Đại cử tri Washington bật khóc sau khi bỏ phiếu cho ông Biden

Đại cử tri bang Washington Jack Arends phát biểu sau khi bỏ phiếu cho ông Joe Biden hôm 14/12, giọng ông vỡ òa vì xúc động. Ông mới nhận tin mắc bệnh nan y giai đoạn cuối.

Đại cử tri Washington bật khóc sau khi bỏ phiếu cho ông Biden

“Vào tháng 11, tôi vừa nhận tin bệnh của tôi vô phương cứu chữa. Thế nên, việc này rất quan trọng tới tôi, khi tôi có thể bỏ phiếu trong lúc vẫn còn làm được điều đó”, vị đại cử tri 64 tuổi nói. Ông đeo một chiếc khẩu trang màu đen trong lúc phát biểu sau khi bỏ phiếu cho tổng thống đắc cử Joe Biden.

Sau bài phát biểu, ông Arends đặt microphone xuống bàn, đặt cánh tay trước mặt và gục mặt xuống bàn khóc nức nở trong khi một cử tri khác đến bên cạnh để an ủi.

Dai cu tri Washington bat khoc sau khi bo phieu cho ong Biden

Ông Arends gục mặt xuống bàn khóc nức nở trong khi một cử tri khác đến bên cạnh để an ủi. Ảnh: AP.

Bài phát biểu nhiều cảm xúc của ông Arden diễn ra tại Tòa nhà Lập pháp của bang Washington giữa lúc 12 đại cử tri của bang nhất trí bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ đã giành 56% phiếu bầu phổ thông ở Washington. Cảnh tượng này nêu bật sự hy sinh cá nhân của 538 đại cử tri đã tập hợp trên toàn quốc vào ngày 14/12 để hoàn thành cuộc đua tổng thống, theo Washington Post.

Kể từ ngày bầu cử, nhiều nhân viên bầu cử đã phản ánh họ đối mặt với những đe dọa bạo lực và phản đối từ những người theo thuyết âm mưu.

Ông Arends, một nhà phân tích ngành hàng không đã nghỉ hưu và là một nhà hoạt động sống ở Everett, Washington, nói với Everett Herald vào tuần trước rằng một bác sĩ đã chẩn đoán ông mắc bệnh van tim không thể phẫu thuật chỉ vài ngày sau khi ông được chọn là một trong 12 đại cử tri của bang.

Mặc dù thời gian còn lại có hạn, ông Arends - một đảng viên Dân chủ - cho biết ông đã tự hứa với bản thân sẽ hoàn thành “nhiệm vụ” của mình.

“Tôi không biết mình sẽ còn bao nhiêu thời gian trên Trái Đất này, nhưng tôi sẽ khiến thời gian đó có ý nghĩa hết mức có thể khi tôi ở đây và thực hiện nhiệm vụ của một đại cử tri”, ông Arends nói với Everett Herald. “Đó là chiếc hộp cuối cùng tôi muốn mở - Tôi quyết tâm mở nó ra”, vị đại cử tri ví von.

Vào ngày 14/12, mặc một bộ vest tươm tất và ngồi trên xe lăn, ông Arends vào phòng cùng hai chiếc bút hiệu Sharpie để bỏ phiếu. Everett Herald đưa tin vị đại cử tri đã chọn bút đánh dấu thay vì bút lông truyền thống như một hành động có dụng ý nhắm vào Tổng thống Trump, người thường sử dụng bút lông để ký các tuyên bố và văn bản lập pháp.

Dai cu tri Washington bat khoc sau khi bo phieu cho ong Biden-Hinh-2

Ông Arends vào phòng cùng hai chiếc bút hiệu Sharpie để bỏ phiếu. Ảnh: AP.

Sau khi bỏ phiếu, mỗi đại cử tri đều có bài phát biểu tại khán phòng. Khi đến lượt mình, ông Arends đã dành một phần bài phát biểu để lập luận rằng hệ thống đại cử tri đoàn “không hoàn hảo”, nhưng đó là hệ thống duy nhất hiện nay.

Ông nói: “Hôm nay là cơ hội để bắt đầu sự kết thúc của chính quyền Trump. Tôi rất vui khi được thực hiện nhiệm vụ của mình… Nếu ông ấy (Trump) giành được nhiệm kỳ thứ hai, những thiệt hại mà ông ấy có thể gây ra cho thế giới sẽ không có giới hạn”.

Dai cu tri Washington bat khoc sau khi bo phieu cho ong Biden-Hinh-3

12 đại cử tri của bang Washington nhất trí bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP.

Sau đó, vị đại cử tri 64 tuổi dành 2 phút trong trong bài phát biểu để thông báo về tình trạng sức khỏe của bản thân. Ông đột ngột kết thúc bài phát biểu và gục đầu xuống bàn khóc. Julian Wheeler, một đại cử tri khác, đứng dậy vỗ lưng an ủi ông Arends trong khi cả khán phòng vỗ tay.

Tổng thư ký bang Washington Kim Wyman, người chủ trì phiên họp, cũng đứng lên cảm ơn sự phụng sự của ông Arends.

