Đài Loan sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền Biển Đông?

Cố vấn Trương Húc Thành tuyên bố: "Đảng Dân tiến sau khi cầm quyền sẽ từ bỏ chủ trương tuyên bố có chủ quyền đối với Biển Đông".

Đài Loan sẽ từ bỏ yêu sách chủ quyền Biển Đông?
Dai Loan se tu bo yeu sach chu quyen Biẻn Dong?
Chủ tịch Đảng Dân tiến Đài Loan - Thái Anh Văn 
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 26/5 dẫn báo chí Hồng Kông đưa tin, đúng vào thời điểm sóng gió "máy bay quân sự Mỹ bay qua đá ngầm Biển Đông" ngày càng dữ dội, có tin cho rằng, Thái Anh Văn đến thăm Mỹ lần này có thể cho Mỹ biết là nếu lên cầm quyền sẽ từ bỏ "chủ quyền Biển Đông".
Được biết, Thái Anh Văn đang tiến hành chuyến thăm Mỹ trong thời gian 12 ngày, bắt đầu từ ngày 29/5, được dư luận cho là "chuyến thăm dự thi" (phục vụ cho bầu cử). Sau đó, ông Mã Anh Cửu cũng đến thăm quốc gia ở Trung Mỹ, quá cảnh sang trường cũ ở Boston, Mỹ, được dư luận cho là "chuyến thăm tốt nghiệp" (làm Tổng thống) - PV.
Bài báo cho biết, cố vấn Trương Húc Thành và Kha Thừa Hanh của Thái Anh Văn đều đồng thanh phối hợp với chủ trương của Mỹ. Trương Húc Thành tuyên bố: "Đảng Dân tiến sau khi cầm quyền sẽ từ bỏ chủ trương tuyên bố có chủ quyền đối với Biển Đông".
Khi Trương Húc Thành phát biểu như vậy, Thái Anh Văn ở ngay hiện trường nhưng hoàn toàn không bác bỏ gì, đồng thời nhấn mạnh Mỹ quay trở lại châu Á và thực hiện sách tái cân bằng, Đài Loan cần nắm bắt đầy đủ và làm sâu sắc quan hệ đối tác chiến lược, thể hiện quyết tâm tự bảo vệ, bảo đảm dân chủ không bị ảnh hưởng từ thế lực bên ngoài, để duy trì tính tự chủ về chính trị.
Dai Loan se tu bo yeu sach chu quyen Biẻn Dong?-Hinh-2
Mã Anh Cửu chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Đài Loan 
Theo bài báo, Thái Anh Văn phụ họa chủ trương Biển Đông của Mỹ không chỉ là quán triệt tư duy "liên kết với Mỹ-Nhật để chống lại Trung Quốc", điều quan trọng hơn là muốn qua đây để đổi lấy sự ủng hộ của Mỹ đối với bà trong năm 2016.
Bài báo cho rằng, Đảng Dân tiến của bà Thái Anh Văn nếu lên cầm quyền vào năm 2016 không chỉ là "Đồng thuận 9.2", mà còn thái độ, nguyên tắc và chủ trương của đảng này trong vấn đề chủ quyền Biển Đông cũng chắc chắn bị Trung Quốc theo dõi chặt chẽ.
Nếu chính quyền Đảng Dân tiến thực hiện biện pháp chính sách "gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích chủ quyền của dân tộc Trung Hoa", chẳng hạn từ bỏ "chủ quyền Biển Đông", từ bỏ "chủ quyền đảo Senkaku" hoặc hoàn toàn đứng ở mặt đối lập với lợi ích của Trung Quốc, thì Trung Quốc chắc chắn coi là "bán lãnh thổ Trung Quốc", chắc chắn "áp dụng biện pháp đáp trả kiên quyết nhất", quan hệ hai bờ chắc chắn bước vào giai đoạn "rung chuyển", tính ổn định trong cầm quyền của Đảng Dân tiến sẽ không tồn tại, đây là điều không thể tránh khỏi - báo Trung Quốc đe dọa.
Dai Loan se tu bo yeu sach chu quyen Biẻn Dong?-Hinh-3
Tướng Lưu Hỉ Trung từng chỉ huy xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974 (trong hình). Yêu sách bành trướng "đường lưỡi bò" của Trung Quốc đã gây ra thảm họa chiến tranh ở Biển Đông trước đây và là mầm họa cho hòa bình, an ninh và ổn định khu vực hiện nay và trong tương lai. Kẻ gieo gió sẽ gặt bão! 
Một chính đảng không thừa nhận "Đồng thuận 9.2", kiên trì chủ trương "Đài Loan độc lập", cộng với "cắt xé chủ quyền lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc" đã là "Đài Loan độc lập" về thực chất, sẽ gây phẫn nộ nhất và phản ứng "kiên quyết nhất" từ Trung Quốc - bài báo vừa lo ngại vừa đe dọa thêm.
Trên thực tế, yêu sách "đường lưỡi bò" được xuất phát từ một bản đồ vẽ bậy vẽ bạ của Đài Loan, rồi Trung Quốc lấy cái bản đồ đó áp đặt ý chí của mình vào, nâng lên thành chủ trương chủ quyền. Cứ nhìn vào bản đồ khu vực sẽ thấy yêu sách này phi pháp, lố bịch đến cỡ nào - PV.
Hoan nghênh Đài Loan nhìn nhận lại lịch sử của mình, từ bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" phi pháp. Bởi vì đây là yêu sách xâm lược, đầy mùi thuốc súng, nó là hiểm họa cho những kẻ cố đấm ăn xôi với yêu sách này. Trung Quốc không từ bỏ mưu đồ bành trướng xâm lược này chắc chắn sẽ "nuốt quả đắng"! - PV.

