'Đại kỵ' khi ăn sữa chua cần biết kẻo rước đủ bệnh vào người

Sữa chua là món ăn bổ dưỡng chứa đủ protein, vitamin, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai ăn sữa chua cũng tốt và nhiều người khi ăn sữa chua còn không biết những 'đại kỵ' sau, dễ dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe.

'Đại kỵ' khi ăn sữa chua cần biết kẻo rước đủ bệnh vào người
Ăn bao nhiêu là đủ, ăn khi nào là tốt
Cũng giống như các loại thực phẩm khác khi ăn hay uống quá nhiều sữa chua cũng sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu. Các chuyên gia khuyến cáo, người khỏe mạnh mỗi ngày chỉ nên ăn 100 – 250g sữa chua là hợp lí (tương đương 1 – 2 hộp) rồi bạn nhé.
'Dai ky' khi an sua chua can biet keo ruoc du benh vao nguoi
Ảnh minh họa: Internet 
Có một số người đặc biệt thích ăn sữa chua, cứ sau bữa ăn là ăn rất nhiều, như vậy có thể làm tăng cân.
Bởi vì sữa chua bản thân nó có chứa một nhiệt lượng nhất định, sau khi ăn cơm rồi lại ăn sữa chua như vậy có nghĩa là nạp vào cơ thể quá nhiều nhiệt lượng, dẫn đến tăng thể trọng.
Tốt nhất nên ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.
Không ăn sữa chua lúc bụng đói, đó là lúc độ chua của dịch dạ dày cao nhất, sẽ tiêu diệt phần lớn các vi khuẩn có ích trong sữa chua.
Để tránh tác hại này, trước khi ăn sữa chua, ta nên làm giảm độ chua của dịch dạ dày (có nhiều cách như: ăn 1 quả chuối chín hoặc vài miếng đu đủ chín hoặc 1 quả dưa chuột hoặc vài cái bánh quy mặn… rồi uống 1 cốc nước nhỏ 50ml), sau đó mới ăn sữa chua.
Ăn quá nhiều sữa chua khiến axit dịch vị tăng quá mức, ảnh hưởng đến dạ dày.
'Dai ky' khi an sua chua can biet keo ruoc du benh vao nguoi-Hinh-2
Tuyệt đối không được ăn sữa chua cùng với lạp xưởng, thịt hun khói… những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Ảnh minh họa: Internet 
Tuyệt đối không ăn cùng những món này
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói… những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine – một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Sữa chua còn không nên ăn cùng khi dùng một số thuốc kháng sinh như Chloramphenicol, Erythromycin, hay thuốc nhóm Sunfonamides, chúng có thể giết chết hoặc phá hoại lactic axit trong sữa chua. Nếu bạn thích ăn sữa chua xin nhớ, sữa chua rất thích hợp với các loại thực phẩm có chất bột, ví dụ như cơm, mì, bánh bao, màn thầu, bánh mì…
Không phải ai cũng đều thích hợp
Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
Những người thích hợp ăn nhiều sữa chua là: những người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc trước máy vi tính, thường xuyên táo bón, người bị loãng xương, người bị tâm huyết quản… 
Không ăn khi đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không hâm nóng trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Cần nhớ rằng sau khi ăn sữa chua, đặc biệt là buổi tối cần phải lập tức đánh răng, bởi vì một số vi khuẩn trong sữa chua và một số chất có tính axit sẽ làm tổn hại đến răng.

Cách làm sữa chua “dễ ợt” thế này, sao phải mua ngoài quán?

Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng với nhiều dưỡng chất rất có lợi cho sức khỏe, thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em.

Cách làm sữa chua “dễ ợt” thế này, sao phải mua ngoài quán?
Cach lam sua chua "de ot" the nay, sao phai mua ngoai quan?
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 nửa hộp sữa đặc
- 1 lít sữa tươi
- 1 nửa hộp nước sôi ( dùng hộp sữa đặc để đong)
- 1 hộp sữa chua mua sẵn
- Hũ sạch đựng sữa chua 

Cách làm kem sữa chua ngon tại nhà

Chỉ cần áp dụng vài bước cơ bản dưới đây, bạn có thể mời cả gia đình thưởng thức món kem sữa chua thơm ngon.

Cách làm kem sữa chua ngon tại nhà
Món kem sữa chua thơm ngon, mát lạnh và cũng vô cùng dễ làm. Chỉ cần áp dụng vài bước cơ bản dưới đây, bạn sẽ có món ngon để mời cả gia đình thưởng thức.
Nguyên liệu làm kem sữa chua

Điều kỳ diệu gì xảy ra khi bạn ăn sữa chua mỗi sáng

(Kiến Thức) - Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, canxi, magiê, vitamin B2 và vitamin B12. Ssu đây là những lợi ích đáng ngạc nhiên khi ăn sữa chua mỗi sáng.

Điều kỳ diệu gì xảy ra khi bạn ăn sữa chua mỗi sáng
Dieu ky dieu gi xay ra khi ban an sua chua moi sang

Sữa chua tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa. Vì vậy, việc ăn sữa chua trong bữa sáng hoặc sau bữa sáng đều đặn có thể bảo vệ ruột và hệ tiêu hóa khỏi độc tố và vi khuẩn xấu. Ảnh: Boldsky.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.