Đại hội cổ đông Ocean Group xóa 2.683 tỷ đồng nợ đã trích lập

(Kiến Thức) - Các khoản phải thu của OGC xấp xỉ 3.000 tỷ đồng, đã thực hiện nhiều biện pháp để thu hồi nhưng không có hiệu quả do các khoản nợ không có tài sản bảo đảm và không có sự hợp tác của đối tác.

Đại hội cổ đông Ocean Group xóa 2.683 tỷ đồng nợ đã trích lập
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 lần 2 của Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, HoSE: OGC) vừa qua có nhiều nội dung không được cổ đông qua nhất là liên quan đến Điều lệ công ty.
Cụ thể, cổ đông OGC đã thông qua kế hoạch năm 2020 doanh thu hợp nhất 1.008 tỷ đồng, giảm 16% so với năm trước nhưng lãi sau thuế tăng 1,5 lần đạt 206 tỷ đồng nhờ giảm chi phí 30%. Riêng công ty mẹ, tổng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 55 tỷ đồng và 139 tỷ đồng.

HĐQT đã phê duyệt chủ trương bán nợ, đàm phán với các đối tác với giá trị thu hồi khoảng 30% giá trị khoản nợ nhưng cũng không thu hồi được và không có đối tác mua nợ. Công ty đã khởi kiện một số đối tác, trong đó có khoản nợ công ty thắng kiện và thực hiện thi hành án nhưng số tiền thu hồi được không đáng kể, việc thi hành án kéo dài nhưng không hiệu quả.

Do đó, ban lãnh đạo đề xuất cổ đông chấp thuận phương án giao và ủy quyền cho HĐQT xem xét và quyết định việc xóa nợ, bán các khoản nợ xấu đã lập dự phòng và có tuổi nợ trên 3 năm theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019, năm 2020 và các năm tiếp theo gồm khoản phải thu ngắn hạn đã trích lập dự phòng 2.158 tỷ đồng và các khoản phải thu dài hạn đã lập dự phòng 525 tỷ đồng. Tổng giá trị xóa nợ là 2.683 tỷ đồng.

Riêng tờ trình đổi tên Công ty và thay đổi trụ sở chính đã có tới 20% tỷ lệ không tán thành do đó tờ trình này không được thông qua.
Đồng thời tờ trình về sửa đổi bổ sung 45 Điều lệ về tên, trụ sở, thời hạn hoạt động, phạm vi kinh doanh, vốn điều lệ, chứng nhận cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần, thu hồi cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền của cổ đông phổ thông, đại hội cổ đông, các đại diện được uỷ quyền, quyền hạn nhiệm vụ của HĐQT... đều không đạt được sự đồng thuận cao nhất nên không được thông qua.
Dai hoi co dong Ocean Group xoa 2.683 ty dong no da trich lap
 
