Đại gia Hà Nội sốt xình xịch sắm nhà sàn xa xỉ

(Kiến Thức) - Nhằm thỏa mãn thú chơi nhà sàn cổ của đồng bào dân tộc, nhiều đại gia sẵn sàng chi tiền tấn.

Chi tiền tỷ dựng nhà sàn

Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Hà Nội, cách trung tâm khoảng 20 km. Nhờ không gian làng quê yên tĩnh, trong lành nên khu vực hai xã Phú Cát và Hòa Thạch đã thu hút không ít những người có tiền của đến mua đất xây biệt thự, trang trại... Bất ngờ là 10 năm trở lại đây, khu vực này rộ lên phong trào săn nhà sàn đẹp về dựng lại và tôn tạo thành khu nghỉ dưỡng hoặc nhà hàng kinh doanh.

Gia đình anh Kiều Văn Sàn ở thôn 6, Phú Cát đã sinh sống ở khu vực hơn 7 năm, chia sẻ: Trước đây khu này là bãi đất trống rộng mênh mông, sau dự án xây khu sinh thái rồi dân ở Hà Nội và các tỉnh về đây đua nhau mua đất. Nhất là thời điểm cơn sốt đất 2010, đất ở đây đắt như tôm tươi, không có mà bán.

Ông Hoàng Văn Trường với kinh nghiệm nhiều năm lắp đặt nhà sàn cho biết: Nhà sàn ở đây thường được “bê” nguyên từ các vùng cao của tình Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu... về. Các vị đại gia đã phải chi ra hàng chục tỷ đồng để tìm mua nhà và thuê nhân công vận chuyển, lắp đặt...
Nhà sàn tiền tỷ mọc lên ngày càng nhiều ở Quốc Oai.
 Nhà sàn tiền tỷ mọc lên ngày càng nhiều ở Quốc Oai.

Giá ngôi nhà sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu gỗ, diện tích và kiểu dáng nhà, tình trạng nhà cũ hay mới. Anh Trương Văn Thư, một người môi giới mua bán, lắp đặt nhà sàn ở thôn 6, Phú Cát tư vấn: Nhà làm bằng các loại gỗ tốt là gỗ đinh, lim, nghiến... thì bền đẹp hơn, diện tích càng rộng thì nhà càng đắt, kiểu dáng nhà gồm có nhà thường, kẻ truyên, kẻ truyên chồng chóp và kẻ truyên chồng cánh là đẹp nhất hay chái nhà gồm chái bồ câu, chái vảy..., nhà càng cổ thì càng có giá.

Theo tìm hiểu, hiện tại trên địa bàn hai xã Phú Cát và Hòa Thạch có hàng trăm ngôi nhà sàn được xây dựng theo nhiều phong cách khác nhau. Vị đại gia tên Linh (Thanh Trì, Hà Nội) là một doanh nhân trong ngành du lịch, là chủ của một ngôi nhà sàn có giá hơn 4 tỷ đồng. Ông này chỉ là một trong số nhiều đại gia Hà Nội và các tỉnh mua nhà sàn về dựng lại trên vùng đất này. Ngôi nhà sàn nổi tiếng lớn nhất trong vùng cho đến thời điểm hiện tại rộng hơn 200m2, được dựng từ hai ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày và Mường ở Sơn La. Ngôi nhà này được một vị đại gia 73 tuổi làm trong ngành giao thông trực tiếp mua và dựng lại từ đầu năm 2013. Đại gia này cho biết, ông mua 2 ngôi nhà này chỉ với giá 630 triệu đồng nhưng các chi phí khác như tháo dỡ, chuyên chở và thuê thợ phục dựng đã đẩy chi phí đến gần 5 tỷ đồng. Ước tính sau khi hoàn thiện ngôi nhà sẽ có giá hàng chục tỷ đồng.

Nhà sàn kín cổng cao tường

Đi dọc trên con đường vào các xã Phú Cát, Hòa Thạch như lạc vào một bản làng dân tộc miền cao với nhiều nếp nhà của các dân tộc ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, những ngôi nhà sàn về miền xuôi không thể giữ nguyên bản mà bị biến đổi với nội thất sang trọng và hiện đại để đáp ứng nhu cầu của chủ nhân.

