Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm vụ Cty Thăng Long san lấp sông Sóc Sơn trái phép

Đại biểu Quốc hội Phạm Hòa cho rằng chính quyền cấp xã, huyện Sóc Sơn… có hiện tượng móc nối, bao che cho doanh nghiệp, cá nhân san lấp sông trái phép thì phải xử lý nghiêm.

Liên quan đến sự việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị Công ty Thăng Long san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng vấn đề này báo chí đã lên tiếng phản ánh nhưng chính quyền địa phương lại chậm trong việc xử lý, đây là trách nhiệm của chính quyền địa phương, Hạt quản lý đê Sóc Sơn.
“Không khéo dư luận đặt nghi vấn việc san lấp trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi như vậy, phải chăng có sự bao che, dung túng, câu kết của một bộ phận địa phương nơi đó”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh, và kiến nghị: “Địa phương cần xem xét lại xem có đúng thực tế như vậy không, nếu đúng đề nghị xử lý nghiêm khắc, nghiêm minh, trả lời công luận công khai để tiếng nói của người dân được chính quyền nghe, thấy, nhìn nhận và xử lý”.
Dai bieu Quoc hoi de nghi xu ly nghiem vu Cty Thang Long san lap song Soc Son trai phep
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa. 
Bên cạnh đó, đại biểu Phạm Văn Hòa không quên nhắc đến câu chuyện kỷ luật 39 lãnh đạo, cán bộ của huyện Sóc Sơn vào năm 2019, do liên quan đến vi phạm đất rừng. Đến nay, việc san lấp sông trái phép cũng xảy ra tại huyện Sóc Sơn.
Do vậy, đại biểu Hòa cho rằng chính quyền địa phương cần có sự nêu gương, nghiêm minh để làm “trong sạch hóa” đội ngũ cán bộ. Nếu ở chính quyền cấp xã, huyện… có hiện tượng móc nối, bao che cho doanh nghiệp, cá nhân san lấp sông trái phép thì huyện Sóc Sơn và TP.Hà Nội cần phải xử lý thật nghiêm.
“Công luận nghi ngờ bao che mới kéo dài xử lý vi phạm, còn không có sự bao che cần phải xử lý công khai, công minh”, đại biểu Hòa nói.
Dai bieu Quoc hoi de nghi xu ly nghiem vu Cty Thang Long san lap song Soc Son trai phep-Hinh-2
 Cả trăm mét bờ sông tại khu vực ngã ba sông Công - sông Cầu đang bị san lấp trái phép.
Trong diễn biến liên quan, trước đó một nguồn tin của PV cho biết ngày 1/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu báo cáo khái quát thông tin sự việc.
Dai bieu Quoc hoi de nghi xu ly nghiem vu Cty Thang Long san lap song Soc Son trai phep-Hinh-3
 Những khối đất đá được đổ lấn lấp trái phép ra phía lòng sông. 
Tiếp đó, ngày 7/4, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội ký văn bản gửi Chi cục Phòng chống thiên tai Hà Nội. Trong văn bản, Sở này yêu cầu Chi cục Phòng chống thiên tai khẩn trương làm rõ phản ánh về việc cả trăm mét sông bị san lấp trái phép làm điểm tập kết khoáng sản báo cáo Sở và tham mưu văn bản trả lời gửi Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Chúng tôi tiếp tục cập nhật thông tin.

Điện rác Sóc Sơn 7.000 tỷ chậm tiến độ: Biết gì về CĐT Thiên Ý?

(Kiến Thức) - Công ty Thiên Ý, chủ đầu tư Nhà máy điện rác Sóc Sơn mới thành lập năm 2018, là Công ty con trực thuộc Công ty cổ phần Tian Ying Zhong Guo.

Mới đây, sau khi kiểm tra, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội đã nhắc nhở dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn chậm tiến độ nhiều lần, yêu cầu chủ đầu tư tăng cường nhân lực, vật lực, gấp rút triển khai thi công các hạng mục dự án, nhất là khu lò đốt. Chậm nhất ngày 1/5/2021, chủ đầu tư phải đưa nhà máy vào hoạt động.
Được biết, dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn có tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng bằng vốn nước ngoài. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Môi trường năng lượng Thiên Ý Hà Nội (gọi tắt Công ty Thiên Ý), Tổng thầu MCC (Trung Quốc) thực hiện.

Hà Nội: Trăm mét sông Sóc Sơn bị san lấp trái phép làm điểm tập kết khoáng sản

(Kiến Thức) - Suốt thời gian dài tình trạng san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép diễn ra công khai, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều ở xã Trung Giã (Hà Nội) nhưng không thấy chính quyền địa phương xử lý dứt điểm khiến dân bức xúc.

Vừa qua, đường dây nóng của Báo Tri thức và Cuộc sống nhận được phản ánh của người dân ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) về tình trạng tổ chức, cá nhân ngang nhiên san lấp sông để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi tại khu vực ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội).
Phản ánh cho hay, hoạt động san lấp sông trái phép nêu trên diễn ra từ đợt trước Tết Nguyên đán 2021. Đến nay, hoạt động càng trở nên rầm rộ, với quy mô khủng khiến đoạn dòng chảy của sông qua đây bị thu hẹp lại. Ngoài ra, khu vực này còn “mọc” một trạm trộn bê tông trái phép.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 20/01: Bất ngờ tăng mạnh?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.