mới, việc kinh doanh dù là tạm thời cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tiểu thương này đã bật khóc và đau xót vì ở địa điểm mới, việc kinh doanh dù là tạm thời cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. 
 
Những tờ thông báo khiến khu vực trước TTTM Hải Dương nhìn rực rỡ sắc màu nhưng ai đi qua cũng đều ngậm ngùi với bà con tiểu thương.
Những tờ thông báo khiến khu vực trước TTTM Hải Dương nhìn rực rỡ sắc màu nhưng ai đi qua cũng đều ngậm ngùi với bà con tiểu thương.
Họ dán thông báo chuyển địa điểm để thu hút khách hàng quen thuộc, những khách hàng xa lạ rất khó để tìm đến.
Họ dán thông báo chuyển địa điểm để thu hút khách hàng quen thuộc, những khách hàng xa lạ rất khó để tìm đến.
Các tiểu thương đã mua hàng hóa để kinh doanh, với hi vọng sẽ có thêm vốn khi chợ tạm được quy hoạch và xây dựng xong.
Các tiểu thương đã mua hàng hóa để kinh doanh, với hi vọng sẽ có thêm vốn khi chợ tạm được quy hoạch và xây dựng xong. 

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.

Đọc nhiều nhất

Tin mới