Đại gia Phạm Đình Nguyên có làm nên cơ đồ trên đất Mỹ?

(Kiến Thức) - Mua lại bất động sản để kinh doanh, liệu những đại gia Việt tham gia cuộc chơi có thành công khi đầu tư trên đất Mỹ?

Theo xu hướng phát triển của thời đại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang lấn sân sang các thị trường quốc tế. Mỹ được chọn là điểm đến lý tưởng của nhiều nhà đầu tư Việt. Đây là thị trường vô cùng tiềm năng với khả năng mua sắm của người dân hơn hẳn những thị trường khác. Đây cũng là nơi mà người dân rất ưa chuộng cà phê. Chẳng thế mà, một số doanh nghiệp Việt đã dốc vốn mở chi nhánh, cửa hàng tại một số thành phố của Mỹ. Gần đây nhất, một đại gia người Việt đã mua lại thị trấn nhỏ của nước Mỹ và có kế hoạch quảng bá cà phê Việt tại thị trấn này.

Theo đại gia Phạm Đình Nguyên, ông chủ Công ty Dịch vụ phân phối Tổng hợp quốc tế (IDS), sau khi mua lại thị trấn Buford, bang Wyoming, miền trung nước Mỹ với giá 900.000 USD vào tháng 4 năm ngoái, ông vẫn chưa nghĩ đến kế hoạch kinh doanh ở đây. Sau này, ông suy nghĩ và quyết định phát triển một số sản phẩm mang tính "quốc hồn quốc túy" của Việt Nam đến thị trường Mỹ. Cà phê được lựa chọn đầu tiên. Ông Nguyên hy vọng Buford sẽ trở thành thánh địa cà phê Việt, dù là mang tính biểu tượng đi chăng nữa.

Ông Phạm Đình Nguyên quyết định đầu tư 500.000 USD để kinh doanh cà phê PhinDeli trên đất Mỹ. Ảnh: Internet
Ông Phạm Đình Nguyên quyết định đầu tư 500.000 USD để kinh doanh cà phê PhinDeli trên đất Mỹ. Ảnh: Internet 
Ông Nguyên quyết định đầu tư 500.000 USD để mở quán cà phê PhinDeli tại thị trấn nhỏ Buford và cũng quyết định đổi tên thị trấn này thành PhinDeli. Số vốn ban đầu này sẽ dùng để thiết kế nội ngoại thất theo phong cách quán cà phê Việt, trả lương nhân sự, thuê một công ty làm kế toán, một đơn vị tư vấn pháp lý, một đơn vị làm quảng cáo. PhinDeli được lý giải là "ly cà phê ngon", được lồng ghép để cả người Việt và người nước ngoài đều đọc và hiểu được. Phin là công cụ pha cà phê độc đáo của người Việt. Deli là chữ viết tắt của Delicious, có nghĩa là ngon. Hiện tại ông Nguyên là Chủ tịch HĐQT của Công ty PhinDeli, một công ty chuyên sản xuất cà phê rang xay cao cấp. Công ty này thu mua nguyên liệu cà phê, sau đó sản xuất thành thành phẩm và cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước. Ông Nguyên sẽ là người mang sản phẩm cà phê này sang Buford để quảng bá.

Sau khi cửa hàng cà phê PhinDeli tại thị trấn này ổn định, ông Nguyên sẽ nhắm tới các thị trường châu Á khác thông qua các kênh siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa và các quán cà phê. Sở dĩ cửa hàng đầu tiên được mở tại Buford vì mặt bằng có sẵn. Ông Nguyên cũng mong muốn, qua việc quảng bá cà phê PhinDeli sẽ khẳng định niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước, vì PhinDeli muốn vào được thị trường Mỹ phải trải qua cuộc sát hạch nghiêm ngặt của cơ quan kiểm tra thực phẩm Mỹ.

Kế hoạch quảng bá cà phê Việt trên đất Mỹ không phải không có tiền lệ. Trước đó, hồi tháng 2 vừa qua, chỉ vài ngày sau khi chuỗi cà phê lớn nhất thế giới Starbucks mở cửa hàng đầu tiên ở TP.HCM, ông chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã nhắm tới việc mở quán cà phê tại Mỹ, với mong muốn người Mỹ sẽ được thưởng thức cà phê thực thụ và sản phẩm của hãng được ưa chuộng tại thị trường này.

Ông chủ cà phê Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ cũng muốn mở cửa hàng cà phê trên đất Mỹ. Ảnh: Internet
 Ông chủ cà phê Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ cũng muốn mở cửa hàng cà phê trên đất Mỹ. Ảnh: Internet
Hãng dự định mua lại một số nhà máy rang xay cà phê ở Mỹ, đồng thời mở cửa hàng ở Seattle, New York và Boston ngay trong năm 2013. Theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ, để thực hiện kế hoạch này, Trung Nguyên sẽ bán khoảng 15% cổ phần công ty để lấy kinh phí đầu tư. Tại Mỹ, Trung Nguyên sẽ tập trung vào các loại đặc sản cà phê như "Legendee", mô phỏng hương vị cà phê chồn. Theo website của hãng, Trung Nguyên đã khám phá ra loại enzyme tái tạo được quá trình tiêu hóa cà phê trong cơ thể chồn, để tạo ra hương vị giống thật cho sản phẩm này.