Đại hội đã nhận được nhiều ý kiến chất vấn của cổ đông.
1. Theo số liệu báo cáo tài chính 2019 thì các khoản phải thu của Công ty vẫn còn rất lớn khoảng 2.500 tỷ đồng? Đề nghị Ban giám đốc cho biết về tiến độ thu hồi các khoản nợ đến nay thế nào? Công ty có biện pháp gì để tăng khả năng thu hồi các khoản nợ trên?
Trả lời: Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2019 thì các khoản phải thu xấp xỉ 3.000 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng khoảng 2.500 tỷ đồng.
Trong đó các khoản phải thu là các khoản hỗ trợ vốn cho các đối tác, phần lớn là nợ tồn đọng, mang tính lịch sử của Công ty từ thời điểm xảy ra biến cố tháng 10/2014.
Ban lãnh đạo công ty thực hiện nhiều biện pháp để thực hiện thu hồi nhưng không có hiệu quả, do các khoản nợ không có tài sản bảo đảm, không có sự hợp tác của đối tác.
Kết quả trong năm 2019, Công ty đã thực hiện xong việc cấn trừ thu hòi 8,7 triệu cổ phiếu OCH từ Mạnh Hà. Một số khoản khác OGC đang đàm phán với đối tác để tái cơ cấu các khoản nợ phải thu và phải trả tương ứng.
Một số khoản công nợ đã khởi kiện đối tác để thu hồi nợ, có một số khoản nợ đã được thi hành án nhưng kết quả thu hồi không hiệu quả, có một số vụ kiện thì đang tiến hành chưa có bản án, quyết định có hiệu lực của toà án.
Do đó, năm 2020, Ban tổng giám đốc đề xuất việc xoá nợ, bán nợ của một số đối tác để nhằm cơ cấu nợ tốt hơn.
2. Trong báo cáo của Ban tổng giám đốc có đề xuất về việc xoá một số khoản nợ và bán nợ, việc này sẽ làm mất vốn và ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông. Đề nghị Ban lãnh đạo cho biết cơ sở cho việc đề xuất này có phù hợp với quy định của pháp luật?
Trả lời: Đối với những khoản nợ mang tính tồn đọng như khoản phải thu của ông Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT của Ocean Group), Hoàng Văn Tuyến, đây là những người đang chấp hành bản án về các sai phạm liên quan đến vi phạm chế độ kế toán tại Oceanbank trong giao dịch giữa OGC và Oceanbank, và theo vụ án này OGC cũng phải chịu liên đới trách nhiệm tài chính theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra và phán quyết của Toà án.
Theo quy định tại Thông tư 48 của Bộ Tài chính, sau khi xử lý đối với các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi thì Công ty vẫn phải theo dõi trong hệ thống quản trị và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ.
Sau khi thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, phần thu hồi này sẽ được hạch toán vào thu nhập của Công ty.
Vì vậy việc xoá nợ này về bản chất chỉ là việc xử lý số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty, Công ty vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các khoản nợ đối với các đối tượng như nêu trên được xem xét xoá nợ.
3. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu lợi nhuận của OGC như thế nào? Trong kế hoạch tới thì HĐQT xác định thời điểm nào xử lý xong các khoản nợ (5, 10 năm hay là khi nào). Sau khi xử lý xong thì có tiến hành thanh lý, giải thể công ty như một số trường hợp khác không?
Trả lời: Trong quá trình hình thành và phát triển OGC, các cổ đông sáng lập đã xây dựng công ty theo mô hình holdings. Định hướng này đã khiến tập đoàn tập trung được nhiều nguồn lực, sử dụng linh hoạt các dòng tài chính, khiến các công ty hỗ trợ được cho nhau.
Bên cạnh đó, mô hình này giúp tập trung nguồn nhân lực về quản lý và điều hành. Mô hình công ty hỗ trợ cho các công ty con, thành viên phát huy hiệu quả (nhất là giai đoạn khủng hoảng và trì trệ do dịch Covid vừa qua).
Mặc dù một số lĩnh vực bị giảm sút nhưng công ty cơ bản hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020.
Trong giai đoạn vừa qua, tập đoàn có bất lợi trong kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn, nghỉ dưỡng nhưng lại thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển như Kem Tràng Tiền. Lợi nhuận của Kem Tràng Tiền về cơ bản đã hoàn thành kế hoạch năm, tương tự Bánh Givral cũng vậy.
Mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến doanh thu giảm tuy nhiên chi phí cũng giảm khiến lợi nhuận tăng.
Đối với việc thu hồi công nợ và định hướng phát triển trong những năm tới, HĐTQ nhiệm kỳ 2019-2024 là phát triển hệ thống.
Ví dụ như Bánh Givral mặc dù hiện nay chưa phát triển ở khu vực miền Bắc nhưng là thương hiệu mạnh trong TPHCM, doanh thu trung bình một năm trên 600 tỷ đồng, như vậy khi phát triển thị trường phía Bắc thì con số tăng trưởng sẽ còn cao hơn.
Tương tự Kem Tràng Tiền có doanh thu trung bình trên 100 tỷ đồng/năm và khi phát triển mở rộng thị trường sẽ kỳ vọng đạt được doanh thu tốt hơn.
OGC tiếp tục triển khai các dự án như Lega Fashion House, dự án 25 Trần Khánh Dư (tổng mức đầu tư 2 dự án tại công ty mẹ là 1.000 tỷ đồng cho mỗi dự án).

Ngoài ra, Ocean Group cũng tập trung đầu tư 2 dự án tại công ty con là dự án khách sạn tại số 10 Trấn Vũ, Hà Nội và dự án Saigon Airport, TP HCM.

Công ty cũng sẽ đánh giá lại hiệu quả đầu tư, thực hiện thoái vốn ở các dự án hiệu quả không cao, tiềm ẩn rủi ro như dự án Licogi 19, dự án Công viên hồ điều hòa… để tập trung nguồn lực vào các dự án trọng điểm.

Trong hoạt động đầu tư tài chính, tập đoàn có thể xem xét đầu tư mới, kinh doanh về lĩnh vực mua/bán thêm cổ phiếu ở các công ty khác nếu có cơ hội và hiệu quả.

