Đại gia Việt mua 100 máy bay Airbus là ai?

(Kiến Thức) - Cổ đông lớn nhất của VietJetAir là tập đoàn tư nhân Sovico Holdings. Chủ nhân của Tập đoàn này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Phương Thảo.

Đại gia Việt mua 100 máy bay Airbus là ai?

Thông tin về việc Hãng hàng không tư nhân của Việt Nam VietJetAir ký thỏa thuận với hãng sản xuất máy bay lớn của thế giới Airbus mua 92 máy bay và thuê thêm 8 chiếc của hãng này đã khiến dư luận và giới truyền thông được một phen "choáng váng". Sự kiện này cũng đang làm "nóng" thị trường hàng không nội địa. Nó được xem như một cú bứt phá mạnh mẽ muốn vươn rộng hơn ra các thị trường quốc tế của hãng hàng không giá rẻ mới vào năm tuổi đời này.

Thông tin ban đầu cho thấy, VietJetAir sử dụng vốn vay từ các ngân hàng nước ngoài để "tậu" 100 chiếc máy bay của hãng Airbus. Nhưng kế hoạch mua máy bay của VietJetAir cũng cho thấy thực lực đáng nể của một hãng hàng không tư nhân non trẻ. Vậy ai là ông chủ của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 12/2011 và đã bất ngờ ước lãi khoảng 120 tỷ đồng trước thuế trong 7 tháng đầu năm 2013.

Giới đầu tư biết đến tập đoàn Sovico Holdings là cổ đông lớn nhất của VietJetAir. Đối với giới đầu tư tài chính thì cái tên tập đoàn này khá quen thuộc. Chủ nhân của tập đoàn tư nhân này là vợ chồng doanh nhân Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Phương Thảo, là 2 trong 3 thành viên sáng lập tập đoàn xây dựng Sovico (cùng ông Nguyễn Cảnh Sơn) từ những ngày đầu thành lập vào năm 1992. Ông Hùng hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico Holdings, trong khi vợ ông bà Phương Thảo là Chủ tịch điều hành.

Vợ chồng đại gia Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Kiến Thức.
 Vợ chồng đại gia Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Thị Phương Thảo. Ảnh: Kiến Thức. 
Ông Nguyễn Thanh Hùng có bằng tiến sỹ của Viện hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Viện sỹ Viện Hàn lâm Nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga, Cử nhân Kỹ thuật điện Đại học Kharkov. Ông Hùng được đánh giá là một nhà lãnh đạo tiên phong và có tầm nhìn trong Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ông đã được Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum) bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu. Ngoài ra, ông còn là thành viên Ban tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản và thành viên của Hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo (sinh năm 1970) hiện là Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Sovico, kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd., (Liên bang Nga) và là Phó chủ tịch HĐQT Thường trực của Ngân hàng HDBank.

Bà Thảo có bằng Cử nhân Kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân Pheklanop, Liên bang Nga; Cử nhân Tài chính - Tín dụng Ngân hàng Đại học Thương mại, Liên bang Nga; Tiến sỹ Điều khiển học tự động tại Học viện Mendeleev (Moscow - Liên bang Nga).

Hiện nay bà Thảo đã và đang tham gia quản trị nhiều công ty lớn khác tại Việt Nam và nước ngoài như Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HDBank, Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long, Tổng giám đốc VietJetAir... Bà Thảo tham gia HĐQT HDBank từ năm 2008. Trước đó, bà đã có thời gian tham gia sáng lập và quản trị tại Ngân hàng VIB Bank và Techcombank.

Tập đoàn Sovico của vợ chồng đại gia này nằm ở ngã tư giao cắt giữa 2 phố Phan Bội Châu và Lý Thường Kiệt (Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) và đối điện với tòa nhà Pacific Place. Theo website của tập đoàn này thì Sovico Holdings có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, đầu tư vào các lĩnh vực Tài chính, Bất động sản, Công nghiệp-năng lượng...

Ở lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Sovico là một trong những cổ đông sáng lập của Ngân hàng Techcombank và VIB Bank. Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank.

Bên cạnh HDBank, Sovico Holdings còn là cổ đông lớn của Chứng khoán Phú Gia và Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital.

