Đại gia cầu đường 1 vợ 3 con... vẫn "trăng hoa" gái trẻ

Dù đã có vợ và 3 con, ông Giám đốc cầu đường Trúc Huệ vẫn đeo bám, quấy rối nhằm buộc chị Thủy... phải làm người tình.

Đại gia cầu đường 1 vợ 3 con... vẫn "trăng hoa" gái trẻ
Khoảng 5h ngày 14/7, trên đường ĐT749, đoạn khu phố Long Điền, phường Long Phước, thị xã Phước Long, giám đốc một công ty cầu đường, đã có vợ và 3 con, đã dùng xe ô tô chặn xe máy của một thiếu nữ 26 tuổi để giải quyết chuyện tình cảm.
Dù đã có vợ và 3 con, ông Giám đốc cầu đường Trúc Huệ vẫn đeo bám, quấy rối nhằm buộc chị Thủy... phải làm người tình.
 Dù đã có vợ và 3 con, ông Giám đốc cầu đường Trúc Huệ vẫn đeo bám, quấy rối nhằm buộc chị Thủy... phải làm người tình.
Thông tin ban đầu về vụ việc cho biết: Ngày 14/7, Giám đốc công ty cầu đường Trúc Huệ ở xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập, lợi dụng lúc nơi làm việc của chị Trịnh Thu Thủy (Trung tâm y tế dự phòng thị xã Phước Long) vắng người, đã vào tấn công chị Thủy và lấy đi một sợi dây chuyền bạch kim rồi bỏ đi.
Sau đó, ông Huệ - Giám đốc công ty cầu đường Trúc Huệ - đợi đến khi chị Thủy hết giờ làm việc, từ cơ quan về nhà ở xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập, thì đuổi theo, đến đoạn khu phố Long Điền đã ép xe máy chị Thủy vào lề đường để trả lại sợi dây chuyền...
Người thân chị Thủy đã kịp thời có mặt, cùng chị Thủy không đồng ý nhận lại sợi dây chuyền, mà điện thoại gọi công an tới giải quyết.
Bà Du - mẹ của chị Thủy cho biết: Ông Huệ khoảng 40 tuổi, đã có vợ và 3 con, nhưng gần chục năm nay vẫn theo đuổi con gái bà. Mặc dù chị Thủy không đồng ý, nhưng ông Huệ không buông tha, liên tục làm phiền, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của chị Thủy và gia đình.
Gia đình bà Du đã dùng nhiều cách để chị Thủy thoát khỏi sự quấy rối của ông Huệ, nhưng không được, khiến cuộc sống chị Thủy luôn nơm nớp lo sợ, thậm chí không dám có người yêu.
Sau khi nhận được tin báo, Công an phường Long Phước đã đến hiện trường và yêu cầu cả ông Huệ và chị Thủy về trụ sở làm việc.

Chiếc giường “khủng” đại gia Lê Ân lùng mua có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Chiếc giường này của hãng sản xuất Savoir Beds (Anh) được cho là đắt nhất thế giới với giá 175.000 USD.

Chiếc giường “khủng” đại gia Lê Ân lùng mua có gì đặc biệt?
Đại gia Lê Ân, ông chủ Khu du lịch Chí Linh (ở Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa tiết lộ, ông đang nhờ bạn bè các nước tìm cách liên lạc với hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh) để đặt mua chiếc giường Royal Bed (giường Hoàng gia) sau khi có thông tin một đại gia Trung Quốc đã sở hữu chiếc giường quý tộc này.
Đại gia Lê Ân, ông chủ Khu du lịch Chí Linh (ở Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa tiết lộ, ông đang nhờ bạn bè các nước tìm cách liên lạc với hãng sản xuất giường Savoir Beds (Anh) để đặt mua chiếc giường Royal Bed (giường Hoàng gia) sau khi có thông tin một đại gia Trung Quốc đã sở hữu chiếc giường quý tộc này. 
Chiếc giường được tạo ra dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740. Đây là thời kỳ trung tâm quyền lực tập trung tại phòng ngủ của vua chúa, thay vì phòng họp. Chiếc giường ra đời cũng là để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị.
 Chiếc giường được tạo ra dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740. Đây là thời kỳ trung tâm quyền lực tập trung tại phòng ngủ của vua chúa, thay vì phòng họp. Chiếc giường ra đời cũng là để kỷ niệm 60 năm Nữ hoàng Anh Elizabeth tại vị. 
Trên thế giới chỉ có 60 chiếc loại này được sản xuất với những chất liệu độc đáo và đắt nhất thế giới.
Trên thế giới chỉ có 60 chiếc loại này được sản xuất với những chất liệu độc đáo và đắt nhất thế giới.
Những chiếc giường này được sản xuất bởi bàn tay của những nghệ nhân bậc thầy và có kinh nghiệm nhất nước Anh trong việc sản xuất đồ dùng cho Hoàng gia.
Những chiếc giường này được sản xuất bởi bàn tay của những nghệ nhân bậc thầy và có kinh nghiệm nhất nước Anh trong việc sản xuất đồ dùng cho Hoàng gia. 
 