Theo ông Vũ, cửa hàng đầu tiên của Trung Nguyên tại Mỹ có thể được đặt tên khác và nằm ở địa điểm mang tính "biểu tượng". Để việc tấn công vào Mỹ được thuận lợi, Trung Nguyên sẽ hợp tác với các chuyên gia về cà phê có chung tham vọng mở rộng ra toàn cầu. Tham vọng của ông Vũ là biến Trung Nguyên thành "một đế chế cà phê" trong vòng 10 năm tới, để cạnh tranh với Starbucks. Đặng Lê Nguyên Vũ dự định tăng số cửa hàng cà phê của hãng lên 200 trong 2 năm tới. Công ty hiện có hơn 3.000 nhân viên và điều hành 5 cửa hàng tại Singapore.

Trao đổi với Kiến Thức về xu hướng đầu tư vào Mỹ, đặc biệt là mang thương hiệu cà phê Việt Nam vào thị trường này, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Thái Hà Books cho biết: Mỹ là một thị trường tiềm năng nhưng không kém phần khốc liệt. Để cạnh tranh ở thị trường này, ngoài việc có kế hoạch cụ thể rõ ràng, chất lượng sản phẩm tốt thì khâu quảng bá vô cùng quan trọng. Làm sao để người dân Mỹ biết đến thương hiệu cà phê Việt, làm sao để họ ưa chuộng sản phẩm và tìm đến thưởng thức cà phê là điều khó hơn nữa.

Ý tưởng của ông Phạm Đình Nguyên hay ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều là những ý tưởng mạnh dạn vì Mỹ là đất nước luôn tạo mọi cơ hội phát triển cho người dân và doanh nghiệp nhưng đầu tư vào đây không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ. Cuộc chơi nào cũng có nhiều rủi ro. Luật pháp nước Mỹ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, cho nên muốn đầu tư vào thị trường này, những doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu rõ pháp luật tại đây hoặc thuê tư vấn để tìm hiểu.

"Đối với ông Phạm Đình Nguyên, số tiền mà doanh nhân này đầu tư vào thị trấn Buford không phải là lớn. Có thể đây là một cuộc chơi thử nghiệm, từ đó vừa khẳng định được tài năng kinh doanh vừa quảng bá được thương hiệu Việt Nam. Nếu doanh nghiệp có sự quản lý tốt về các khâu trong kinh doanh thì việc kinh doanh này nhất định mang lại thành công", ông Hùng đánh giá.

Tham vọng “buộc thế giới thay đổi” của ông chủ Trung Nguyên

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên được coi là "cha đẻ" của thương hiệu cà phê Trung Nguyên và mang được sản phẩm của Việt Nam vươn ra thế giới.

Thôi thúc làm giàu vì thương cha mẹ

Ông chủ Việt sắp đổi tên cả thị trấn Mỹ

(Kiến Thức) - Ông Phạm Đình Nguyên, người mua lại thị trấn Mỹ cho biết sẽ đổi tên thị trấn và thực hiện kế hoạch kinh doanh cà phê rang xay Việt Nam ở đây.

Ông Phạm Đình Nguyên trở nên nổi tiếng sau thương vụ mua bán lại một thị trấn nhỏ của Mỹ hồi tháng 4 năm ngoái. Ông Nguyên trở thành chủ nhân của thị trấn Buford, ở Wyoming (Mỹ), sau khi đưa mức giá 900.000 USD trong một cuộc bán đấu giá vào ngày 5/4/2012.

Món ngon giá rẻ Sài Gòn “đổ bộ” hàng quán Hà Nội

(Kiến Thức) - Nhiều món ăn của người Sài Gòn đã hành trình ra đất Bắc, đổ bộ vào các nhà hàng, quán ăn, khiến thực khách miền Bắc mê mẩn.