Tu quán vô thường để trân quý cuộc sống hơn nữa!

Một người bạn mà tôi quen đã đặt tiêu đề trên trang cá nhân: “Ai rồi cũng phải chết, biết vậy để sống cho tốt!”. Bạn ấy cho tôi biết rằng mình quán vô thường, lấy giáo lý vô thường để nhắc nhở bản thân không lười nhác, biếng trễ mọi việc.

Tu quán vô thường để trân quý cuộc sống hơn nữa!
Sau khi nghe bạn ấy nói thế, tôi đã lặng người một chút vì ngạc nhiên, vì tôi nghĩ bạn ấy vẫn còn trẻ sao lại luôn niệm vô thường chi để bận lòng. Nhưng rồi sau đó, suy nghĩ của tôi là tán thành pháp tu của bạn ấy. Cuộc sống này ta cần tỉnh giác về cái chết, không ai biết mình sống thọ bao lâu trên cõi đời này. Mở mắt thức dậy thấy mình còn thở, còn ngắm ánh bình minh ló dạng là một đặc ân, một sự diễm phúc lắm rồi. Khi còn sống hôm nay, hãy sống tốt ngày hôm nay là ý nghĩa của quán vô thường vậy.

TQ thách thức VN mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế

(Kiến Thức) - Chuyên gia TQ tiếp tục luận điệu xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng và thách thức Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế thì “đừng quên đính kèm” công thư này.

TQ thách thức VN mang Công thư TT Phạm Văn Đồng ra tòa quốc tế
Tiếp tục xuyên tạc Công thư của TT Phạm Văn Đồng
Tờ China Daily vừa đăng tải bài viết của chuyên gia Ling Dequan tại Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, tiếp tục cố ý viện dẫn và xuyên tạc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhằm cho rằng, Việt Nam từng thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Suy ngẫm lời Phật dạy

Tất cả lời giảng dạy của đức Phật được gọi là “chánh pháp”. Chúng ta tu tập cốt yếu nương vào sự chỉ dẫn của ngài để sống chơn chánh. Sau đây là lời tiêu biểu của 7 vị Phật từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni được trích trong giới kinh.

Suy ngẫm lời Phật dạy
1. Đức Phật Tỳ Bà Thi dạy: Bền chịu với các sự nhẫn nhục ấy là giới hạnh đầu tiên mà chư Phật hằng khuyên ta, kẻ đã xuất gia bỏ thế mà còn phiền giận thật không đáng với tiếng người tu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.