Bà Wyman nói: “Tôi vô cùng cảm động trước tình cảm của ông (Arends), tôi rất vui vì sự có mặt của ông ở đây và việc ông là một trong những cử tri đại diện cho tiểu bang của chúng ta. “Thật vinh dự khi được ở trong căn phòng này cùng với ông”.

Người Mỹ đầu tiên được tiêm vaccine Covid-19 Sandra Lindsay, một y tá làm việc tại khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện ở New York đã được tiêm liều vaccine đầu tiên phòng Covid-19.

Quỹ tranh cử “khủng” của ứng viên Tổng thống Mỹ Bernie Sanders

(Kiến Thức) - Chỉ trong hơn một tháng quỹ tranh cử của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã huy động được 18,2 triệu USD, kể từ khi ông tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2020.

Quỹ tranh cử “khủng” của ứng viên Tổng thống Mỹ Bernie Sanders
Theo Business Insider, quỹ tranh cử của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã huy động được 18,2 triệu USD trong vòng 41 ngày, kể từ khi ông tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua giành chiếc ghế Tổng thống Mỹ năm 2020 hồi tháng 2/2019. Với số tiền này, ông Bernie Sanders có thể dẫn trước các ứng viên Dân chủ khác trong việc gây quỹ cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm sau.
Faiz Shakir, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Sanders, cho hay tổng số tiền gây quỹ trong quý 1/2019 của Thượng nghị sĩ bang Vermont này do 525 nghìn cá nhân đóng góp.

Loạt hình ấn tượng sự nghiệp ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden

(Kiến Thức) - Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng về sự nghiệp chính trị của cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người vừa chính thức tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020.

Loạt hình ấn tượng sự nghiệp ứng viên Tổng thống Mỹ Joe Biden
Loat hinh an tuong su nghiep ung vien Tong thong My Joe Biden
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức đưa ra tuyên bố sẽ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 trong một video được đăng trên Twitter cá nhân ngày 25/4. Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải loạt ảnh ấn tượng trong sự nghiệp chính trị của ứng viên Tổng thống Mỹ này. Ảnh: Ông Joe Biden phát biểu tại Hội nghị Quốc gia của Đảng Dân chủ ở Denver, Colorado, ngày 27/8/2008. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Nữ ứng viên Tổng thống Mỹ da màu đang “tỏa sáng” là ai?

(Kiến Thức) - Thượng nghị sĩ Kamala Harris, nữ ứng viên Tổng thống Mỹ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020, đã có màn thể hiện ấn tượng trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 10 ứng viên của Đảng Dân chủ vào tuần trước.

Nữ ứng viên Tổng thống Mỹ da màu đang “tỏa sáng” là ai?
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?
 Thượng nghị sĩ Kamala Harris của bang California đã có màn tranh luận "bùng nổ" với 9 ứng viên Tổng thống Mỹ khác của Đảng Dân chủ trên truyền hình tối 27/6 khi đề cập đến vấn đề chủng tộc. Được biết, bà là người phụ nữ da màu duy nhất trong nhóm ứng viên Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Ảnh: Politico.
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-2
Nhà bình luận Chris Cillizza của CNN nhận xét bà Harris rất bình tĩnh, đĩnh đạc, hiểu chuyện và có phong thái tổng thống. Ảnh: Reuters.  
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-3
Thượng nghị sĩ Harris không tỏ ra "yếu thế" khi đối đầu với ứng viên tiềm năng nhất là cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên giữa 10 ứng cử viên của Đảng Dân chủ này. Ảnh: LA Times. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-4
 Trước đó, vào tháng 1/2019, Thượng nghị sĩ của Đảng Dân chủ Kamala Harris chính thức tuyên bố sẽ ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ảnh: GS.
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-5
 Nữ Thượng nghị sĩ Kamala Harris sau đó khởi động cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 với việc "công kích" các chính sách của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử tại quê nhà của bà ở Oakland, bang California. Ảnh: KPBS. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-6
 Được biết, bà Harris là người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên tuyên bố chạy đua vào Nhà Trắng năm 2020 và là người phụ nữ thứ 4 tuyên bố tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống vào năm sau. Ảnh: ET. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-7
 Bà Harris sinh ngày 20/10/1964 tại Oakland, California. Sau khi tốt nghiệp trung học ở Westmout, Quebec (Canada) năm 1981, bà Harris theo học ngành Khoa học Chính trị và Kinh tế tại Đại học Howard ở thủ đô Washington, Mỹ. Năm 1989, bà Harris tốt nghiệp trường luật thuộc Đại học California với học vị Tiến sĩ. Ảnh: AP. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-8
 Vào những năm 1990, bà Harris làm việc tại Văn phòng Luật sư Quận San Francisco và văn phòng Luật sư Thành phố San Francisco. Ảnh: TPM. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-9
 Bà Harris được bầu làm làm Tổng Chưởng Lý California vào năm 2010, tái đắc cử vào năm 2014 và giữ vị trí này cho tới năm 2017. Ảnh: AP. 
Nu ung vien Tong thong My da mau dang “toa sang” la ai?-Hinh-10
 Vào ngày 8/11/2016, bà Harris đã đánh bại "đối thủ" Loretta Sanchez trong cuộc bầu cử Thượng viện Mỹ và trở thành Thượng nghị sĩ Mỹ thứ ba của bang California. Ảnh: JT.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.