4. Theo công bố thông tin của OGC, hiện tại công ty đang có nghĩa vụ hoặc công nợ lớn đối với tổ chức tín dụng, đối tác, thậm chí bị một số đối tác khởi kiện, việc này ảnh hưởng tới hoạt động của OGC thế nào? Công ty có giải pháp già để xử lý?
Trả lời: HĐQT cam kết giữ gìn tài sản của công ty, cổ đông, cố gắng không làm mất thêm vốn của công ty.
Theo báo cáo tài chính thì lỗ luỹ kế tương đối lớn nhưng phần lớn đã trích lập dự phòng.
Đối với các khoản nợ phải thu của toàn tập đoàn đang khoảng 5.500 tỷ đồng, các khoản nợ phải trả khoảng gần 3.000 tỷ đồng, các khoản công nợ này hầu như phát sinh từ khoảng 5 năm trở về trước, không có các khoản công nợ xấu mới phát sinh.
Năm 2019, có những khoản nợ mà HĐQT đặt mục tiêu thu về 30% nhưng vẫn không khả thi, không thành công cụ thể là PVR Hà Nội.
Về việc kiện ra Toà là trách nhiệm của HĐQT, Ban TGĐ tuy nhiên phải xem xét cẩn trọng, đây là biện pháp cuối cùng khi những giải pháp thương lượng, đàm phán không thành công.
Đối với các khoản công nợ phải tra, các tài sản của Tập đoàn có được như dự án, cổ phiếu... phần lớn đều đang là tài sản cầm cố. Hiện nay các vụ kiện Tập đoàn đang tham gia khoảng 10 vụ lớn nhỏ.
Việc OGC khởi kiện nay bị kiện được công bố thông tin đầy đủ. Mặc dù nguyên nhân của các vụ kiện đều xuất phát từ những năm về trước nhưng công ty cố gắng hạn chế tối đa thiệt hại.
5. Về thương hiệu Kem Tràng Tiền, trên thị trường có nhiều nhãn kem như Kem 35 Tràng Tiền, Kem số 1 Tràng tiền gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty. Ban lãnh đạo có biện pháp gì để giải quyết tình trạng trên?
Trả lời: Về bao bì, nhãn mác, trên que của Kem Tràng Tiền đều có sự thay đổi như khắc chìm trên que, bao bì giấy và màng bọc thực phẩm. Những thay đổi này rất khó để làm giả, cũng như là dấu hiệu để khách hàng có thể phân biệt Kem Tràng Tiền với các kem khác.

Chuỗi bán lẻ Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thâu tóm bao nhiêu “ông lớn“?

(Kiến Thức) - Trước Queenland Mart, chuỗi bán lẻ Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thực hiện một loạt các cuộc mua bán, sáp nhập Shop&Go và Fivimart. 

Chuỗi bán lẻ Vinmart của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thâu tóm bao nhiêu “ông lớn“?

Vinmart được “hô biến” từ Ocean Mart... sắp tới đổi tên Masan Mart?

(Kiến Thức) - Khi tưởng Vinmart của VinGroup đã nằm lòng người tiêu dùng Việt Nam thì bỗng dưng “ông lớn” này lại chuyển nhượng cho Masan Group, thông tin thương vụ này khiến không ít người tiêu dùng ngỡ ngàng.

Vinmart được “hô biến” từ Ocean Mart... sắp tới đổi tên Masan Mart?
Mới đây, thông tin thương vụ “bom tấn” giữa Công ty cổ phần Tập đoàn Vingroup và Công ty cổ phần Tập đoàn Masan ký thỏa thuận nguyên tắc hoán đổi cổ phần Công ty VinCommerce và Công ty VinEco đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Theo nội dung thỏa thuận, Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp VinCommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp), Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - Masan Consumer Holding (tiêu dùng) sẽ sáp nhập để thành lập Tập đoàn Hàng tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Theo đó, Vingroup sẽ hoán đổi toàn bộ cổ phần trong VinCommerce thành cổ phần của Công ty mới sau sáp nhập. Masan Group sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động, còn Vingroup là cổ đông.

Loạt "ông lớn" lỗ 5 năm liên tiếp mắc kẹt vốn tại PVR Hà Nội

(Kiến Thức) - CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2019 với mức lỗ 818 triệu đồng, ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp hoạt động kinh doanh âm.

Loạt "ông lớn" lỗ 5 năm liên tiếp mắc kẹt vốn tại PVR Hà Nội

Trong quý 4/2019, PVR Hà Nội không phát sinh doanh thu nhưng giá vốn vẫn chiếm 189 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính chỉ vỏn vẹn 11 triệu đồng, xấp xỉ cùng kỳ.

Ngược lại, chi phí tài chính được hoàn nhập tới 1,4 tỷ đồng nên sau khi trừ các loại chi phí khác, PVR vẫn có lãi 279 triệu đồng, khả quan hơn mức lỗ 368 triệu đồng của cùng kỳ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.