Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu bỏ thi tốt nghiệp THPT

(Kiến Thức) - Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ nghiên cứu tiến tới bỏ kỳ thi này, thay vào đó sẽ xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (đối với những học sinh đủ yêu cầu) để đỡ gây tốn kém ngân sách.

Sáng ngày 21/5, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) và thảo luận về dự thảo này.
Đáng chú ý, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật Giáo dục, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học. Nhưng bên cạnh đó vẫn có ý kiến đề nghị tiếp tục giữ kỳ tốt nghiệp THPT, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có ý kiến những ý kiến đưa ra đề nghị tiếp tục giữ kỳ tốt nghiệp Trung học phổ thông và giao các địa phương thực hiện.
Dai bieu Quoc hoi de nghi nghien cuu bo thi tot nghiep THPT
 Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quochoi.vn)
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc tổ chức kỳ thi để cấp bằng tốt nghiệp THPT nhằm đánh giá mức độ đạt chuẩn giáo dục phổ thông của học sinh, cung cấp dữ liệu quốc gia cho việc nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, chính sách giáo dục và tuyển sinh đại học. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý để thể chế hóa giáo dục thường xuyên, tự học của người dân trong tương lai.
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tiếp tục việc học ở nước ngoài”, ông Phan Thanh Bình nói.
Do vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng cho biết, để linh hoạt cho Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) chỉ quy định việc học sinh học hết chương trình Trung học phổ thông thì được dự thi để được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, không quy định phương thức cũng như quy mô tổ chức thi.
Nêu ý kiến thảo luận, Đại biểu Phạm Văn Hoà, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Thápđánh giá kỳ thi “2 trong 1” vừa qua được dư luận rất quan tâm. Dù xảy ra tiêu cực trong thi cử, nhưng tỷ lệ đỗ rất cao, có địa phương đạt 99%.
“Thi thì có người trúng, người trượt nhưng cách tổ chức thi vừa qua cần xem có hợp lý hay chưa khi trúng gần hết học sinh”, ông Hoà đặt vấn đề.
Mời quý vị độc giả xem video: Gian lận kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2018

Nguồn VTC

Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ nghiên cứu tiến tới bỏ kỳ thi này, thay vào đó sẽ xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông (đối với những học sinh đủ yêu cầu) để đỡ gây tốn kém ngân sách.
Đại biểu Hòa dẫn Điều 34 dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) quy định: “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi, đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;” “Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi hoặc thi không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng nhà trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.”
Đại biểu Hòa đặt vấn đề: “Trong thời gian qua, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận; có địa phương, tỷ lệ đỗ đạt tới 99%. Bên cạnh đó, nhiều tiêu cực cũng xảy ra tại kỳ thi. Từ đó, câu hỏi đặt ra là việc tổ chức thi với cách thức như vừa qua đã hợp lý chưa?”.
Từ đó, ông Phạm Văn Hòa cho rằng, nên tiến tới bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trong thời gian tới và tổ chức kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng như trước đây.
“Với những học sinh đủ điều kiện, ngành giáo dục nên cấp bằng công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông. Những học sinh khá, giỏi có thể tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng như trước đây. Những học sinh có học lực kém hơn có thể lựa chọn học nghề, lao động theo sở thích, năng lực. Tôi cho rằng, như vậy sẽ tiết kiệm chi phí ngân sách Nhà nước và các gia đình, đồng thời chất lượng đầu vào các trường đại học, cao đẳng cũng sẽ được siết chặt, nâng lên,” Đại biểu Phạm Văn Hòa nói.

GS Ngô Bảo Châu: Thi không nghiêm túc thì nên bỏ

Theo Bộ GD&ĐT, việc thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới sẽ không có gì thay đổi, mặc dù trong dư luận có nhiều ý kiến nên bỏ thi.

GS Ngô Bảo Châu: Nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trong buổi họp báo chiều 24/7, GS Ngô Bảo Châu có những chia sẻ về kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.

“Tôi nghĩ cần thêm thời gian để có thể đánh giá khách quan về sự thành công hay thất bại của kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cũng như quá trình tuyển sinh. Không công bằng nếu đánh giá một việc ở tầm quốc gia, liên quan triệu con người, dựa trên một sự kiện mang tính cá nhân, như việc một phụ huynh thuê xe cứu thương để kịp rút (hay nộp) hồ sơ cho con”, GS Ngô Bảo Châu nói. 
Theo GS Châu, khi Bộ GD&ĐT quyết định giữ phương án gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, ông đã biết có nhiều vấn đề phức tạp. "Tuy nhiên, tôi thấy cần phải ghi nhận cố gắng của Bộ GD&ĐT trong việc đảm bảo cho sự trung thực của kỳ thi năm nay. Nếu so sánh với những năm trước, có thể coi đây là một thành tích đáng kể", ông nêu quan điểm. 

Điểm 10 đo được chất lượng giáo dục đến đâu?

Sẽ là không đầy đủ và toàn diện nếu đánh giá chất lượng giáo dục chỉ dựa vào số lượng điểm 10 hay kết quả của 5 bài thi.

VietNamNet ghi nhận một số ý kiến về những vấn đề còn băn khoăn sau kỳ thi THPT quốc gia 2017 vừa qua

Giảng viên Nguyễn Quốc Vương (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội): Kết quả 5 bài thi không phản ánh toàn bộ chất lượng giáo dục

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01: Tăng như vũ bão?

Giá vàng hôm nay 17/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.