 
32 kg lông đuôi ngựa Nam Mỹ đã được dùng làm đệm để vừa chống nóng, vừa hút ẩm, lại đuổi được bọ. Những chiếc lông đuôi này được xé bằng tay và bọc trong len cashmere của Mông Cổ.
32 kg lông đuôi ngựa Nam Mỹ đã được dùng làm đệm để vừa chống nóng, vừa hút ẩm, lại đuổi được bọ. Những chiếc lông đuôi này được xé bằng tay và bọc trong len cashmere của Mông Cổ.  

 
Các nghệ nhân coi đây là một tác phẩm nghệ thuật, họ phải mất đến 604 giờ lao động để sản xuất ra một chiếc giường đắt đỏ này.
 Các nghệ nhân coi đây là một tác phẩm nghệ thuật, họ phải mất đến 604 giờ lao động để sản xuất ra một chiếc giường đắt đỏ này.
Mọi chi tiết của chiếc giường đều được gia công kỹ càng, đem lại vẻ sang trọng và đẹp mắt cho chiếc giường này.
Mọi chi tiết của chiếc giường đều được gia công kỹ càng, đem lại vẻ sang trọng và đẹp mắt cho chiếc giường này.
Đại gia Lê Ân cho biết, ông quyết định mua chiếc giường này không chỉ để ngủ, để làm tài sản riêng gia đình mà trên hết là niềm tự hào người Việt Nam không thua kém bất cứ ai.
Đại gia Lê Ân cho biết, ông quyết định mua chiếc giường này không chỉ để ngủ, để làm tài sản riêng gia đình mà trên hết là niềm tự hào người Việt Nam không thua kém bất cứ ai.  

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)

(Kiến Thức) - Nổi tiếng bởi độ chịu chơi, giàu có, đại gia Hải Phòng còn được biết đến bởi những "chiến tích" gây sốc dư luận.