Món bánh xèo du nhập ra miền Bắc đã lâu nhưng tới giờ nó vẫn được thực khách rất ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon vốn có của nó. Bánh xèo ngon ở Hà Nội phải kể đến hàng bánh xèo ở Tôn Đức Thắng, Hàng Bồ, Tạ Quang Bửu, Tô Hiến Thành... với giá cả phải chăng khoảng 10-15.000 đồng/chiếc.
Món bánh xèo du nhập ra miền Bắc đã lâu nhưng tới giờ nó vẫn được thực khách rất ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon vốn có của nó. Bánh xèo ngon ở Hà Nội phải kể đến hàng bánh xèo ở Tôn Đức Thắng, Hàng Bồ, Tạ Quang Bửu, Tô Hiến Thành... với giá cả phải chăng khoảng 10-15.000 đồng/chiếc. 
Ốc Sài Gòn là tên gọi chỉ chung cho một phương thức chế biến và kinh doanh các mặt hàng hải sản nói chung, không riêng gì ốc của người Sài Gòn. Những hàng ốc Sài Gòn rất đắt khách, đặc biệt vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ, lượng khách kéo đến các quán ốc ở phố Đinh Liệt, Hoàng Ngọc Phách, Lương Định Của, Hàng Bông... đông nghịt. Tùy từng loại ốc mà có giá khác nhau, tuy nhiên cũng khá "mềm".
Ốc Sài Gòn là tên gọi chỉ chung cho một phương thức chế biến và kinh doanh các mặt hàng hải sản nói chung, không riêng gì ốc của người Sài Gòn. Những hàng ốc Sài Gòn rất đắt khách, đặc biệt vào các ngày cuối tuần và nghỉ lễ, lượng khách kéo đến các quán ốc ở phố Đinh Liệt, Hoàng Ngọc Phách, Lương Định Của, Hàng Bông... đông nghịt. Tùy từng loại ốc mà có giá khác nhau, tuy nhiên cũng khá "mềm".
Nếu như người miền Bắc chỉ ăn trứng vịt lộn đơn thuần với gừng hoặc lá rau dăm, thì người Sài Gòn lại có cách chế biến phức tạp hơn một chút, tạo thành món: Trứng vịt lộn rang me. Một đĩa với 3 trứng vịt lộn có giá khoảng 20.000 đồng, cũng khá hợp túi tiền mà lại thơm ngon.
Nếu như người miền Bắc chỉ ăn trứng vịt lộn đơn thuần với gừng hoặc lá rau dăm, thì người Sài Gòn lại có cách chế biến phức tạp hơn một chút, tạo thành món: Trứng vịt lộn rang me. Một đĩa với 3 trứng vịt lộn có giá khoảng 20.000 đồng, cũng khá hợp túi tiền mà lại thơm ngon.
Bánh tráng trộn là món ăn phổ biến của người miền Nam nhưng khi ra Bắc, nó trang trọng được phục vụ trong các nhà hàng, mà khi ăn một lần rất dễ nghiện. Một đĩa bánh tráng trộn có giá khoảng 25-30.000 tương đương một bát phở bò của người Hà Nội.
Bánh tráng trộn là món ăn phổ biến của người miền Nam nhưng khi ra Bắc, nó trang trọng được phục vụ trong các nhà hàng, mà khi ăn một lần rất dễ nghiện. Một đĩa bánh tráng trộn có giá khoảng 25-30.000 tương đương một bát phở bò của người Hà Nội. 
Bánh tráng nướng khi "du hành" ra miền Bắc được gọi với cái tên rất Tây "Pizza Việt". Trong các nhà hàng, món này được gọi khá nhiều vì cái tên lạ và ăn cũng rất ngon.
Bánh tráng nướng khi "du hành" ra miền Bắc được gọi với cái tên rất Tây "Pizza Việt". Trong các nhà hàng, món này được gọi khá nhiều vì cái tên lạ và ăn cũng rất ngon. 
Chè Sài Gòn đã ra đất Bắc từ lâu nhưng gần đây, món chè khúc bạch dường như được thực khách Bắc ưa chuộng hơn, tạo nên "cơn sốt" trong giới trẻ.
Chè Sài Gòn đã ra đất Bắc từ lâu nhưng gần đây, món chè khúc bạch dường như được thực khách Bắc ưa chuộng hơn, tạo nên "cơn sốt" trong giới trẻ. 
Cơm tấm là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất của người miền Nam. Món ngon này cũng đang rất hút khách Bắc. Tại Hà Nội, rất nhiều hàng quán chuyên bán loại cơm này với các món ăn kèm như sườn nướng, cá kho tộ, tôm rang...
Cơm tấm là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất của người miền Nam. Món ngon này cũng đang rất hút khách Bắc. Tại Hà Nội, rất nhiều hàng quán chuyên bán loại cơm này với các món ăn kèm như sườn nướng, cá kho tộ, tôm rang...
Lẩu cá kèo là món ăn đặc trưng của người miền Nam. Ở miền Bắc có nhiều nhà hàng chuyên bán loại lẩu này và được thực khách rất ưa chuộng với giá từ 300-350.000 đồng/nồi.
Lẩu cá kèo là món ăn đặc trưng của người miền Nam. Ở miền Bắc có nhiều nhà hàng chuyên bán loại lẩu này và được thực khách rất ưa chuộng với giá từ 300-350.000 đồng/nồi.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.
Giá xăng hôm nay 22/01: Đồng loạt tăng mạnh?

Giá xăng hôm nay 22/01: Đồng loạt tăng mạnh?

Giá xăng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.