Ở lĩnh vực Bất động sản, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Sovico còn rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long (dự án Dragon City), Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM…

Trong lĩnh vực hàng không, Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng VietJet Air.

Ngoài những lĩnh vực trên, Sovico Holdings còn rót vốn vào những lĩnh vực khác như thủy điện, cao su, giáo dục, thương mại...

Quay trở lại với hợp đồng mua và thuê 100 máy bay của VietJetAir, đây quả là một kế hoạch rất khổng lồ. Cùng ngày với vụ mua máy bay trị giá hàng tỷ USD này là kế hoạch sáp nhập 2 ngân hàng DaiABank và HDBank. Thông tin về vụ sáp nhập này đã được nói đến nhiều và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận từ cuối năm ngoái. Tuy nhiên, trong đại hội của DaiABank hôm 25/9, bản kế hoạch sáp nhập mới được thông qua.

Gần đây, 2 vị trí cao nhất tại DaiABank đều là người từ HDBank sang. Ông Chu Việt Cường vừa được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT DaiABank là thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc điều hành của Sovico Holdings. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - cổ đông sáng lập, Chủ tịch điều hành của Sovico Holdings là Phó chủ tịch HDBank.

Không sáp nhập hai “đại gia” VinaPhone và MobiFone

Không sáp nhập hai “đại gia” VinaPhone và MobiFone

Sáp nhập DaiABank-HDBank: Sức mạnh tăng gấp 3

(Kiến Thức) - Tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho biết, vụ sáp nhập tự nguyện giữa DaiABank và HDBank sẽ tăng sức mạnh lên gấp 3 lần cho ngân hàng mới.

Sáp nhập DaiABank-HDBank: Sức mạnh tăng gấp 3

Vụ sáp nhập giữa 2 Ngân hàng TMCP Đại Á Bank (DaiABank) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) đang được dư luận, đặc biệt giới hoạt động ngân hàng rất quan tâm. Đây là trường hợp thứ hai tiến hành sáp nhập sau khi Habubank sáp nhập vào SHB năm ngoái. Trong khi đó, TrustBank và TienPhong Bank tự tái cơ cấu theo hướng có nhà đầu tư mới (Thiên Thanh và DOJI) tham gia. Western Bank cũng vừa hoàn tất việc hợp nhất với PVFC. 3 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa và Đệ Nhất cũng tiến hành hợp nhất theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trước đó.

Tuy nhiên, vụ sáp nhập giữa DaiABank và HDBank được coi là vụ sáp nhập tự nguyện đầu tiên giữa các ngân hàng không thuộc diện yếu kém buộc phải tái cơ cấu.

Những khách sạn cực sang trong “bom tấn 007”

(Kiến Thức) - Khán giả “nghiền” Điệp viên 007 sẽ không thể không ấn tượng những khách sạn xa hoa, sang trọng mà chàng điệp viên điển trai James Bond đã nghỉ chân.

Những khách sạn cực sang trong “bom tấn 007”
Khách sạn sang trọng Peninsula ở Hong Kong gây ấn tượng với khán giả trong phần phim 007: The Man with the Golden Gun (1974). Trong phim, điệp viên Bond đi theo cô nàng tóc vàng Andrea Anders từ Macau đến HongKong và dừng chân tại khách sạn sang trọng bậc nhất này.
Khách sạn sang trọng Peninsula ở Hong Kong gây ấn tượng với khán giả trong phần phim 007: The Man with the Golden Gun (1974). Trong phim, điệp viên Bond đi theo cô nàng tóc vàng Andrea Anders từ Macau đến HongKong và dừng chân tại khách sạn sang trọng bậc nhất này. 
Khách sạn New Otani Inn ở Nhật Bản sẽ giúp bạn nhớ lại cuộc phiêu lưu của điệp viên 007 trong tác phẩm You Only Live Twice (1967). Tòa khách sạn vô cùng sang trọng với khung cảnh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp thu hút khán giả.
 Khách sạn New Otani Inn ở Nhật Bản sẽ giúp bạn nhớ lại cuộc phiêu lưu của điệp viên 007 trong tác phẩm You Only Live Twice (1967). Tòa khách sạn vô cùng sang trọng với khung cảnh thiên nhiên vô cùng xinh đẹp thu hút khán giả.

Đọc nhiều nhất

Tin mới