Hầu hết các ngôi nhà sàn được các đại gia dùng làm nơi nghỉ dưỡng nên những ngày thường chỉ có người trông coi, quyét dọn. Khu làng yên tĩnh và bí ẩn bởi ngôi nhà sàn nào cũng kín cổng cao tường, chỉ những dịp cuối tuần hoặc nghỉ lễ gia chủ mới xuất hiện. Bà Nguyễn Thị Hà, một người dân sống trong khu làng này kể rằng: Những dịp cuối tuần xe ô tô sang trọng nối đuôi nhau về làng. Thường thì người ta đưa người thân, bạn bè về để ăn uống nghỉ ngơi thư giãn sau 1,2 ngày họ lại đi luôn.

Ông Cẩn ( 73 tuổi), là một đại gia trong ngành giao thông, đã về hưu rồi nhưng ông có cái thú điền viên, thích cuộc sống yên tĩnh nên ông quyết định đổ tiền vào dựng một ngôi nhà sàn để tận hưởng tuổi già. Ông tâm sự: Ông thích nhà sàn vì nó mát mẻ và thoáng đãng, sống ở đây ông được hòa mình với thiên nhiên. Thỉnh thoảng ông cùng con cháu về đây nghỉ ngơi sau những ngày mệt nhọc rồi lại lên Hà Nội, ở đây lâu thì cũng buồn lắm.
Nhà sàn kín cổng cao tường, biệt lập với bên ngoài.
 Nhà sàn kín cổng cao tường, biệt lập với bên ngoài.

Thực tế thì phần đa người dân trong xã cũng chưa từng được nhìn tường tận những ngôi nhà sàn bởi nhà thường xuyên trong tình trạng cửa đóng then cài và biệt lập với xung quanh. Người trông coi nhà thường là người thân trong gia đình họ nên ngôi nhà được giữ gìn rất cẩn thận, người lạ không bao giờ được vào trong. Ông Thư, nhiều năm trông coi nhà sàn kể: Nhà sàn nào cũng làm bằng các loại gỗ quý, trong nhà đồ dùng sang trọng hiện đại nên phải trông giữ cẩn thận, đề phòng kẻ gian lợi dụng trộm cắp.

Từ đó, những ngôi nhà sàn lại càng trở nên bí ẩn với người dân xung quanh. Và những nếp nhà sàn chỉ như một bức tranh để ngắm, một phong cảnh đẹp để chơi với các đại gia.

Ngắm kiến trúc cực độc của nhà dân tộc Việt

(Kiến Thức) - Không chỉ lưu giữ hàng nghìn hiện vật, Bảo tàng Dân tộc học còn có khu trưng bày ngoài trời giới thiệu phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam.

Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao
 Bảo tàng Dân tộc học vừa được trang web TripAdvisor chuyên về đánh giá chất lượng điểm đến du lịch có uy tín lớn trên thế giới trao Chứng chỉ xuất sắc. Với số điểm 4,5 (thang điểm cao nhất là 5), Bảo tàng Dân tộc học được xếp là một trong những điểm đến thăm quan hấp dẫn du khách nhất tại Hà Nội. Đây là lần thứ 3 liên tiếp bảo tàng nhận chứng chỉ này. 
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-2
Nằm trên khu đất rộng 3 ha, Bảo tàng Dân tộc học được khai trương vào cuối năm 1997. Ngay từ khi ra đời, bảo tàng đã thu hút sự quan tâm của nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu văn hóa, dân tộc học trong và ngoài nước. Không gian của bảo tàng gồm 2 khu chính là khu trưng bày trong nhà và khu trưng bày ngoài trời.  
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-3
Khu trưng bày trong nhà là tòa nhà 2 tầng với lối kiến trúc độc đáo cùng tông màu trắng chủ đạo, được chia làm 9 phần: giới thiệu chung; giới thiệu dân tộc Kinh; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày, Thái và Ka dai; các dân tộc nhóm ngôn ngữ H' Mông, Dao, Tạng, Sán Dìu, Ngái; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer; các dân tộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer; giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc.  
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-4
 Cầu thang dẫn lên tầng 2 được cách điệu mềm mại, tăng tính thẩm mỹ cho khu trưng bày.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-5
 Khu vực ban công cũng được thiết kế đầy tính chấm phá và thơ mộng.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-6
 Căn nhà sàn của người Thái Đen đặt trong khu trưng bày. Căn nhà được thiết kế theo hình mai rùa với các chi tiết đặc trưng như: cửa sổ, lan can, mái nhà và khau cút. Trang trí trên đầu nóc nhà là khau cút hình hoa sen.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-7
Nổi bật trong khuôn viên bảo tàng là Bảo tàng Đông Nam Á được đưa vào sử dụng từ ngày 30/11/2013. Đây là tòa nhà được kiến trúc theo hình cánh diều với 4 tầng, trong đó, tầng 1 trưng bày về văn hóa Đông Nam Á, tầng 2 dành cho những bộ sưu tập mà các nhà nghiên cứu văn hóa hiến tặng, tầng 3 tổ chức các triển lãm chuyên đề, tầng 4 dành cho du khách khám phá văn hóa Đông Nam Á bằng tư liệu nghe nhìn.  
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-8
Khu vực trưng bày ngoài trời giới thiệu tới du khách phong cách kiến trúc đặc trưng nhất của các dân tộc Việt Nam. Trong ảnh là ngôi nhà của người Chăm với kiểu kiến trúc nhiều kèo cột liên kết với nhau.  
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-9
Nhà dài của người Ê-đê là công trình kiến trúc độc đáo, là nơi sinh hoạt chung của đại gia đình nhiều thế hệ. Đây là nhà sàn, làm bằng tre nứa và bằng gỗ, mặt sàn và vách tường bao quanh nhà làm bằng thân cây bương hay thân tre già đập dập, mái lợp cỏ tranh. Nhà làm theo hướng Bắc - Nam, mái nhô ở hai đầu hồi che cột hiên.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-10
 Một công trình độc đáo khác trong khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng là nhà rông của người Ba Na. Ngôi nhà được 29 người thợ Ba Na tạo dựng từ năm 2003 với cấu trúc y nguyên nhà rông ở làng Kon Rbàng, xã Vinh Quang, TP Kon Tum. Ngôi nhà có chiều cao 19 m, sàn gần 3 m với 8 cây cột gỗ có đường kính 60 cm và những cây xà dài 14-15 m không được nối. 
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-11
 Khuôn viên nhà Việt trong bảo tàng gồm 3 ngôi nhà, có sân gạch, giếng nước và cổng... gợi nhớ tới những nét thân thuộc, dân dã của người Việt.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-12
 Chiếc cổng dẫn vào khuôn viên nhà Việt được tạo bởi tre nứa và cây leo rất tươi xanh và nên thơ. 
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-13
 Nhà mồ Gia Rai là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Tượng mồ được trang trí ở đây là tác phẩm điêu khắc độc đáo được làm bằng các loại gỗ tốt, độ bền cao. 
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-14
 Thấp thoáng sau nhà mồ Cơ-Tu là những mái nhà của người H'Mông được phục dựng...
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-15
 ... với hàng rào bằng tre mộc mạc nhưng thẩm mỹ.
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-16
 Nhà đất trình tường của người Hà Nhì luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m2...
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-17
Những con đường rợp bóng cây, mát mẻ trong khuôn viên bảo tàng.  
Bao tang Dan toc hoc Viet Nam voi noi kien truc doc dao-Hinh-18
Giữa phố phường ồn ã của Thủ đô, Bảo tàng Dân tộc học với không gian rộng rãi, không chỉ là nơi tham quan của khách du lịch mà còn là nơi thư giãn, khám phá về nét độc đáo của các dân tộc Việt Nam của người dân Thủ đô.  

Soi quê quán những tỷ phú giàu nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt, có người sinh ra ở vùng quê nghèo khó, đi lên từ con số 0.

Đứng đầu top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng (SN 1968) quê gốc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Gây dựng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, với những thành công trong kinh doanh, ông Vượng hiện là tỷ phú đô la đầu tiên Việt Nam.
Đứng đầu top 10 tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt là ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ông Vượng (SN 1968) quê gốc ở xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Gây dựng sự nghiệp sau khi tốt nghiệp, với những thành công trong kinh doanh, ông Vượng hiện là tỷ phú đô la đầu tiên Việt Nam.
Theo sau ông Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đức (SN 1962) quê tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, Bình Định. Ông khởi nghiệp bằng việc điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Ông Đức từng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008.
 Theo sau ông Vượng là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Ông Đức (SN 1962) quê tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, Bình Định. Ông khởi nghiệp bằng việc điều hành một phân xưởng mộc nhỏ, chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại xã. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất hàng nội thất và nhiều lĩnh vực khác. Ông Đức từng là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.