Đại hội đồng LHQ phủ quyết trưng cầu dân ý tại Crimea

(Kiến Thức) - Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua bỏ phiếu biểu quyết đã ra quyết định trưng cầu dân ý tại Crimea là bất hợp pháp.

Đại hội đồng LHQ phủ quyết trưng cầu dân ý tại Crimea
Đại hội đồng đã thông qua một nghị quyết khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý, dẫn đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của họ là bất hợp pháp. Trong cuộc bỏ phiếu về nghị quyết Ukraine nói trên, 100 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ, 11 nước phản đối và 58 phiếu trắng.
Truyền thông phương Tây nhấn mạnh, số phiếu ủng hộ cao hơn hẳn so với sự dự đoán ban đầu. Hơn một nửa trong số 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc đã ủng hộ nghị quyết cho thấy sự phản đối quốc tế rộng rãi việc Nga tiếp quản khu vực Biển Đen chiến lược.
Biểu tình ủng hộ Nga tại Crimea.
 Biểu tình ủng hộ Nga tại Crimea.
Tuy nhiên, không giống như Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền lực thực sự mạnh mẽ hơn, nghị quyết do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua không thể bị phủ quyết nhưng không có tính ràng buộc pháp lý.

Về phía Nga, nước này đã lên tiếng bác bỏ luận điệu của truyền thông phương Tây khi cho rằng, việc thông qua nghị quyết phản ánh sự phản đối quốc tế rộng rãi việc Nga sáp nhập Crimea, tiếp quản khu vực Biển Đen chiến lược.

Đặc phái viên Nga tại Liên Hiệp Quốc Vitaly Churkin nhấn mạnh: "Đại diện các quốc gia bao gồm Armenia, Belarus, Bolivia, Cuba, Triều Tiên, Nicaragua, Sudan, Syria, Venezuela và Zimbabwe đã đứng về phía Nga bác bỏ nghị quyết".

“Chúng tôi hài lòng với kết quả này vì nó phản ánh chúng tôi đã giành được chiến thắng về chính trị lẫn nhân nghĩa. Điều này cũng cho thấy, Nga rõ ràng không bị cô lập trong cộng đồng quốc tế”, ông Vitaly Churkin tuyên bố.

Trước đó, Nga đã dùng quyền phủ quyết chặn một nghị quyết tương tự về Ukraine tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Dù vậy, Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên đã tổ chức 8 cuộc họp về Ukraine khi các nước phương Tây cố gây áp lực với Moscow.
Ngày 16/3, người dân bán đảo Crimea đã tổ chức trưng cầu dân ý quyết định việc vẫn là một phần của Ukraine hay gia nhập Nga. Kết quả, gần 97% cử tri đồng ý đưa Crimea quay trở về với "đất mẹ Nga".

Nga thả quân nhân Ukraine ở Crimea

(Kiến Thức) - Quyền Tổng thống Ukraine Oleksander Turchinov cho biết, lực lượng Nga ở Crimea đã phóng thích một số sĩ quan nước này.

Nga thả quân nhân Ukraine ở Crimea
Theo đó, chỉ huy trưởng căn cứ quân sự của Ukraine là Đại tá Yuliy Mamchur cùng ba sĩ quan đồng nghiệp khác đã được trả tự do vào hôm thứ 4 (26/3). Vụ thả này xảy ra sau khi chiến hạm cuối cùng của Ukraine tại Crimea rơi vào tay bị thất thủ.
“Nhờ các biện pháp thực hiện bởi giới chức cầm quyền, cho nên các quân nhân trên (đã bị giam giữ một cách bất hợp pháp) đã được thả tự do. Tôi rất hi vọng, chúng ta có thể trông thấy họ ở Kiev vào ngày mai”, ông Turchinov nói trước báo giới.

Ukraine phát lệnh bắt nữ Tổng Chưởng lý Crimea xinh đẹp

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh quốc gia Ukraine vừa phát lệnh bắt giữ nữ Tổng Chưởng lý xinh đẹp của Crimea với cáo buộc có hành vi lật đổ trật tự hiến pháp.

Ukraine phát lệnh bắt nữ Tổng Chưởng lý Crimea xinh đẹp
Nữ Tổng chưởng lý Natalia Poklonskaya lên nhậm chức vụ tại thời điểm Crimea không công nhận tính hợp pháp của chính quyền trung ương và chính thức tuyên bố độc lập với Ukraine.
Sau khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nga Yury Chaika đã quyết định bổ nhiệm Poklonskaya làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp Crimea.

Thủ tướng Đức: phương Tây chưa sẵn sàng trừng phạt Nga

(Kiến Thức) - Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, phương Tây vẫn chưa tới thời điểm áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga và hi vọng về giái pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraine.

Thủ tướng Đức: phương Tây chưa sẵn sàng trừng phạt Nga
Phát biểu trên của Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra sau cuộc họp giữa bà và Tổng thống Hàn Park Geun-hye vào hôm 26/3. Cụ thể, bà Angela cho biết, mình “không hề mong muốn leo thang căng thẳng với Nga. Ngược lại, tôi đang làm mọi chuyện để xoa dịu tình hình”, tờ Itar-Tass dẫn lại phát biểu của Thủ tướng Merkel.
Ngoài ra, bà cũng bày tỏ rằng, phương Tây “chưa đạt đến giai đoạn để có thể sẵn sàng áp dụng các biện pháp trừng phạt do Tổng thống Mỹ Obama khởi xướng nhằm chống lại Nga. Và tôi hi vọng, chúng tôi có thể tránh điều đó”.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.