Những “chiến tích” đáng nể của đại gia Hải Phòng (2)
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"...
"Hải đồ cổ" là cái tên quen thuộc đối với người dân Hải Phòng. Người ta nói nhiều về ông với những mỹ từ như "vua đồ cổ", "đại tỷ phú", "đại gia đất Cảng"... 
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.
Nhiều người nghĩ rằng "Hải đồ cổ" sống trong nhung lụa, biệt thự xa hoa, với thói ăn chơi "khác người", nhưng ít ai biết "ông trùm" của hàng vạn đồ gốm, sứ dát vàng cao cấp kia vẫn dùng điện thoại Nokia chưa đầy 2 triệu đồng, ở căn nhà 3 tầng tường vôi loang lổ.  
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời.
Tên thật của "Hải đồ cổ" là Bùi Xuân Hải. Ngoại trừ cặp kính gọng vàng thì trên người ông toàn đồ màu trắng. Đời ông đã có 4 lần vào tù ra tội. Tất cả đều là án kinh tế. Ngồi "bóc lịch" chẳng phải vì ông đi lừa đảo thiên hạ mà lần thì vỡ nợ do cơ chế tài chính bất cập, lần thì những tham vọng trong chiến lược làm ăn... vượt quá xa "khuôn" luật của xã hội đương thời. 
Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
 Không những được lưu truyền như giai thoại về độ giàu có thủa xưa, "Hải đồ cổ" còn nổi danh với những ý tưởng táo bạo, khác người. Từ việc xây dựng khu "Tiểu Đồ Sơn" lừng lẫy một thời, đến việc viết "huyết tâm thư" gửi Chủ tịch nước để biến Việt Nam thành cường quốc trong vòng 30 năm nữa. Cuối năm 2011, "Hải đồ cổ" còn khiến dư luận choáng váng với việc trình làng bộ gốm sứ dát vàng vô cùng đẹp mắt.
Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp.
 Đã từng có trong tay 3 tấn vàng nhưng vì làm ăn thất bại cộng với nhiều lần "bóc lịch" trong tù mà "Hải đồ cổ" bây giờ chỉ có tài sản "khiêm tốn". Giờ đây, gia sản của ông chỉ còn là khu đất hoang rộng chừng một hecta mà ông đấu tranh mãi mới giữ lại được. Cùng với đó là xưởng sản xuất gốm sứ cao cấp. 
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.
Quy trình làm gốm của "Hải đồ cổ" khá đơn giản. Đất được mua ở Hải Dương, Bát Tràng và nhập từ nước ngoài. Sau khi phân loại đất, thợ sẽ tạo hình ấm chén, bát đĩa rồi chạm trổ, đưa vào sơ nung và tráng men. Nếu làm ra hàng trắng, hàng bạch định thì vẽ toàn vàng, còn không thì vẽ sứ hoàn kim, vẽ xanh trắng rồi nung ở 1.300 độ để gốm tự động lên màu.  
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu.
Còn với gốm dát vàng, sau khi tạo hình bát đĩa, nhúng men thì vẽ vàng và nung 800 độ. Ông Hải cho hay, thông thường gốm vẽ vàng có tuổi thọ 8 năm mới bị nhạt màu. 
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều".
Ông Hải cho biết: "Kỹ thuật dát vàng này tôi đã nghiên cứu hơn 20 năm, đảm bảo độ sáng bóng và không bị bào mòn theo thời gian. Với kỹ thuật này, tôi kỳ vọng sẽ sử dụng để "dát vàng" nhiều công trình lớn ở Việt Nam sau này, đảm bảo sẽ không thua kém bất kỳ đất nước nào trên thế giới, thậm chí còn bền đẹp và ít tốn kém hơn nhiều". 
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất
Tượng phật bà là tác phẩm "Hải đồ cổ" yêu thích nhất 
Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà.
 Ở đất Thủy Nguyên, Hải Phòng, người ta cũng biết đến cái tên Vũ Văn Miện, đại gia hiện đang sở hữu cây cảnh gần giống "siêu cây triệu đô" - Mâm xôi con gà. 
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo.
Vũ Văn Miện là đại gia kinh doanh than đất Thủy Nguyên, mới "vào ngạch cây" từ năm 2010 nhưng là người "mạnh tay" dám chi tiền với những cây cảnh già, đẹp mà ông được người ta mách bảo. 
Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.
 Trong những năm qua, số tiền mà đại gia này đầu tư vào cây cảnh cũng lên tới gần 20 tỷ đồng để đổi lấy chừng 6 - 7 chục tác phẩm cây cảnh. Cây cảnh "nặng ký" nhất trong vườn cây tiền tỷ của ông Miện hiện đang có giá 3 - 4 tỷ đồng; cây thấp nhất giá cũng vài trăm triệu.

Thảm cảnh dinh Tổng thống Liberia bị nhà thầu TQ rút ruột

(Kiến Thức) - Các kiến trúc sư Liberia liên tiếp tố cáo nhà thầu Trung Quốc rút ruột công trình, làm giảm chất lượng dự án trùng tu dinh tổng thống nước này.

Thảm cảnh dinh Tổng thống Liberia bị nhà thầu TQ rút ruột
Năm 2006, dinh Tổng thống Liberia bị hỏa hoạn và bị phá hủy. Chính phủ nước này quyết định trùng tu lại toàn bộ với số vốn bỏ ra lên tới gần 3 triệu USD. Thời điểm đó, công ty xây dựng Qingfian trúng thầu với lời mời gọi đầy hấp dẫn về giá siêu rẻ.
Năm 2006, dinh Tổng thống Liberia bị hỏa hoạn và bị phá hủy. Chính phủ nước này quyết định trùng tu lại toàn bộ với số vốn bỏ ra lên tới gần 3 triệu USD. Thời điểm đó, công ty xây dựng Qingfian trúng thầu với lời mời gọi đầy hấp dẫn về giá siêu rẻ.
Tuy nhiên, sau 8 năm công trình này vẫn dậm chân tại chỗ, không có nhiều thay đổi. Thậm chí, nhiều kiến trúc sư của Liberia còn tố cáo công ty này đã tuồn vật liệu xây dựng kém chất lượng từ Trung Quốc vào để xây dựng, thay vì những chất liệu mà công ty đã cam kết.
Tuy nhiên, sau 8 năm công trình này vẫn dậm chân tại chỗ, không có nhiều thay đổi. Thậm chí, nhiều kiến trúc sư của Liberia còn tố cáo công ty này đã tuồn vật liệu xây dựng kém chất lượng từ Trung Quốc vào để xây dựng, thay vì những chất liệu mà công ty đã cam kết.

Đọc nhiều nhất

Tin mới